Việt Nam duy trì khát vọng trong phát triển
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các doanh nghiệp quốc tế: “Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam”
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019 (WEF Davos 2019), phiên Đối thoại giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende với chủ đề “Việt Nam và thế giới” diễn ra hôm 24-1. Đây là lần đầu tiên WEF tổ chức một phiên riêng về Việt Nam để quảng bá phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Trong phát biểu mở đầu, Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh đến những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ Việt Nam với một quyết tâm to lớn thúc đẩy sản xuất để gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và mong muốn được nghe Thủ tướng chia sẻ về quyết tâm này của Chính phủ Việt Nam.
Bày tỏ sự lạc quan về sự phát triển kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam trong năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực để tiếp tục phát triển kinh tế mạnh mẽ theo hướng bền vững và bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau; trong đó có đổi mới thể chế, ứng dụng công nghệ 4.0.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende tại buổi đối thoại Ảnh: TTXVN
Thủ tướng khẳng định với quan điểm hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, Việt Nam ủng hộ thương mại tự do đa phương và Việt Nam biết nhìn nhận những va chạm thương mại trên thị trường quốc tế để tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả nhằm giữ vững đà tăng trưởng. Về công nghệ 4.0, theo TTXVN, Thủ tướng khẳng định Việt Nam chủ động đón bắt để nâng cao năng suất lao động với tinh thần đổi mới, sáng tạo.
Tranh thủ công nghệ 4.0 là con đường tốt nhất để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh chuẩn bị thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Thủ tướng cho biết Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp tác với WEF thành lập Trung tâm về công nghệ 4.0.
Trả lời câu hỏi của Chủ tịch WEF Borge Brende: “Việt Nam sẽ gây bất ngờ cho thế giới như thế nào trong 5 năm tới,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ duy trì một tinh thần, khát vọng trong phát triển. Theo đó, trước hết là duy trì đà tăng trưởng, nâng cao đời sống nhân dân và là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn xây dựng pháp luật, đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế, tăng cường đối thoại. Việt Nam cam kết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, để các nhà đầu tư đóng góp tốt hơn vào việc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin.
Trước đó, tối 23-1 (giờ địa phương), Thủ tướng đã đối thoại với lãnh đạo gần 40 tập đoàn toàn cầu về kinh tế Việt Nam với chủ đề “Thúc đẩy sự năng động và sáng tạo trong cách mạng 4.0″. Cùng dự có Giám đốc điều hành WEF Olivier Schwab. Tại buổi đối thoại, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp quốc tế: “Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam.”
Việt Nam sẽ đi đầu trong xây dựng khung chính sách chấp nhận và cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, áp dụng mạnh mẽ mô hình hợp tác công – tư để tạo ra các dịch vụ và sản phẩm đột phá, thân thiện với môi trường trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với chủ thể trọng tâm là các doanh nghiệp trẻ có khát vọng sáng tạo, không sợ vấp ngã để tiến lên mạnh mẽ.
Theo Nguoilaodong
Chủ tịch WEF Klaus Schwab: Bí quyết để làm chủ Cách mạng 4.0
Phát biểu dẫn đề hội nghị, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab cho biết, đây là hội nghị thượng đỉnh cấp cao nhất từng có về ASEAN, lực lượng kinh tế và chính trị mạnh mẽ trong bối cảnh thế giới phân mảnh hiện nay. Theo ông, tất cả chúng ta đều là một phần của hai cuộc chuyển đổi cơ bản sẽ làm thay đổi một cách toàn thể bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu.
Thứ nhất là chuyển từ hệ thống đơn cực sang đa cực, từ một thế giới đơn phương đến đa phương. Nó sẽ mở rộng tiềm năng để giải quyết các cuộc xung đột chúng ta thấy hiện nay. "Dù chúng ta còn nhiều khác biệt, nhưng không nên quên rằng chúng ta có mối quan tâm chung và trách nhiệm chung với thế giới. Chúng ta hãy nghĩ việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta theo cách mà ASEAN đang tìm cách bằng sự đồng thuận của các quốc gia. Đây là một mô hình tốt trên thế giới" - ông Klaus Schwab nói. Thứ hai là một sự chuyển đổi đang diễn ra là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, kinh tế - xã hội một cách cơ bản và mang tính đột phá. Sự cạnh tranh toàn cầu được xác định bởi năng lực cạnh tranh và không còn được xác định bởi giá thành nữa.
Chủ tịch WEF Klaus Schwab nhận định ASEAN có thể dẫn đầu cuộc Cách mạng 4.0. WEF
Các quốc gia đã thành công trong làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có hệ sinh thái sáng tạo và hệ sinh thái doanh nhân. Để có thể định hướng thành công trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đòi hỏi chính phủ các nước ASEAN tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa thịnh vượng, tạo ra các công việc cần thiết.
Theo ông Klaus Schwab, thế giới đang tham gia vào cuộc chạy đua để làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự cạnh tranh này ngày càng lớn hơn. "Chúng ta muốn bảo đảm rằng các quốc gia ASEAN với tầm nhìn phù hợp, với chính sách tối ưu, với dân số trẻ tuổi và tinh thần kinh doanh cao có thể sẽ là những người đi đầu trong cuộc cách mạng này để giúp ASEAN chuẩn bị tốt hơn và giành được chiến thắng. Đó là mong muốn của tôi" - ông Klaus Schwab bày tỏ.
Theo Danviet
Thủ tướng tham dự hoạt động đầu tiên tại diễn đàn Davos 2019 Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 23/1 (theo giờ địa phương), ngay sau khi đến Davos, Thụy Sỹ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự các sự kiện đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2019 (WEF Davos 2019). Thủ tướng Nguyễn Xuân...