Việt Nam được Google, Samsung ‘chọn mặt gởi vàng’, cớ sao Apple lại qua tận Ấn Độ để làm gì? iPhone giá rẻ hơn không?
Google đang có ý định chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Samsung thì tiếp tục đầu tư mạnh hơn để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam của mình.
Ấy vậy mà Apple lại chọn Ấn Độ để phát triển chuỗi cung ứng. Tại sao không phải Việt Nam hay những quốc gia đã có thâm niên trong ngành sản xuất phần cứng, mà lại là Ấn Độ vốn nổi tiếng với khả năng gia công phần mềm?
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang trong năm 2019 khiến Apple phải chuẩn bị những kịch bản về việc hoặc di dời chuỗi cung ứng, nếu không sẽ phải chịu mất đi một phần lợi nhuận do thuế nhập khẩu trong cuộc chiến này.
Dự đoán mới đây Apple cho biết khả năng cao họ không đạt được mục tiêu doanh thu trong quý 1/2020. Lý do bởi chuỗi cung ứng ở Trung Quốc tê liệt vì dịch Corona bùng phát, khiến Apple phải đóng cửa tại Trung Quốc, ảnh hưởng mạnh đến doanh số công ty.
Nếu Apple tăng giá iPhone lên nữa để cải thiện doanh thu thì đây là một thách thức lớn để tiếp cận khách hàng, vì hiện tại giá của iPhone đã thuộc vào hàng cao nhất và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Samsung hay các nhà sản xuất Trung Quốc. Nên việc tăng giá iPhone thời điểm này là không khả thi, chỉ còn cách di dời chuỗi cung ứng đến nơi phù hợp.
Việc chuyển dây chuyền sản xuất qua Ấn Độ sẽ giúp Apple không phải lo lắng vì thuế, ít ảnh hưởng vì dịch virut Corona,… Nhưng quan trọng hơn là tại Ấn Độ, các bạn hàng cũ (Wistron và Foxconn) của Apple đã có cơ ngơi sẵn sàng để có thể sản xuất iPhone không bị gián đoạn.
Apple đã từng hợp tác với nhà sản xuất Wistron làm ra iPhone SE và iPhone 7. Năm 2019, Apple cũng đã thoả thuận với Foxconn về việc sản xuất iPhone Xr ở Ấn Độ. Tuy nhiên, tại Ấn Độ dây chuyền sản xuất iPhone chỉ nằm ở việc lắp ráp, các linh kiện hầu như vẫn được nhập từ Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, Apple có đến 135 các đối tác cung cấp và sản xuất, trong khi con số đó ở Ấn Độ chỉ là 7. Việc các nhà cung cấp vẫn nằm ở Trung Quốc sẽ đưa Apple đến những khó khăn dễ nhận thấy là việc vận chuyển và nhập khẩu các linh kiện. Đây là vấn đề không thể giải quyết ngay lập tức.
Ấn Độ vẫn nổi tiếng là mạnh về việc gia công phần mềm, còn mảng lắp ráp phần cứng, sản xuất các linh kiện điện tử thì chưa phổ biến hay mạnh hơn Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,… Ưu điểm của Ấn Độ nằm ở lượng nhân công giá rẻ dồi dào, khiến Ấn Độ được kỳ vọng trở thành công xưởng gia công ngon lành mà bất cứ ông lớn sản xuất nào cũng cần phải đến.
Nhân công giá rẻ là vậy nhưng chuyện nhập nhằng trong thuế quan là điều khiến các nhà sản xuất linh kiện còn e dè. Nếu như Foxconn nhận được những ưu đãi về thuế thì các nhà sản xuất linh kiện nhỏ không nhận được sự ưu ái nào. Để thuyết phục được các nhà sản xuất dịch chuyển qua Ấn Độ, Apple cần có thêm nhiều thời gian và các mối quan hệ.
Trong quá khứ, Nokia cũng đã từng xây dựng một chuỗi cung ứng tại Ấn Độ. Nokia khi đó thu hút được nhiều nhà cung ứng linh kiện chuyển đến nhưng kết cục phải đóng cửa dây chuyền sản xuất vì những tranh chấp về thuế với chính phủ.
Tuy nhiên, vị thế của Apple thì hoàn toàn khác hẳn và danh tiếng của Apple đủ để làm thay đổi nhiều quan điểm cứng nhắc và cũ kỹ. Một khi đã quyết định, Apple chắc chắn đã có những kế hoạch riêng trong chiến lược dời chuỗi cung ứng về Ấn Độ. Apple Store đầu tiên tại Ấn Độ dự kiến sắp mở cửa càng thêm sự khẳng định mức độ quan tâm của Apple đối với thị trường đông dân thứ 2 thế giới này.
Video đang HOT
Bất chấp mọi vướng mắc hay khó khăn như nói trên, vẫn có thể dự đoán những chiếc iPhone và thiết bị Apple mới trong tương lai sẽ được sản xuất tại Ấn Độ nhiều hơn.
Bước đi này sẽ giúp Apple được nhiều hơn là mất. Còn người dùng chúng ta tiếp tục có cơ hội tiếp cận sản phẩm mới của nhà Táo với mức giá ổn định. Những phiên bản iPhone SE, iPhone Xr từng được sản xuất ở Ấn Độ, do đó chúng ta hoàn toàn kỳ vọng Apple sẽ tiếp tục sản xuất iPhone SE2 (hay iPhone 9) giá rẻ tương tự.
Theo Thế Giới Di Động
Điểm mặt những quốc gia là "công xưởng" của Samsung trên thế giới
Có thể nhiều người từng thắc mắc, những chiếc smartphone Samsung chúng ta dùng hàng ngày được sản xuất từ quốc gia nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngắn gọn trong bài viết này.
Samsung là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới và mỗi năm hãng điện tử Hàn Quốc xuất xưởng khoảng 300 triệu chiếc smartphone. Với con số này, thật khó để tưởng tượng, mạng lưới sản xuất của Samsung lớn tới cỡ nào.
Công ty hiện đang có nhiều nhà máy ở một số quốc gia. Tuy nhiên ngay cả khi smartphone Galaxy được sản xuất ở nhiều quốc gia, sự khác biệt gần như là không có vì Samsung luôn có một tiêu chuẩn duy nhất cho tất cả các nhà máy. Dưới đây sẽ là danh sách các quốc gia có nhà máy sản xuất smartphone của Samsung:
Trung Quốc
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng Trung Quốc là công xưởng của thế giới nên cũng sẽ là nơi sản xuất hầu hết smartphone Galaxy của Samsung. Thực tế trước đây là vậy nhưng bây giờ thì không.
Trung Quốc cũng là nơi sản xuất phần lớn iPhone trên thế giới và hầu hết smartphone Android.
Tuy nhiên Samsung đã đóng cửa hai nhà máy sản xuất smartphone của hãng tại Trung Quốc từ năm ngoái. Nhà máy cuối cùng phải đóng cửa nằm ở Huệ Châu. Bắt đầu từ năn 2019, Samsung không còn sản xuất bất cứ chiếc smartphone nào tại Trung Quốc. Đơn giản vì thị phần của hãng tại thị trường này chỉ còn dưới 1% và Samsung cũng không còn đặt ưu tiên cho thị trường này như trước kia nữa. Đó là lý do khiến Samsung dừng tất cả mọi nhà máy và chuyển sang các quốc gia khác.
Việt Nam
Việt Nam đang nổi lên là đại bản doanh mới của Samsung khi hãng có tới hai cơ sở sản xuất ở Việt Nam, một nằm ở Bắc Ninh và hai ở Thái Nguyên. Hai nhà máy của Samsung tham gia sản xuất smartphone, máy tính bảng và cả thiết bị đeo. Sản lượng thiết bị xuất xưởng mỗi năm ở hai nhà máy này lên tới 120 triệu chiếc/năm. Samsung thường sản xuất dòng Galaxy S, Galaxy Note và cả Galaxy Watch tại Việt Nam.
Hiện tại hãng điện tử Hàn Quốc đang tìm hiểu đầu tư thêm một nhà máy khác ở Việt Nam. Một thông tin bổ sung là hầu hết các sản phẩm cung ứng cho thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu đều được sản xuất tại Việt Nam.
Ấn Độ
Ấn Độ không chỉ có nhà máy sản xuất di động lớn nhất của Samsung mà còn là bộ phận sản xuất di động lớn nhất trên thế giới, nếu xét về quy mô sản xuất.
Năm 2017, Samsung đã đầu tư khoảng 620 triệu USD cho nhà máy tại Ấn Độ nhằm nâng cao gấp đôi sản lượng smartphone. Tới năm 2018, Samsung cũng khánh thành nhà máy mới ở Noida, tiểu bang Uttar Pradesh. Năng lực sản xuất của nhà máy này hiện là 120 triệu chiếc/năm.
Các nhà máy của Samsung tại đây đảm nhiệm phần lớn nguồn cung smartphone Galaxy cho thị trường Ấn Độ. Đây là một trong những thị trường smartphone sinh lời nhất của Samsung. Với mức thuế nhập khẩu cạnh tranh, những chiếc smartphone Samsung khi được gia công tại Ấn Độ sẽ có mức giá cạnh tranh tốt hơn nhiều các đối thủ.
Samsung đa số sản xuất dòng smartphone Galaxy M và Galaxy A-series tại đây. Số smartphone này có thể bán tại thị trường Ấn Độ hoặc xuất sang các thị trường như Châu Âu, Châu Phi và Tây Á.
Hàn Quốc
Tất nhiên ngoài các quốc gia khác, Samsung cũng có cơ sở sản xuất đặt tại chính quê nhà. Các nhà máy ở đây được hưởng lợi vì gần nguồn cung linh kiện từ các công ty con trong tập đoàn Samsung. Tuy nhiên nhà máy sản xuất smartphone tại Hàn Quốc chỉ chiếm chưa đến 10% tổng lượng smartphone toàn cầu của Samsung.
Hầu hết smartphone sản xuất tại nhà máy này chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa.
Brazil
Ít ai ngờ rằng, Samsung cũng có một cơ sở sản xuất ở vùng Nam Mỹ xa xôi. Samsung hiện đang vận hành một nhà máy sản xuất ở Brazil. Cơ sở này được thành lập vào năm 1999 và đang có hơn 6 ngàn công nhân làm việc tại đây.
Nhà máy đặt tại Brazil có nhiệm vụ sản xuất và phân phối phần lớn smartphone cho thị trường Mỹ La Tinh.Với việc Braizil áp thuế nhập khẩu cao khiến cho việc có một nhà máy sản xuất tại đây giúp ích rất lớn cho Samsung trong việc hạ giá bán và tăng khả năng cạnh tranh.
Indonesia
Indonesia cũng là một quốc gia đặt nhà máy sản xuất của Samsung. Đây là một trong những bước đi mới nhất của hãng điện tử Hàn Quốc.
Nhà máy sản xuất đầu tiên của Samsung ở Indonesia khánh thành vào năm 2015 có công suất sản xuất khoảng 800 ngàn chiếc/năm. Sản lượng này đủ để cung cấp cho nhu cầu của thị trường đông dân thứ 4 thế giới.
Ưu tiên sản xuất của Samsung đang thay đổi như thế nào?
Thị trường smartphone đã thay đổi đáng kể trong suốt thập kỷ qua. Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang gây sức ép lớn tới các ông lớn trên thị trường như Samsung hay Apple.
Sự xuất hiện của các hãng smartphone Trung Quốc trải dài từ phân khúc giá rẻ tới cao cấp buộc các hãng như Samsung và Apple phải thay đổi chiến lược tiếp cận khách hàng và quyết liệt quảng cáo hơn.
Một thay đổi đáng kể trong ưu tiên sản xuất của Samsung, đó là việc ra mắt Galaxy A6s vào năm 2019. Mẫu smartphone này không do Samsung sản xuất mà là kết quả hợp tác với một bên thứ ba (ODM: Hãng thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn hàng). Sẩn phẩm nhắm tới thị trường Trung Quốc.
Giải pháp ODM giúp Samsung có thể cải thiện đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên các thiết bị giá rẻ. Hiện tại, Samsung dự kiến sẽ sản xuất khoảng 69 triệu chiếc smartphone theo mô hình ODM trong thời gian tới.
Việc chuyển sang mô hình ODM đồng nghĩa với việc Samsung sẽ không thể tối ưu được năng lực sản xuất của các nhà máy. Tuy nhiên điều đó không phải là vấn đề khi những chiếc smartphone này vẫn sẽ góp phần làm tăng doanh số và thị phần smartphone của Samsung.
Vậy một chiếc smartphone chính gốc Samsung được sản xuất tại đâu?
Có quan niệm sai lầm cho rằng, smartphone chính gốc của Samsung là phải dựa vào quốc gia sản xuất. Tuy nhiên thực tế tất cả smartphone sản xuất tại các nhà máy của Samsung hoặc các đối tác ODM đều là bản gốc. Không quan trọng sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc hay Brazil hoặc một chiếc smartphone lắp ráp tại Việt Nam cũng sẽ không tốt hơn ở Indonesia.
Đó là bởi các nhà máy này chỉ tham gia lắp ráp và hoàn thiện thiết bị chứ không phải là thiết kế sản phẩm. Nhà máy là nơi vận hành dây chuyền xử lý, gia công và lắp ráp linh kiện thành thiết bị cuối cùng. Do đó hãy yên tâm rằng, mọi quy trình sản xuất và chất lượng đều được đồng bộ giữa mọi nhà máy nên bạn không cần lo lắng về xuất xứ của những chiếc smartphone Galaxy.
Theo GenK
iPhone mất dần sức hút mùa Tết Tại nhiều đại lý lớn, iPhone biến mất khỏi danh sách bán chạy và bị thế chỗ bởi các sản phẩm Android tầm trung và giá rẻ. Trong top 10 smartphone bán chạy tại Thế Giới Di Động nửa đầu tháng 1/2020, iPhone đã không còn xuất hiện, thay vào đó là hàng loạt tên tuổi mới đến từ Samsung, Oppo và Vsmart....