Việt Nam dừng tìm kiếm MH370
Chiều 15/3, Bộ Quốc Phòng Việt Nam quyết định chấm dứt mọi hoạt động tìm kiếm ở vùng biển Việt Nam, sau khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm chiếc máy bay MH370 ở Biển Đông.
Quyết định dừng các hoạt động tìm kiếm của Việt Nam được đưa ra sau cuộc họp của các bên liên quan do Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ chủ trì. Theo thông báo sau cuộc họp, các lực lượng tham gia tìm kiếm tạm giữ vị trí như cũ để nắm tình hình và thông báo cho các nước bạn được cấp phép tìm kiếm rút ra khỏi vùng biển và không phận Việt Nam.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, Thủ tướng Malaysia quyết định dừng tìm kiếm tại Biển Đông. Theo đó, MH370 có thể đã thay đổi đường bay và nhiều khả năng do có người can thiệp, máy bay chuyển về hướng tây tới khu vực sa mạc Kazakhstan.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam.
Phía Malaysia thông báo, nước bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm theo 2 hướng. Hành lang thứ nhất sẽ tìm kiếm từ Malaysia qua Thái Lan sang hướng Kazakhstan, Trung Á. Còn hành lang thứ hai kéo về hướng bờ biển Indonexia.
Hiện lực lượng tìm kiếm của Việt Nam đã dừng công tác tìm kiếm đồng thời có thông báo lực lượng tìm kiếm của các nước được Việt Nam cấp phép rút khỏi vùng biển nước ta và giám sát các phương tiện rút về.
Dù ngoài phạm vi quản lý, nhưng Việt Nam đã triển khai lực lượng tìm kiếm đầu tiên, lớn nhất với 11 máy bay và 7 tàu cùng lực lượng trên bộ như quân khu 5, 7, 9, lực lượng biên phòng, nhân dân địa phương, tàu đánh cá. 11 máy bay và 7 tàu của Việt Nam được huy động như DHC6 thủy phi cơ, Mi171 chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn, máy bay vận tải AN26, máy bay tuần thám biển CASA, các loại tàu của Hải quân, cảnh sát biển trong đó có cả tàu nghiên cứu biển mang tên GS Trần Đại Nghĩa là tàu thăm dò các địa hình của biển, hiện đại nhất Đông Nam Á.
Video đang HOT
“Đây là lần mà Việt Nam triển khai lực lượng tìm kiếm với quy mô lớn nhất với phương tiện hiện đại nhất. Hiện chưa tính hết chi phí cho việc tìm kiếm lần này nhưng chúng ta đã hành động với mục tiêu cao nhất là làm sao nhanh chóng tìm kiếm được máy bay mất tích, cứu người”, trung tướng Tuấn cho hay.
Trước thông tin Malaysia cung cấp thông tin nhỏ giọt, tướng Tuấn cho rằng, Malaysia là nước chủ phương tiện nên không thể đánh giá là nước bạn bất hợp tác.
“Ngay hôm có thông tin dò được tín hiệu cuối cùng của máy bay mất tích ở eo biển Malacca, tùy viên Malaysia, Singapore đã có mặt ở trung tâm điều hành của Việt Nam để họp và thống nhất có bất cứ thông tin gì sẽ thông báo cho nhau. Việc tìm kiếm ở biển Đông không có dấu tích thì có thể tìm thấy chỗ khác, Việt Nam đã mở rộng ở cả đất liền, biên giới, rừng… thì nước bạn mở rộng ra eo Malacca là việc đương nhiên phải làm”, tướng Tuấn nói.
Ở khu vực tìm kiếm, Việt Nam cấp phép cho mày bay, tàu của Trung Quốc, Singaopre, Hoa Kỳ và cách đây 2 ngày Malaysia cũng có công hàm đề nghị mở rộng vùng tìm kiếm trên biển Đông, sát với lãnh hải Việt Nam.
Theo tướng Tuấn, hiện lực lượng của các nước bạn vẫn hiện diện tại vùng biển và không phận của Việt Nam vì chờ lệnh chính thức từ phía cơ quan quản lý của các nước. “Chúng tôi đã có thông báo gửi đến các phương tiện đang tham gia tìm kiếm được cấp phép trong vùng biển, không phận quản lý của Việt Nam về việc dừng tìm kiếm”, trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay.
Phó tham mưu trưởng QĐND Việt Nam khẳng định, lực lượng nước ngoài vào vùng biển, vùng trời của Việt Nam là lực lượng phối thuộc, chịu sự hướng dẫn của nước chủ nhà.
Chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines hôm 8/3 đột nhiên biến mất khi đang trên đường tới Bắc Kinh, không lâu sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur. Chuyến bay mang theo 227 hành khách và 12 người thuộc phi hành đoàn, trong đó có 2 trẻ sơ sinh, 154 người mang quốc tịch Trung Quốc, 38 người Malaysia và các quốc gia khác như Indonesia, Pháp, Mỹ, Australia, Canada…
Hiện vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về nguyên nhân mất tích của chiếc máy bay MH370.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Quan chức Mỹ: Máy bay Malaysia mất tích 'đã hạ cánh', 'liên quan đến khủng bố'
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho rằng, việc biến mất một cách bí ẩn của máy bay Malaysia Airlines có thể là do "một hành động không tặc" và có khả năng nó đã hạ cánh xuống một nơi nào đó.
Đồ họa: Toby Quốc
Có bằng chứng then chốt cho thấy "có bàn tay con người" trong vụ máy bay Boeing 777-200, chở 239 người, mất tích vào ngày 8.3, sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur để đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, vị quan chức này nói và cho rằng "cũng có khả năng máy bay có thể hạ cánh xuống một nơi nào đó".
Tuy nhiên, người này "không được phép công bố thông tin về vụ việc và chỉ đồng ý trả lời phỏng vấn với điều kiện không nêu tên", phóng viên AP Joan Lowy đưa tin ngày 14.3.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cũng dẫn các nguồn tin giấu tên cho rằng, các điều tra viên Mỹ đã chuyển hướng vụ máy bay mất tích thành một vụ không tặc.
"Tôi không thể đưa ra ví dụ về một chiếc máy bay lớn biến mất hoàn toàn mà không để lại dấu vết trong nhiều ngày qua", Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Hans Weber.
Reuters ngày 14.3 cũng dẫn các nguồn tin cho rằng, radar quân đội cho thấy chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines đã băng qua bán đảo Malaysia, hướng về quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, vốn được xem là thiên đường ẩn náu của các tổ chức khủng bố.
Theo CNN, quần đảo Andaman có sân bay quốc tế Veer Savarkar, với đường băng dài mà chiếc Boeing 777-200 có thể hạ cánh vào ban ngày.
Tàu chiến và máy bay Ấn Độ cũng đang nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích tại vùng biển Andaman, nhưng vẫn chưa phát hiện được gì.
Cũng trong ngày 14.3, người thân của những hành khách Trung Quốc trên máy bay mất tích vẫn hy vọng chiếc máy bay bị cướp trên không và người thân của họ có thể sống sót ở một nơi nào đó.
AFP dẫn lời các nhà phân tích khẳng định, chắc chắn radar quân sự của các nước Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia phải phát hiện ra chiếc máy bay nếu nó chuyển hướng đến quần đảo Andaman và Nicobar.
"Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào mà nó có thể vượt qua nhiều radar quân sự như vậy?", nhà phân tích an toàn hàng không Gerry Soejatman ở Indonesia cho hay.
Theo TNO
Quan chức Malaysia: Máy bay Malaysia mất tích bị không tặc Một quan chức Chính phủ Malaysia giấu tên tiết lộ các điều tra viên đã kết luận rằng một trong số hai phi công hoặc một người khác có kinh nghiệm bay đã cướp máy bay của hãng Malaysia Airlines, mất tích kể từ 8.3 đến nay. Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines - Ảnh: AFP Vị quan chức này,...