Việt Nam đứng thứ hai về số lưu học sinh làm việc tại Nhật Bản
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản ngày 23/10 công bố số liệu cho thấy trong năm 2018, số lượng lưu học sinh Việt Nam ở lại làm việc tại Nhật Bản đã lên tới 5.244 người, đứng thứ hai trong số lưu học sinh các nước tại “xứ sở hoa anh đào”.
Đào tạo tiếng Nhật cho các lao động tại Học viện đào tạo hướng nghiệp của Công ty JHL Group. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Theo công bố này, số lượng lưu học sinh ở lại làm việc tại Nhật Bản năm 2018 là 25.942 người, tăng 3.523 người so với năm 2017. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 1992 và đã tăng liên tiếp trong vòng 8 năm trở lại đây. Xu hướng này được cho là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tính theo quốc tịch, lưu học sinh Trung Quốc ở lại Nhật Bản làm việc chiếm số lượng nhiều nhất với 10.886 người, tiếp theo là Việt Nam với 5.244 người, Nepal là 2.934 người, Hàn Quốc là 1.575 người. Số lượng lưu học sinh châu Á ở lại Nhật Bản làm việc chiếm tới 95,3%.
Các công việc chủ yếu của lưu học sinh ở lại Nhật Bản làm việc là biên, phiên dịch chiếm tới 23,6%, buôn bán, kinh doanh (13,4%), hoạt động liên quan tới nước ngoài (9%), lĩnh vực kỹ thuật như công nghệ thông tin (6,5%).
Số lượng đơn xin thay đổi tư cách lưu trú từ du học sinh sang tư cách đi làm năm 2018 là 30.924 người, tăng 2.998 người so với năm 2017. Tỷ lệ được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản chấp thuận là 83,9%.
Chính phủ Nhật Bản từ tháng Tư đã áp dụng luật quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi với việc đưa vào 14 tư cách lưu trú mới có kỹ năng đặc thù trong các lĩnh vực mà nước này đang thiếu trầm trọng lao động như hộ lý, xây dựng… Những lao động nước ngoài nếu đầy đủ các điều kiện như đỗ kỳ thi kiểm tra chuyên môn, tiếng Nhật… sẽ có thể lao động tại Nhật Bản với thời gian lên tới 5 năm, trước đây là 3 năm.
Theo kế hoạch được chính phủ Nhật Bản đề ra, trong vòng 5 năm tới, nước này sẽ tiếp nhận khoảng 345.000 lao động nước ngoài. Chính sách mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài là một trong các biện pháp quan trọng mà Nhật Bản hy vọng có thể giải quyết được tình trạng già hóa dân số, thiếu lao động, giúp nước này duy trì tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Thành Hữu (P/v TTXVN tại Tokyo)
Theo baotintuc
Ngoài tài năng "cô giáo" dạy trang điểm gây sốt mạng vì lý gì này
Định hình được phong cách và tên tuổi trong nghề trang điểm, cô bạn 9X Hà thành còn gây ấn tượng với nhiều người bằng lý do này.
Trong vài năm trở lại đây, makeup trở thành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn để bắt đầu sự nghiệp. Cũng từ đó nhiều gương mặt các chuyên gia trang điểm sở hữu cả tài lẫn sắc xuất hiện, trong số này phải kể tới cô bạn có tên Hoàng Giang.
Hoàng Giang (SN 1993) tại Hà Nội. Trước khi bước vào công việc makeup, cô nàng này từng là sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh - ĐH Thương Mại Hà Nội.
Chia sẻ về mối lương duyên với nghề makeup, Hoàng Giang cho biết: "Ngay từ bé, mình thích làm đẹp nên xuất phát từ bản thân và cũng từ việc được nhiều người nhờ nên mình bắt đầu thích và tìm hiểu về nghề".
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Hoàng Giang bắt đầu kiếm tiền bằng công việc makeup. Tuy nhiên, không phải vì quá mải kiếm tiền mà cô nàng xao nhãng đi việc học tập. Chuyên gia trang điểm này vẫn hoàn thành nhiệm vụ với gia đình bằng việc đỗ vào trường đại học Thương mại.
Không chỉ đi làm nghề bằng sự mầy mò của bản thân, bằng vốn liếng kiếm được Hoàng Giang còn quyết định "chơi lớn" khi một thân, một mình sang Hàn Quốc để theo học khóa trang điểm chuyên điểm chuyên nghiệp.
Nói về câu chuyện sang Hàn Quốc học thêm nghề, Hoàng Giang cho biết: "Những ngày đầu quyết định đi, mình gặp phải nhiều rào cản. Đầu tiên, đến từ gia đình vì là con gái nên bố mẹ không muốn xa chút nào. Nhưng vì say nghề nên mình cố gắng thuyết phục và được bố mẹ đồng ý...
Tiếp theo sang tới đất khách, mình gặp rào cản về ngôn ngữ nên phải phụ thuộc vào khá nhiều người phiên dịch. Nhưng may mắn gặp được "phiên dịch" có tâm nên hầu hết những kiến thức đều được mình ghi chép đầy đủ và thực hành". Hoàng Giang chia sẻ thêm.
Từ Hàn Quốc trở về, Hoàng Giang nghĩ rằng nếu như mình không truyền thụ lại những điều được học thì phí phạm nên cô nàng quyết định trở thành "cô giáo". Với lớp học được mở ngay tại nhà, Giang đào tạo cho những bạn trẻ cùng đam mê với mình.
Bên cạnh việc đào tạo các học viên tại nhà, Hoàng Giang tiếp tục nhận với công việc thường ngày của một chuyên gia trang điểm.
Nói về lịch làm việc một ngày, Hoàng Giang nói: "Nhờ mọi người thương, công việc của mình khá tốt. Nhưng khó khăn nhất của mình đó là việc cân bằng giữa việc trang điểm cho khách và lên lớp đào tạo học viên. Dù mệt nhưng quả thực được sống với nghề mình yêu thích thì chẳng có gì bằng".
Không chỉ gây chú ý bằng tài năng trang điểm, Hoàng Giang còn tạo thiện cảm cho khách hàng bằng nhan sắc và gu thời trang trẻ trung và năng động của mình.
Nhắn nhủ với các bạn trẻ có đam mê với make up, Hoàng Giang nói: "Các bạn đừng ngại ngùng, hãy sống đúng với đam mê của mình. Điều gì chưa biết học và thực hành rồi sẽ biết".
Theo Thiên Anh/Kiến thức
FPT Software trao tặng miễn phí nền tảng dịch thuật công nghệ AI tại Translator Day 2019 Tại sự kiện Ngày hội Quốc tế Dịch thuật 2019 (Translator Day 2019), FPT Software đã ký thỏa thuận hợp tác 3 bên với Trường Đại học Hà Nội, Expertrans về việc phát triển nguồn nhân lực phiên dịch 4.0 cho thị trường dịch thuật Việt Nam. Theo đó, Đại học Hà Nội đóng vai trò đào tạo kiến thức chuyên môn. FPT...