Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về số người dùng di động bị mã độc tấn công
Mã độc trên di động đang gia tăng nhanh chóng và người dùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị tấn công ngày càng nhiều hơn.
Các chuyên gia Kaspersky Lab đã công bố kết quả nghiên cứu về Các mối đe dọa trên di động năm 2013, theo đó, trong 5 quốc gia có số người dùng bị tấn công nhiều nhất, Việt Nam đứng thứ 4. Cụ thể, số liệu người dùng bị tấn công tại các quốc gia như sau: Nga (40%), Ấn Độ (8%), Việt Nam (4%), Ukraine (4%) và Anh Quốc (3%).
Cũng theo Kaspersky Lap đã có gần 145.000 chương trình độc hại mới trên di động được phát hiện trong năm 2013, gấp 3 lần con số của năm 2012 là 40.059 mẫu. Tính đến tháng 1/2014, bộ tập hợp mã độc của Kaspersky Lab đã có 190.000 mẫu mã độc di động. 98,1% các mẫu mã độc di động được phát hiện trong năm 2013 tấn công vào thiết bị Android. Xấp xỉ 4 triệu ứng dụng độc hại được tội phạm mạng sử dụng để phát tán mã độc trên các thiết bị Android. Tổng cộng 10 triệu ứng dụng Android độc hại đã được phát hiện trong hai năm 2012 và 2013.
Mã độc di động đang ngày càng gia tăng – Ảnh minh hoạ
Và mục tiêu chính của mã độc di động năm 2013 là tiền, cụ thể số lượng biến thể mã độc được thiết kế để lừa đảo, số lượng trộm thông tin thẻ ngân hàng và tiền từ tài khoản ngân hàng tăng gấp 20. Trong đó, các Trojan ngân hàng là mã độc di động nguy hiểm nhất đối với người dùng hiện nay. Một vài Trojan đã được phát hiện trong năm 2013 hướng tới việc trộm tiền từ tài khoản ngân hàng hơn là từ tài khoản di động của nạn nhân, và xu hướng này đã dẫn đến những mất mát lớn cho người dùng toàn cầu.
Cũng theo Kaspersky Lab, các lỗ hổng Android được tội phạm mạng dùng để tăng cường quyền của các ứng dụng độc hại, qua đó mở rộng khả năng của chúng và làm cho chúng trở nên rất khó loại bỏ. Để qua mặt bước kiểm tra toàn bộ mã khi cài đặt một ứng dụng mới, lỗ hổng Master key sẽ được sử dụng. Cách duy nhất để loại trừ các lỗ hổng trên Android là cập nhật hệ điều hành từ nhà sản xuất. Nhưng nếu một mẫu điện thoại hay máy tính bảng được bán vào nhiều năm trước, thì chúng hầu như sẽ không được hỗ trợ bởi nhà sản xuất nữa. Và khi đó các gói cập nhật lỗ hổng sẽ không được cung cấp cho người dùng. Trong trường hợp này, chỉ còn lại một giải pháp là sử dụng phần mềm bảo mật dành cho di động.
Theo ICTnews
Ứng dụng độc hại trên Android cán mốc 10 triệu
Cuối tháng 1-2014, Kaspersky Lab ghi nhận được khoảng 200.000 mẫu phần mềm độc hại cho di động, tăng 34% so với tháng 11-2013 chỉ có 148.000 mẫu được ghi nhận. Theo đó, trong tháng 1-2014, số lượng các ứng dụng độc hại cho Android cán mốc 10 triệu.
Vào ngày 30-01-2014, Google Play có 1.103.104 ứng dụng (theo số liệu từ appbrain.com). Thay vào đó, số lượng các cửa hàng không chính thức có nhiều ứng dụng hơn và nhiều khả năng có những chương trình độc hại. Kaspersky Lab đã ghi nhận tổng cộng 10 triệu ứng dụng đáng ngờ vì tội phạm mạng cũng sử dụng các phần mềm hợp pháp cho Android để chuyên chở mã độc.
Trong hầu hết các trường hợp, những chương trình độc hại đều nhắm đến thông tin tài chính của người dùng. Ví dụ cụ thể là phiên bản Trojan Carberp cho di động có nguồn gốc từ Nga. Trojan này đánh cắp thông tin của người dùng khi chúng được gửi đến máy chủ ngân hàng. Theo các chuyên gia Kaspersky Lab, phần lớn ứng dụng độc hại cho Android hiện được phát triển tại Nga.
Để tránh bị lây nhiễm độc hại, các chuyên gia bảo mật từ Kaspersky Lab đề xuất người dùng Không kích hoạt "developer mode" trên thiết bị, không kích hoạt tùy chọn cho phép cài đặt ứng dụng từ một nguồn thứ ba (install applications from third-party sources). Theo đó, chỉ cài đặt ứng dụng từ những nguồn chính thức, khi cài đặt ứng dụng mới người dùng cần cẩn thận xem kỹ các quyền mà ứng dụng yêu cầu và sử dụng phần mềm bảo mật cho thiết bị di động.
Theo VNE
Trojan tấn công người dùng di động Việt Nam Hệ điều hành Android cung cấp một dịch vụ thú vị được gọi là Google Cloud Messaging (GCM). Tuy nhiên, Kaspersky Lab đã phát hiện một số chương trình độc hại. Trong đó, Trojan-SMS.AndroidOS.Agent.az là vỏ bọc cho một trang web khiêu dâm tiếng Việt đã được tìm thấy chủ yếu ở Việt Nam. Hiện nay, hơn 1.000 biến thể của các ứng...