Việt Nam dùng robot mổ nội soi
Việc dùng người máy để phẫu thuật nội soi giúp các phẫu thuật viên có thể quan sát sâu và chính xác hơn so phẫu thuật nội soi quy ước nhờ hình ảnh không gian 3 chiều.
Ngày 27/2, Bệnh viện Nhi Trung ương chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa có sử dụng robot trong các ca mổ, với số tiền đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đầu tiên trong cả nước triển khai phẫu thuật nội soi có ứng dụng robot một cách đồng bộ.
Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Phó giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ứng dụng người máy trong mổ nội soi tạo điều kiện để các bác sĩ phẫu thuật nhi có thể thực hiện được các kỹ thuật ngang tầm quốc tế, đồng thời phát triển kỹ thuật mới, khó giải quyết các bệnh phức tạp. Đây là nền tảng để Việt Nam phát triển ý tưởng phẫu thuật từ xa, thực hiện kỹ thuật cho những vùng địa lý xa xôi, nơi hải đảo… từ các trung tâm y khoa ở thành phố lớn.
Video đang HOT
Phẫu thuật nội soi robot đã khắc phục được những hạn chế của phẫu thuật nội soi theo quy ước. Với hình ảnh không gian ba chiều, các phẫu thuật viên có thể quan sát sâu hơn và chính xác hơn trước.
Bên cạnh đó, vùng phẫu thuật thu hẹp, ít xâm lấn nên bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Cánh tay robot có nhiều khớp cử động và camera điều khiển giúp phẫu thuật những vùng khó mà bình thường phải mổ mở.
Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã mổ thành công 8 ca ứng dụng công nghệ này trên 8 bệnh nhi. Như vậy, Việt Nam là nước đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ hai của châu Á có trung tâm ứng dụng kỹ thuật cao này.
Theo VNE
Lo ngại dịch chồng dịch
Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, lo ngại về dịch sởi hiện nay chỉ là một phần vì đáng ngại hơn là việc dịch chồng dịch khi cúm A(H7N9) từ Trung Quốc có thể xâm nhập và diễn biến phức tạp.
Sáng 15/2, trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp tại một số địa phương, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến khẩn với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, các viện Pasteur; lãnh đạo Sở Y tế các địa phương đang bùng phát dịch...
Theo thống kê của ngành y tế, chỉ trong vòng gần 2 tháng đầu năm 2014 cả nước đã ghi nhận 1.000 ca sởi, gần tương đương với số mắc của cả năm 2013; trong đó có 4 ca tử vong. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) hiện vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều trẻ mắc sởi nhập viện. Trong 13 ngày đầu tháng 2, trung bình một ngày tiếp nhận 7-8 trẻ; ngày cao nhất là 16; trong khi tháng 1 chỉ có 4-5 trẻ. Các ca nặng chủ yếu dưới 9 tháng tuổi.
TP HCM hiện nay vẫn ghi nhận số ca mắc cao, trung bình 1 tuần 25-30 ca. Ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết, dịch ở khu vực phía nam ghi nhận rải rác, trong đó xảy ra chủ yếu ở Tp HCM. Số mắc ban đầu những tháng trước lẻ tẻ, giờ lan dần, tăng cao, tập trung phía tây thành phố. Dịch tễ có điểm khác biệt là chủng của dịch sởi do xâm nhập từ bên ngoài vào- chủng này được phân lập nhiều tại Trung Quốc, Nhật, Malaysia...
Nhập viện đã 5 ngày nay, bé Nguyễn Công Danh (gần 1 năm tuổi) được xác định là mắc sởi vẫn bị nổi ban, sốt cao và đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Nghệ An. Ảnh: Văn Hải
Tại Nghệ An, trong hơn 10 ngày qua, Bệnh viện Nhi tỉnh cũng đã ghi nhận 11 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó một trường hợp nặng đã phải chuyển lên tuyến trên.
Bác sĩ Trần Thái Phong, Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Nghệ An cho biết, so với lần xuất hiện bệnh sởi cách đây 3 năm, tỉnh chỉ có 3 -4 trường hợp thì diễn biến dịch sởi năm nay phức tạp hơn, số lượng bệnh nhân nhiều hơn. Bệnh nhân bị biến chứng nhanh, toàn thân nặng nề hơn.
Để khống chế được dịch sởi, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đề nghị các địa phương triển khai tiêm vét sởi ngay trong tháng 3. Nếu triển khai tốt chiến dịch tiêm vét sởi thì trong vòng 1-2 tháng tới có thể khống chế được dịch sởi. Toàn quốc dự kiến có khoảng gần 200.000 trẻ sẽ được tiêm vét mũi sởi. Bộ Y tế đã quyết định thành lập 5 đoàn công tác kiểm soát việc tổ chức tiêm vét vắcxin sởi, xử lý dịch...
Bên cạnh đó, thứ trưởng Long cũng bày tỏ lo ngại dịch chồng dịch khi ngày 14/2 đã ghi nhận ca nhiễm cúm A(H7N9) bên ngoài biên giới Trung Quốc tại Malaysia.
"Phòng chống dịch cúm A(H7N9) là điều không hề đơn giản. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến để tăng cường cường giám sát chủng cúm này cũng như cúm A(H5N1)", thứ trưởng Long cho biết.
Nam Phương- Văn Hải
Theo VNE
Khi những người cha... bật khóc Cũng như bao bạn đọc, ngoài những cảm xúc thương xót, lo lắng, đau với nỗi đau của các em nhỏ bé bỏng sớm mất mẹ, không có bàn tay mẹ vỗ về trước bệnh tật cũng như nghèo đói bủa vây, đọng lại trong chúng tôi là sự cảm phục trước những người đàn ông yêu thương con hơn chính bản thân...