Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ ung thư thế giới?
Việt Nam đứng ở TOP 78 trong tổng số 185 nước được ghi nhận ung thư tuy nhiên tỷ lệ tử vong lại đứng ở vị trí 56/195 nước. Đây là tỷ lệ cao vì bệnh nhân ở Việt Nam đa số phát hiện ở giai đoạn muộn.
Bệnh nhân tầm soát ung thư vú tại Bệnh viện K.
Bức tranh ung thư
Ung thư đang trở thành gánh nặng không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Hiện nay mỗi năm Việt Nam có khoảng 115 nghìn người tử vong vì ung thư. 300 nghìn người đang sống chung ung thư.
Tại Hội thảo toàn quốc về phòng chống ung thư, Giáo sư Trần Văn Thuấn cho biết bệnh ung thư ở nước ta đang gia tăng. Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Ung thư đang thực sự là một gánh nặng lớn cho xã hội.
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.
Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc của Việt Nam không cao, tuy nhiên tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ 104,4/100.000 dân. Vào năm 2016, tỉ lệ tử vong của Việt Nam ở mức 110/100.000 dân.
Tính chung cả 2 giới, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, hơn 25.000 ca (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng.
5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt gồm: Ung thư phổi (21,5%), ung thư gan (18,4%), ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu vẫn là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.
Vì sao ung thư tăng?
Video đang HOT
Giải thích nguyên nhân khiến số ca mắc ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K chỉ ra 4 nguyên nhân:
Thứ nhất, do tuổi thọ người Việt không ngừng tăng, hiện đã đạt 73,5 tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc ung thư càng lớn.
Thứ hai, do nhận thức của người dân tốt hơn nhờ truyền thông nên người dân đi khám sức khỏe định kỳ nhiều hơn, từ đó phát hiện bệnh nhiều hơn.
Thứ ba, do những tiến bộ y học, kĩ thuật chẩn đoán tốt hơn nên tỉ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Thứ tư, nguyên nhân gây ung thư chỉ có 10% do rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền bên trong cơ thể, còn lại 80% do các tác nhân không lành mạnh bên ngoài như liên quan đến hút thuốc, rượu bia, chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao…
Tại Việt Nam, gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIVAIDS, lao phổi và sốt rét. Đáng tiếc, nhiều người hút thuốc, ngay cả khi họ cảm thấy phổi khó chịu, cũng không sẵn sàng đến bệnh viện để kiểm tra. Điều này dễ khiến bệnh ung thư phổi tiến triển nghiêm trọng hơn, đến khi phát hiện ra thường rất khó khăn trong quá trình điều trị.
Ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý, ô nhiễm thực phẩm chiếm khoảng 35% nguyên nhân như ăn nhiều thịt, ít rau làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ăn các thực phẩm bị nấm mốc làm tăng nguy cơ ung thư gan, dạ dày…
Các yếu tố do vi khuẩn, virus, vi rút, tỉ lệ mắc mới ung thư của Việt Nam có tăng nhưng hiện chỉ nằm trong nhóm trung bình của thế giới.
Về nguyên nhân tỉ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam lớn, giáo sư Thuấn cho biết, có tới hơn 70% bệnh nhân ung thư đến bệnh viện điều trị ở giai đoạn muộn nên điều trị rất khó khăn, riêng ung thư gan, ung thư phổi, tỉ lệ điều trị ở giai đoạn muộn lên tới 80 – 90%.
Hiện nay, việc điều trị ung thư chìa khóa vàng để thành công vẫn là chẩn đoán sớm giai đoạn của bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ở giai đoạn sớm thì 90 % bệnh nhân có thể chữa khỏi đặc biệt là ung thư vú ở giai đoạn sớm bệnh nhân có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn.
Bệnh viện K khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe thường xuyên hơn để phát hiện sớm một số bệnh ung thư phổ biến: ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung – buồng trứng, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến giáp.
Theo infonet
Những bệnh ung thư cần tầm soát thường xuyên
Phụ nữ nên tầm soát ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng; nam giới tầm soát ung thư phổi, tiêu hóa, ung thư vùng đầu cổ...
Bác sĩ Thân Văn Thịnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết tầm soát ung thư giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư trong giai đoạn sớm, nhằm can thiệp kịp thời và tăng khả năng điều trị thành công. Do đó, việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, mỗi loại ung thư lại có phương pháp và thời gian tầm soát khác nhau.
Ở phụ nữ, ung thư vú là một trong 10 ung thư thường gặp nhất và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính Việt Nam có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú.
Theo giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt. Độ tuổi nên tầm soát là từ 40 tuổi, khám lâm sàng, siêu âm từ 1-2 lần một năm và chụp nhũ ảnh một lần trong năm.
Ung thư vú nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giai đoạn 1-2, bệnh nhân hơn 90% có thể chữa ổn định. Ở giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.
Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp thứ hai ở phụ nữ. Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung phổ biến thứ hai ở phụ nữ. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ trên 30 tuổi cần khám một năm một lần. Bệnh nhân có HPV ít nhất một đến hai lần một năm. Hoặc bệnh nhân ra máu âm đạo bất thường, ra máu sau quan hệ cần đi khám để phát hiện bệnh.
"Tuy nhiên, với những phụ nữ trong nhóm có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung thì cần phải được kiểm tra thường xuyên hơn và được bác sĩ tư vấn về lịch khám sàng lọc tốt nhất", bác sĩ nói.
Ngoài ra, ung thư buồng trứng cũng cần tầm soát thường xuyên, thường gặp ở độ tuổi mãn kinh. Phụ nữ trẻ 14-15 tuổi bị ung thư buồng trứng do di truyền như u tế bào mầm. Những trường hợp này bắt buộc phẫu thuật bảo tồn hay cắt toàn bộ tùy giai đoạn, nhu cầu sinh con cũng như độ tuổi của bệnh nhân. Nếu không phát hiện sớm và cắt bỏ khối u kịp thời, bệnh nhân có thể bị biến chứng nghiêm trọng, lâu dài hơn sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần. Khi phát hiện u nang buồng trứng cần sớm được phẫu thuật. U buồng trứng phát hiện sớm kích thước nhỏ có thể phẫu thuật nội soi và bóc tách, ít ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Bác sĩ Thịnh đang giải thích tình trạng bệnh nhân trên chụp phim. Ảnh: Thùy An
Nam giới cần lưu ý nguy cơ ung thư phổi, ung thư vùng đầu, cổ, ung thư đường tiêu hóa. Nhóm nguy cơ cao mắc bệnh là người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt sau 50 tuổi.
Sàng lọc ung thư phổi, khuyến cáo chụp X-quang tim phổi khi không có triệu chứng từ năm 45 tuổi 1-2 năm một lần. Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc ung thư trẻ từ 30 đến 40 tuổi. Do đó, cần cảnh giác và đi khám khi ho ra máu, đau tức ngực..., thậm chí chụp cắt lớp vi tính để phát hiện u phổi nhỏ hơn 1cm.
Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa bằng cách phát hiện sớm các polyp từ lúc chưa phát triển thành ung thư và cắt bỏ bằng nội soi. Trường hợp phát triển thành ung thư thì vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, không ai tự dưng đi kiểm tra chụp chiếu hay làm xét nghiệm tất cả các bộ phận trên cơ thể để tìm bệnh ung thư. "Điều này gây tốn kém và không hiệu quả", bác sĩ Thịnh nhận định. Nhiều trường hợp đi khám ung thư với tâm lý lo lắng, sợ hãi yêu cầu được xét nghiệm tổng thể. Tuy nhiên, nhiều gói tầm soát ung thư còn mang tính kinh doanh, không có lợi cho người được tầm soát.
Với mỗi loại ung thư có phương pháp sàng lọc và bộ xét nghiệm dành riêng. "Điều quan trọng nhất là việc nhận dạng các vấn đề phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa và bởi các bác sĩ ung bướu", bác sĩ Thịnh cho biết.
Ngoài ra, để giảm nguy cơ ung thư, mọi người ở lứa tuổi nào cũng nên có lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên, ăn uống khoa học, hạn chế uống đồ có cồn, thuốc lá và nắm rõ tiền sử bệnh của gia đình, bản thân và những yếu tố nguy cơ ung thư của mình để phòng tránh.
Thùy An
Theo VNE
Bài cuối: Xét nghiệm máu không phải là phương thức chẩn đoán và sàng lọc ung thư Phát hiện sớm ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả bệnh. Tuy nhiên, do nhiều gói tầm soát ung thư hiện đang bị lạm dụng, đặc biệt xét nghiệm chỉ điểm khối u chỉ có giá trị trong tiên lượng và theo dõi điều trị, nhưng do không được khuyến cáo, giải thích đầy đủ gây hiểu...