Việt Nam đưa tên lửa chống tăng TOW trở lại biên chế chiến đấu?
BGM-71A TOW là loại tên lửa chống tăng có điều khiển được chế tạo trong giai đoạn thập niên 1970 và đã trải qua thử nghiệm trên chiến trường Việt Nam.
Việt Nam đưa tên lửa chống tăng TOW trở lại biên chế chiến đấu?
Sau khi chiến tranh kết thúc, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được một vài tên lửa TOW dưới dạng chiến lợi phẩm, nhưng do số lượng không nhiều cùng với chế độ sử dụng khác biệt nên hầu hết đã được niêm cất, một phần chuyển giao cho Liên Xô để nghiên cứu.
Mặc dù rất cũ nhưng tên lửa chống tăng BGM-71A vẫn tỏ ra là một vũ khí cực kỳ lợi hại, chiến trường Syria đã chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của dòng tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây dẫn tưởng như đã lùi vào dĩ vãng này, rất nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực, xe thiết giáp, lô cốt, công sự vững chắc, thậm chí cả trực thăng đã bị TOW tiêu diệt.
Tên lửa chống tăng TOW vẫn là cơn ác mộng lớn đối với nhiều chủng loại phương tiện cơ giới hiện đại
Chứng kiến uy lực của tên lửa TOW trên chiến trường Syria, đã có ý kiến cho rằng Việt Nam có thể nghiên cứu việc tái chế số tên lửa lưu trữ trong kho, hoặc mua lại hàng cũ từ một quốc gia đã loại biên để nâng cao năng lực tác chiến cho bộ binh.
Video đang HOT
Và mới đây trong phóng sự Lính thợ X55 phát sóng trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam đã xuất hiện một chi tiết rất đáng chú ý, đó là trong khu nhà trưng bày sản phẩm của đơn vị xuất hiện một giá phóng của tên lửa chống tăng TOW.
Giá phóng tên lửa chống tăng TOW nằm trong khu trưng bày sản phẩm của Xí nghiệp X55
Được biết Xí nghiệp X55 là đơn vị trực thuộc Cục Quân huấn – Bộ Tổng tham mưu, có chức năng nghiên cứu chế thử, sản xuất các mô hình học cụ phục vụ cho huấn luyện chiến đấu toàn quân và sản xuất các mặt hàng giáo dục quốc phòng cũng như an ninh, vì vậy giá và ống phóng tên lửa chống tăng TOW xuất hiện trong đoạn video nhiều khả năng không phải là “hàng thật”.
Tuy vậy việc sản xuất mô hình học cụ tên lửa BGM-71 TOW chắc chắn vẫn phải mang một mục đích cụ thể, hoặc nhằm giới thiệu tổng quát cho bộ đội về cấu tạo, tính năng của một loại vũ khí phổ biến trên thế giới nhưng cũng không loại trừ việc nó được sử dụng để huấn luyện chiến đấu cho bộ đội Việt Nam nhằm tiết kiệm chi phí thay vì sử dụng tên lửa thật.
Để có kết luận chính xác về vai trò của giá phóng tên lửa chống tăng TOW sẽ cần thêm thời gian để khẳng định, nhưng đây vẫn là một diễn biến rất đáng chú ý và cần được theo dõi sát sao.
Theo Soah News
Tên lửa chống tăng chặn đứng đường tiến của quân đội Syria
Tên lửa chống tăng TOW do Arab Saudi viện trợ đã giúp phe đối lập Syria chống lại các cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội chính phủ.
Phe nổi dậy Syria sử dụng tên lửa chống tăng TOW. Ảnh: Dailymotion
Ngày 6/11, Reuters dẫn các nguồn tin thân cận với chính phủ Syria cho biết chiến dịch tấn công của quân đội nước này dưới sự yểm trợ hỏa lực của không quân Nga đã tiến triển chậm hơn dự tính vì những vũ khí hiện đại mà Arab Saudi đang tăng cường viện trợ cho phe nổi dậy.
Sau gần hai tuần chống đỡ chiến dịch tấn công của quân chính phủ, hôm thứ năm, phe nổi dậy đã chiếm lại được thị trấn Morek ở tỉnh Hama. Ngày hôm sau, quân đội chính phủ tiếp tục hứng chịu một đòn đau khi để mất làng Atshan gần đó vào tay lực lượng nổi dậy, theo tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria.
Giới phân tích cho biết mặc dù phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn với sự hậu thuẫn của Vệ binh Cách mạng Iran và lực lượng vũ trang Hezbollah ở Lebanon, quân đội chính phủ Syria chỉ giành được kết quả rất khiêm tốn và chỉ tiến thêm được một chút ở phía nam thành phố Aleppo. Phe nổi dậy Syria tuyên bố các cuộc không kích của Nga không còn phát huy hiệu quả như thời gian đầu, và họ sẽ giành lại được nhiều lãnh thổ hơn trongtương lai.
Hai nguồn tin cấp cao của Reuters cho hay chiến dịch tấn công của quân đội chính phủ Syria bị chặn lại vì phe nổi dậy nhận được ngày càng nhiều viện trợ quân sự từ Arab Saudi, đặc biệt là nguồn cung dồi dào tên lửa chống tăng TOW.
"Nguồn viện trợ quân sự từ Arab Saudi cho phe nổi dậy không ngừng lại mà còn tăng lên ở mức độ chưa từng thấy, và điều này đã khiến chiến dịch diễn ra chậm hơn dự tính, khiến quân đội chính phủ không đạt được những thành quả trên chiến trường như mong muốn", một nguồn tin nói.
Nguồn tin thứ hai cho hay với tên lửa chống tăng TOW được cung cấp với số lượng lớn là nguyên nhân chính khiến chiến dịch tấn công của quân chính phủ ở Sahl al-Ghab bị chặn đứng.
Một xe tăng quân đội chính phủ Syria bị trúng tên lửa TOW. Ảnh: Dailymotion
Với khả năng ngắm bắn chính xác, tầm bắn xa và uy lực sát thương cao, tên lửa TOW do Mỹ sản xuất được cho là đã tiêu diệt rất nhiều xe tăng của quân đội chính phủ, xóa bỏ ưu thế thiết giáp giữa hai bên trong các cuộc giao tranh.
Sahl al-Ghab là vùng đồng bằng nằm giáp dải cao nguyên ven biển phía tây Syria, nơi nhóm sắc tộc Alawite của Tổng thống Bashar al-Assad định cư. Quân nổi dậy tiến đánh và kiểm soát khu vực này từ đầu năm nay, trực tiếp đe dọa đến căn cứ địa Latakia của ông Assad, buộc Nga phải mở chiến dịch quân sự can thiệp.
Những tuần gần đây, Arab Saudi tuyên bố sẽ tăng cường ủng hộ phe nổi dậy Syria để chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran và Nga tại quốc gia Trung Đông này. Hôm 31/10, ngoại trưởng Arab Saudi khẳng định sẽ cung cấp cho phe nổi dậy nhiều "vũ khí sát thương uy lực hơn".
Trí Dũng
Theo VNE
Phe nổi dậy Syria nhận thêm tên lửa chống tăng Tow của Mỹ Lực lượng nổi dậy tại Syria cho biết đã nhận được thêm nhiều tên lửa chống tăng do Mỹ sản xuất từ những nước chống đối chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cung cấp. Tên lửa chống tăng Tow dùng trong quân đội Mỹ - Ảnh: Lục quân Mỹ Các tay súng liên kết với lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA)...