Việt Nam đưa 240 công dân từ Pháp về nước
Ngay sau khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn, các cơ quan chức năng đưa 240 công dân Việt Nam từ Pháp trở về tới cơ sở cách ly tập trung theo quy định.
Trong 2 ngày 5-6/5, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và các cơ quan liên quan của Pháp tổ chức chuyến bay đưa 240 công dân Việt Nam về nước.
Trong số này chủ yếu là trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người có bệnh nền, du học sinh không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa.
240 công dân Việt Nam từ Pháp về nước được đưa tới cơ sở cách ly tập trung theo quy định.
Video đang HOT
Trong bối cảnh nước Pháp bị phong tỏa vì dịch COVID-19, để hỗ trợ công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với cộng đồng Việt Nam sở tại phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, nguyện vọng của công dân, cấp giấy đi đường, phối hợp với các cơ quan chức năng Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho công dân di chuyển ra sân bay.
Đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm cho những người có nhu cầu, hỗ trợ công dân thực hiện các thủ tục cần thiết để lên máy bay.
Ngay sau khi hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Vân Đồn, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra y tế và đưa những người tham gia chuyến bay về cơ sở cách ly tập trung theo quy định.
Trước đó, trên chuyến bay tới Pháp ngày 5/5, Vietnam Airlines cũng đã vận chuyển thiết bị, vật tư y tế Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân Pháp.
Trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân Việt Nam về nước phù hợp với diễn biến của dịch bệnh và khả năng tiếp nhận, cách ly của các địa phương.
Châu Âu 'vỡ trận' - bài học cho Việt Nam
Đừng chủ quan coi thường dịch bệnh vì chính tâm lý đó sẽ đẩy các nước khác vào tình cảnh của Italy cũng như châu Âu hiện tại.
(Bài viết Ý kiến không nhất thiết phải trùng quan điểm với VnExpress.net)
Lục địa già đang dần "vỡ trận" vì đại dịch Covid-19 khi số ca nhiễm ngày càng tăng nhanh. Đất nước hình chiếc ủng Italy tất nhiên chịu ảnh hưởng nặng nhất, số ca tử vong đã lên đến hơn 4.000 người, vượt cả Trung Quốc. Ngoài ra, Tây Ban Nha, Đức, Pháp cũng đã ghi nhận đến hàng chục nghìn ca nhiễm. Tổng số ca bệnh ở châu Âu đã gần gấp rưỡi Trung Quốc, nước tâm dịch trước đó.
Đại dịch này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nước châu Âu. Việc Covid-19 lây lan mạnh ở đây có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết là từ sự chủ quan của mỗi người, khi họ không đeo khẩu trang vì những lý do khác nhau, rồi việc tự do đi lại giữa các nước EU... Ở giai đoạn đầu chống dịch, nhiều nước châu Âu chủ trương "miễn dịch cộng đồng", tức là cứ để mặc cho bệnh dịch tự do lan tràn, cho đến một lúc nào đó tốc độ lây nhiễm chậm lại; đồng thời chỉ tập trung cứu chữa những trường hợp nặng.
"Miễn dịch cộng đồng" là cách được nhiều quốc gia sử dụng khi gặp các trận dịch lớn, bởi nó không làm đình trệ các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, việc miễn dịch cộng đồng mới thực sự hiệu quả nếu các cơ sở y tế có khả năng chữa trị khỏi cho các trường hợp nặng, và virus phải lây lan từ từ. Tuy nhiên, nCoV không phải dạng virus như vậy. Với tốc độ lây lan rất nhanh, khi xâm nhập vào lục địa già, cộng hưởng yếu tố khí hậu lạnh, Covid-19 đã làm chao đảo châu Âu. Nhiều quốc gia sai lầm khi coi Covid-19 chỉ là một dạng "cúm mùa" và thực hiện "miễn dịch cộng đồng". Và điều này đã phần nào dẫn đến "vỡ trận" như Italy hiện tại.
Một lý do khác nữa, châu Âu vốn có cơ cấu dân số già, số người trên 60 tuổi tương đối lớn. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi nCoV, vì hệ miễn dịch yếu, lại nhiều bệnh nền, tâm lý lại rất chủ quan. Và trước tốc độ lây lan quá nhanh của Covid-19, nhiều bệnh viện ở Italy đã quá tải, nhân viên y tế thiếu hụt nghiêm trọng. Do đó, số người tử vong ở Italy đã lên đến hơn 4.000 và dự báo sẽ còn tăng nhanh trong thời gian sắp tới.
Người xưa có câu "mất bò mới lo làm chuồng", chính vì không lường trước được sự nguy hiểm của Covid-19, nên khi để lây lan quá nhanh, nhiều nước châu Âu mới buộc phải phong tỏa toàn quốc, đóng cửa trường học, nhà hát, quán bar, hộp đêm, tạm dừng tổ chức các giải thể thao, dừng nhập cảnh, hạn chế đi lại với hy vọng kiểm soát được tình hình.
Nhìn sang Việt Nam, chúng ta "biết mình biết người", khi nhận thức rõ thể chất yếu, lại đông dân, dịch bùng phát sẽ rất nguy hiểm, nên đất nước đã chủ động triển khai chặn dịch từ đầu, tổ chức cách ly tập trung những người từ nước ngoài về, mới nhất là dừng nhập cảnh người nước ngoài, dừng hoạt động vũ trường, quán bar, cho học sinh nghỉ học, dừng lễ hội... Có thể nói, chúng ta đã khá thành công trong "giai đoạn vàng" phòng dịch này. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, cho thấy dịch bệnh này nguy hiểm thế nào với các nước Đông Nam Á, mặc dù khí hậu nóng ẩm.
Và trong thời gian sắp tới, mỗi người Việt cần nâng cao ý thức hơn nữa, có triệu chứng phải chủ động khai báo, người từ nước ngoài về tự chủ động cách ly 14 ngày theo dõi sức khỏe. Hạn chế tụ tập đông người, có ý thức đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Nên cho học sinh tất cả các cấp nghỉ học hết ngày 3/5 để phòng chống dịch bệnh, vì theo các chuyên gia, cao điểm dịch bệnh có thể rơi vào tháng 4. Khi Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã lên tiếng cảnh báo sự nguy hiểm của Covid-19 với người trẻ tuổi, thì việc đảm bảo an toàn cho con em chúng ta là trên hết.
Đừng chủ quan coi thường dịch bệnh vì chính tâm lý đó sẽ đẩy đất nước ta giống tình cảnh của Italy cũng như châu Âu hiện tại. Việt Nam sẽ quyết thắng đại dịch.
Văn Bình
Trung Quốc đề nghị hỗ trợ các nước châu Âu chống Covid-19 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 21/3 gọi điện cho lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Serbia đề nghị hỗ trợ trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong cuộc gọi với Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Tập nói Trung Quốc đã chuẩn bị để làm tất cả những gì có thể. "Nếu Đức cần, Trung Quốc sẵn...