Việt Nam dự kiến xuất khẩu 5,7 triệu tấn gạo
Sau một thời gian giảm sâu, giá lúa trong nước và gạo nguyên liệu xuất khẩu đã tăng nhẹ trở lại, dự báo giá gạo sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Sáng 29.6, giá lúa, gạo trong nước tại một số tỉnh ĐBSCL bắt đầu tăng nhẹ. Giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000- 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 – 5.500 đồng/kg.
Tại các tỉnh như Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang… nhiều loại lúa tươi hạt dài đang được nông dân bán cho thương lái ở mức 4.550- 4.900 đồng/kg, lúa tươi IR 50404 có giá khoảng 4.300 – 4.400 đồng/kg. Mức giá này tăng từ 100 – 200 đồng/kg so với thời điểm cách đây 1 tuần.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng cho biết, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.600 – 6.700 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.300 – 6.400 đồng/kg tùy chất lượng. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.500 – 7.600 đồng/kg, gạo 25% tấm có giá khoảng 7.200 – 7.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, giá gạo xuất khẩu bình quân trong 5 tháng đầu năm nay đạt 449USD/tấn, tăng 3,28% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo nhận định của ông Huỳnh Minh Huệ – Tổng Thư ký VFA, nguyên nhân giá lúa, gạo có xu hướng tăng là do tình hình tồn kho của các doanh nghiệp sau vụ đông xuân năm nay không lớn. Tới thời điểm tháng 6, tồn kho trong kho doanh nghiệp chỉ khoảng 1,15 triệu tấn gạo các loại trong khi hợp đồng đã ký khoảng 1,25 triệu tấn, hụt khoảng 100.000 tấn. Do đó, xu hướng giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu sẽ không sụt giảm nhiều. Ông Huệ cho rằng, nếu có nhu cầu nhập khẩu mới thì giá gạo sẽ tăng trở lại. Ngoài ra, hiện tại, chỉ có Việt Nam có lúa mới, thu hoạch vụ hè thu trong khi hầu hết các nước bắt đầu thu hoạch từ tháng 9 – 10. Do đó, lợi thế giá sẽ thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Thế Năng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) cũng cho biết, một số thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như Philippines, Indonesia sẽ có nhu cầu nhập khẩu mới vào các tháng cuối năm 2016. Đặc biệt, ông Năng cho rằng, giá mua lúa, cũng như giá gạo xuất khẩu đang có chiều hướng tăng. Do đó, nếu có hợp đồng xuất khẩu mới, giá sẽ tăng dần và khả năng tăng đột biến. Theo nhận định, trong 6 tháng cuối năm, khả năng Việt Nam còn xuất khẩu được khoảng 3,9 triệu tấn gạo. Dự kiến cả năm 2016, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 5,7 triệu tấn gạo.
Theo Danviet
Trung Quốc sang tận ruộng kiểm tra gạo Việt
Gạo Việt đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
Bộ NN&PTNT vừa công bố nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu gạo, cám Việt Nam (VN) sang Trung Quốc (TQ). Bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt cũng lo ngại về những quy định khắt khe trong nghị định thư này.
Trung Quốc đồng ý mới được xuất
Nghị định thư nêu rõ các lô gạo xuất khẩu từ VN sang TQ phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật, không nhiễm chín đối tượng sinh vật gây hại như mối, mọt, sâu bệnh, vi sinh vật, khuẩn. DN Việt phải đăng ký mới được xuất khẩu gạo vào thị trường TQ. Ngoài ra, trước khi gạo được xuất khẩu, phía TQ sẽ tiến hành tiền kiểm tra các vùng trồng lúa, các kho của DN Việt. Nếu phía TQ đồng ý mới được xuất khẩu.
Nói về nghị định thư này, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, cho biết nghị định thư mang đến một số thuận lợi cho DN VN. "Yếu tố tích cực nhất là DN có quyền chọn lựa trong số chín đơn vị khử trùng trong nước đã được TQ xem xét, chấp thuận để kiểm dịch trong khi từ trước đến nay chỉ có một đơn vị khử trùng. Như vậy DN có thể chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu, giảm tính độc quyền, giảm được thời gian chờ khử trùng" - ông Đôn dẫn chứng.
Cũng theo ông Đôn, trước đây DN trong nước khi xuất gạo sang tới nước bạn rồi mới thực hiện các công đoạn kiểm dịch, khử trùng thì nay thực hiện ngay tại VN. "Điều này có thể giúp giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho DN Việt" - ông Đôn nói.
Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực VN (VFA) Huỳnh Minh Huệ thông tin thêm, việc áp dụng nghị định thư này có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang TQ.
DN Việt không nên quá phụ thuộc vào thị trường TQ nhằm giảm rủi ro. Trong ảnh: Nông dân thu hoạch lúa tại ĐBSCL. Ảnh: QH
Vẫn nhiều lo ngại
Tuy có một số thuận lợi nhưng nhiều DN vẫn lo lắng vì một số quy định rất ngặt nghèo trong nghị định thư. "DN xuất khẩu gạo phải tuân thủ các quy định về dịch hại rất khắt khe của phía TQ. Ví dụ, một lô gạo 60 tấn chỉ cần phát hiện một con dịch hại thì cả lô sẽ bị kết luận nhiễm bệnh" - ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT, cảnh báo.
Ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt, cũng cho rằng nghị định thư gây áp lực lớn cho DN gạo trong nước. Bởi nếu vi phạm, DN có thể bị cấm xuất sang TQ và ảnh hưởng chung đến cả ngành khi xuất khẩu sang thị trường này. Như vậy, DN này vi phạm nhưng DN khác cũng có thể bị ảnh hưởng, tức thiếu công bằng.
Ở khía cạnh khác, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng Nguyễn Văn Đôn lo lắng về bông cỏ trong sản phẩm gạo tấm. Bởi nếu làm gạo 5% tấm thì có thể kiểm soát được bông cỏ lẫn vào nhưng với tấm thì khó tránh khỏi. Do vậy, nhiều DN sẽ không dám bán mặt hàng tấm vì dễ dính bông cỏ.
Đại diện một DN xuất khẩu gạo nhìn nhận nghị định thư này mang tính "kỹ thuật" để nước nhập khẩu kiểm soát ở thế "kèo trên" với nước xuất khẩu. Theo đó, nếu nước nhập không muốn nhập gạo thì họ chỉ cần siết chặt các quy định bởi họ nắm đằng chuôi và có quyền quyết định.
"Nước nhập quá nhiều quyền lợi trong khi DN Việt bị động. Do vậy, các cơ quan chức năng cần đàm phán với phía TQ để làm sao hài hòa lợi ích các bên. Chẳng hạn nếu phát hiện lô gạo nào vi phạm về dịch hại thì không dừng ngay hoạt động nhập khẩu, thay vào đó cảnh báo để DN Việt khắc phục. Sau đó nếu tái phạm mới cấm" - đại diện DN này đề nghị.
Một số chuyên gia ngành gạo cũng cho rằng thông qua nghị định thư này TQ muốn kiểm soát chặt chẽ số lượng gạo nhập khẩu chính ngạch, siết chặt và hạn chế việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Do vậy gạo Việt xuất sang TQ khó có thể tăng, thậm chí giảm số lượng. Thế nên DN Việt cần phân bổ thị trường xuất khẩu hợp lý, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường TQ nhằm giảm rủi ro.
Trung Quốc chiếm hơn 36% thị phần gạo Việt Hiện TQ là thị trường nhập gạo lớn nhất của VN, chiếm trên 36% tổng lượng gạo xuất khẩu chính ngạch. Nếu tính thêm lượng gạo xuất tiểu ngạch thì có thời điểm thị trường TQ chiếm trên 50%. Riêng trong năm tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt sang thị trường TQ đạt trên 700.000 tấn với giá trị hơn 325 triệu USD. Con số này tăng 10% về khối lượng và tăng 24% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đại diện một DN cho hay dù được xông trùng, kiểm dịch tại VN nhưng khi gạo đến TQ, họ tiếp tục kiểm dịch lại. Qua đó nếu phát hiện gạo có sinh vật gây hại thì DN Việt lại phải tốn thêm chi phí để khắc phục.
Theo_PLO
Hợp đồng xuất khẩu nhiều, Việt Nam sắp "cạn kho" gạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo trong 4 tháng đầu năm khá dồi dào, vượt cả sản lượng hiện có tại các kho doanh nghiệp. Do đó, nếu thị trường có nhu cầu nhập khẩu mới, giá cả sẽ tăng. Ngày 20.5, đại diện VFA cho biết, hợp đồng xuất khẩu gạo đăng ký...