Việt Nam dự kiến đón công dân thứ 100 triệu vào năm 2023
Lãnh đạo Tổng cục Dân số Bộ Y tế cho biết theo dự báo, nước ta sẽ đón chào công dân thứ 100 triệu vào năm 2023.
Thông tin do TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, cho biết tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại Việt Nam diễn ra ngày 28/11. Với quy mô hơn 99 triệu người, Việt Nam có tổng số dân đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. ” Quy mô dân số lớn mang đến nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế xã hội“, ông nhận định.
Công dân thứ 90 triệu của Việt Nam chào đời ngày 1/11/2013. Từ đó đến nay, mỗi năm dân số nước ta tăng lên trung bình một triệu người.
Trong hơn một thập kỷ qua, nước ta đã duy trì mức sinh thay thế, trung bình mỗi bà mẹ có khoảng 2 con. Hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 của nước ta là gần 25 triệu, tiếp tục tăng lên 26 triệu người vào năm 2030.
Điều này kéo theo nhu cầu KHHGĐ tăng lên với các yêu cầu phong phú đa dạng về phương tiện, biện pháp và nâng cao về chất lượng. Trong khi đó, việc cung cấp dịch vụ này chưa đồng đều ở các vùng miền.
Ngoài ra, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, KHHGĐ và an toàn tình dục cho vị thành niên/thanh niên được đánh giá là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực trong bối cảnh hiện tại.
Hiện nước ta có hơn 14 triệu người thuộc nhóm dân số vị thành niên/thanh niên (10-19 tuổi), chiếm 14,4% tổng dân số. Trong đó, nữ giới là 48,3% tổng vị thành niên/thanh niên. Riêng nhóm tuổi từ 15-19 là 6,6 triệu người, chiếm 6,8% tổng dân số cả nước.
Video đang HOT
Nghị quyết số 21 của Ban chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra các chỉ tiêu tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, giảm số vị thành niên và thanh niên mang thai ngoài ý muốn và “hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ”. Về vấn đề này, TS cho hay: ” Đây là nhiệm vụ rất khó khăn và quan trọng“.
Tại buổi lễ ký kết, hai bên thống nhất tăng cường truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng về KHHGĐ, đặc biệt là nhóm đối tượng vị thành niên/thanh niên, góp phần giảm mang thai ngoài ý muốn, tiến tới việc thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu về KHHGĐ được đặt ra tại Nghị quyết số 21 và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Theo kết quả Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 do Tổng cục Thống kê phối hợp thực hiện, tổng nhu cầu không được đáp ứng về KHHGĐ đối với phụ nữ hiện đã kết hôn hoặc sống chung là 10,1%, cao hơn so với 6,1% của điều tra tương tự năm 2014.
Đối với phụ nữ có quan hệ tình dục, hiện chưa kết hôn hoặc không sống chung như vợ chồng, tổng nhu cầu KHHGĐ không được đáp ứng là 40,7%, cao hơn nhiều so với phụ nữ đã kết hôn hoặc sống chung.
Việc nhu cầu không được đáp ứng về KHHGĐ sẽ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và tỷ lệ phá thai cao. Cụ thể, theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số ca phá thai (53,6%). Tỷ suất phá thai là 68 ca trên 1.000 ca sinh ra sống.
Chưa có phương án xử lý hộ chiếu đã cấp thiếu nơi sinh
Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết trong tờ trình Chính phủ gửi tới Quốc hội về bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mới chưa có phương án xử lý với số hộ chiếu đã cấp từ 1.7.2022.
Chiều 15.11, ngay sau phiên bế mạc, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã tổ chức họp báo thông tin kế quả kỳ họp 4 Quốc hội XV.
Ông Trịnh Xuân An cung cấp thông tin tại họp báo bế mạc kỳ họp 4 Quốc hội XV. Ảnh GIA HÂN
Tại họp báo, báo chí nêu câu hỏi về việc khi Quốc hội đồng ý bổ sung thông tin nơi sinh vào trang nhân thân của mẫu hộ chiếu mới thì phương án xử lý với số hộ chiếu mới đã được cấp từ 1.7.2022 tới nay như thế nào.
Được giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi này, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh (cơ quan thẩm tra nội dung này - PV) cho biết, theo tờ trình số 443 ngày 29.10.2022 của Chính phủ, khi đánh giá tác động của chính sách này có nêu rõ việc bổ sung thông tin nơi sinh vào trang nhân thân của hộ chiếu "không làm phát sinh thủ tục, chi phí".
Cụ thể, ông An cho biết, tờ trình của Chính phủ nêu rõ: "Do đây là thông tin bắt buộc công dân phải khai để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Cơ quan cấp phát hộ chiếu có thể khai thác thông tin về nơi sinh của công dân có trong cơ sở dữ liệu để in hộ chiếu".
"Cái này rất rõ trong tờ trình, Chính phủ khẳng định không phát sinh thủ tục, chi phí", ông An nhấn mạnh.
Về câu hỏi xử lý thế nào đối với số hộ chiếu mẫu mới đã được cấp từ 1.7.2022 tới nay, ông An cho biết, "trong tờ trình và trong phần Chính phủ trình chưa đánh giá nội dung này".
"Nếu có sự quan tâm thì chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm. Hôm nay không thể đánh giá được là chi phí bao nhiêu tiền hay thời gian bao nhiêu. Cái này cần có thời gian để nghiên cứu, trao đổi với cơ quan quản lý", ông An giải thích.
Tuy vậy, ông An nhấn mạnh lại tờ trình của Chính phủ khẳng định không phát sinh thủ tục và chi phí. Bên cạnh đó, trước đây khi bổ sung thông tin nơi sinh vào trang bị chú trên hộ chiếu thì Bộ Công an làm rất nhanh, chỉ trong 2 ngày và miễn phí.
Tiếp tục nghiên cứu, có ý kiến giám sát thực hiện
Khi được hỏi về việc khi thẩm tra, Ủy ban Quốc hội - An ninh có đặt ra và thảo luận về phương án xử lý đối với những hộ chiếu đã được cấp hay không, ông An cho hay, do tờ trình không nêu việc xử lý hộ chiếu đã in, cấp còn cơ quan thẩm tra chỉ thẩm tra, đánh giá trên nội dung Chính phủ trình.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trao đổi với báo chí tại họp báo. Ảnh GIA HÂN
"Chính phủ trình nội dung nào thẩm tra đánh giá nội dung đó. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng - An ninh nêu rõ là đồng ý chủ trương bổ sung nơi sinh vào trang nhân thân hộ chiếu phổ thông theo đề nghị của Chính phủ", ông An giải thích.
Ông An cũng nhấn mạnh, việc Quốc hội thông qua nội dung này thể hiện trách nhiệm, linh hoạt của Quốc hội chúng ta đối với vấn đề quan trọng, phát sinh phải xử lý.
Còn những vấn đề thực tế đặt ra như xử lý các hộ chiếu đã in, cấp mà đại biểu Quốc hội, báo chí đặt ra thì cơ quan thẩm tra sẽ nghiên cứu, tiếp tục có ý kiến với các cơ quan quản lý xử lý, làm sao đó có chính sách thực sự phù hợp để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Chủ trì họp báo, Tổng thư ký Bùi Văn Cường nói, có lẽ khi Chính phủ trình nội dung này thì các cơ quan quản lý đã tính toán đầy đủ. "Tôi nghĩ không có cái gì lãng phí ở đây đâu", ông Cường nói.
Tại Nghị quyết về kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV vừa được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc chiều 15.11, Quốc hội đồng ý bổ sung thông tin "nơi sinh" vào hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam; giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để triển khai thực hiện.
Việc cấp mẫu hộ chiếu mới được Bộ Công an thực hiện từ 1.7.2022. Theo báo cáo đề ngày 7.8.2022 phục vụ phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Công an cho biết tới thời điểm báo cáo, Bộ Công an đã cấp 272.000 hộ chiếu mẫu mới.
Bộ Công an yêu cầu Quảng Nam cung cấp hồ sơ các 'chuyến bay giải cứu' UBND tỉnh Quảng Nam đã giao các Sở phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp thông tin liên quan đến chuyến bay giải cứu theo đề nghị của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Ngày 23-10, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã có văn bản giao Sở Y tế, Sở Văn...