Việt Nam dự họp Tham vấn quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc
Ngày 18/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự tham vấn Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc (ACSOC) thường niên lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến.
Các Quan chức cao cấp của các nước ASEAN và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ngô Giang Hạo dự hoạt động này.
Đại diện Trung Quốc tái khẳng định coi trọng ASEAN, mong muốn nâng quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc lên tầm cao mới, đồng thời nhấn mạnh ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở Đông Á.
Đáp lại, ASEAN đề cao những đóng góp của Trung Quốc cho hợp tác hai bên trên nhiều lĩnh vực, cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hai bên nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ trong kiểm soát và phòng chống Covid-19. Trung Quốc cam kết sẽ đóng góp, cung ứng đồng đều vắc-xin cho các nước, trong đó có ASEAN và sẽ tham gia cùng ASEAN triển khai Kế hoạch phục hồi tổng thể.
Video đang HOT
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, hợp tác ASEAN – Trung Quốc vẫn được duy trì và tăng trưởng tốt, kim ngạch thương mại ASEAN – Trung Quốc tăng 32,9% và thương mại với ASEAN chiếm 15% toàn bộ kim ngạch thương mại của Trung Quốc, khiến cả Trung Quốc và ASEAN trở thành những đối tác thương mại hàng đầu của nhau trong năm qua.
Các nước nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm nhân dịp 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc, qua đó tạo xung lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác hai bên trên tất cả các lĩnh vực.
Hai bên nhất trí trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường hợp tác ứng phó dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi và thúc đẩy hợp tác… Các nước ASEAN hoan nghênh Trung Quốc sớm phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 3/2021, thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với thương mại đa phương tự do và rộng mở.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, các nước nhấn mạnh cần phối hợp bảo đảm một môi trường hoà bình, an ninh, ổn định và thượng tôn pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung phòng chống dịch bệnh ở khu vực, trong đó có Biển Đông, đồng thời tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm nối lại các cuộc đàm phán bị hoãn do ảnh hưởng do Covid-19 để sớm đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử COC hiệu lực, hiệu quả.
Về tình hình Myanmar, Trung Quốc hoan nghênh kết quả Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN ngày 24/4/2021, ủng hộ vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.
Phát biểu thay mặt các nước ASEAN về triển khai kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 23 (11/2020), Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức bởi dịch Covid-19, cả ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ duy trì và thúc đẩy động lực hợp tác hai bên và đạt nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua.
Triển khai chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao, Thứ trưởng đề nghị các bên ưu tiên phối hợp ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi bền vững, bên cạnh đó cũng cần hợp tác ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên phù hợp với tinh thần Năm hợp tác phát triển bền vững ASEAN-Trung Quốc 2021.
Ngoài ra Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có thông qua khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ trông đợi hai bên đóng góp tích cực cho bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, thượng tôn pháp luật, kiềm chế và giải quyết hoà bình các tranh chấp và khác biệt; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982.
Các nước cũng nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Đặc biệt ASEAN – Trung Quốc vào đầu tháng 6.
Tổng thống Nga trình Hạ viện dự luật rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong một cuộc họp tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Tổng thống Putin đã chỉ định Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov làm đại diện chính thức của mình khi Quốc hội Liên bang xem xét dự luật này.
Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia thành viên, trong đó có Nga và Mỹ, thực hiện các chuyến bay giám sát trong không phận của nhau, công khai thu thập thông tin về các lực lượng và hoạt động quân sự của nhau theo các hạn ngạch bay đã được thống nhất từ trước. Tuy nhiên, cả Moskva và Washington thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận.
Tháng 5/2020, Mỹ đã khởi động tiến trình rút khỏi Hiệp ước và tiến trình này đã hoàn tất ngày 22/11/2020. Tháng 1/2021, Moskva cũng thông báo khởi động các thủ tục trong nước để rút khỏi Hiệp ước, viện dẫn lý do "thiếu tiến bộ" trong việc duy trì Hiệp ước sau khi Mỹ rút khỏi khuôn khổ này.
Myanmar cân nhắc 'phương thức của ASEAN' Một giải pháp đối với vấn đề Myanmar có thể được đưa ra theo "phương thức của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)". Đây là tuyên bố được ông Zaw Min Tun, người phát ngôn quân đội Myanmar và Hội đồng điều hành nhà nước (SAC), đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa xã phát ngày 1/5. Cảnh...