Việt Nam dự Hội nghị bộ trưởng thứ 17 Phong trào Không liên kết
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 28/5, Hội nghị bộ trưởng lần thứ 17 Phong trào Không liên kết (MNA) đã chính thức khai mạc trọng thể tại Algiers (Algeria).
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và thịnh vượng,” Hội nghị đã thu hút sự tham gia của đại diện các nước thành viên, một số tổ chức quốc tế và khu vực. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu tham dự hội nghị.
Sau tuyên bố khai mạc của ông Javad Zarif, Ngoại trưởng Iran, nước Chủ tịch đương nhiệm MNA, Hội nghị đã nghe thông điệp của Tổng thống Algeria, Abdelaziz Bouteflika, thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon…
Trong hai ngày họp, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề nổi cộm trên thế giới như xung đột nội bộ gay gắt, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, nạn di cư trái phép, buôn lậu, môi trường tự nhiên xuống cấp, tác hại của tiến trình toàn cầu hóa, tình trạng lạc hậu về công nghệ, vấn đề lãnh đạo, tôn trọng nhân quyền…
Chương trình nghị sự cũng tập trung vào những vấn đề liên quan đến hòa bình và phát triển, đặt các nước thành viên trước trách nhiệm phải đoàn kết thực sự trong bối cảnh thế giới mới, xử lý các ưu tiên rất thời sự nhưng có bản chất khác với thời kỳ trước đây để có thể tăng cường vai trò của mình và trở thành một lực lượng quan trọng tác động được vào vũ đài quốc tế.
Video đang HOT
Hội nghị còn tìm kiếm các biện pháp nhằm giúp phong trào năng động và gắn kết hơn, kể cả bằng cách thành lập liên minh với các nhóm nước khác, để cùng nhau đối phó với những thách thức đang chia rẽ thế giới và có nguy cơ tác động trước hết vào các nước Thế giới thứ ba.
Hội nghị bộ trưởng lần thứ 17 MNA diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị xuất hiện, tái xuất hiện hay trầm trọng hơn ở nhiều vùng trên thế giới, từ đó đặt lại vấn đề đối với các nguyên tắc sáng lập của một một phong trào ra đời do cần phải thiết lập một hệ thống thế giới đa phương tốt đẹp hơn và ít bất công hơn.
Đối với các nước không liên kết, những thách thức đặt ra cho thế giới hiện nay là rất nhiều, khiến các nước phải có trách nhiệm hợp tác để đối phó nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
Với gần 120 nước thành viên, chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới, cộng với 16 nước quan sát viên, MNA là tổ chức quốc tế lớn thứ hai thế giới, sau Liên hợp quốc.
Được thành lập chính thức vào năm 1961 tại Belgrade (Nam Tư cũ), phong trào đã trở thành một diễn đàn ngôn luận, đề xuất và đoàn kết giữa các dân tộc thuộc Thế giới thứ ba.
Iran hiện là nước chủ tịch đương nhiệm MNA (2012-2015) và Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 17 MNA sẽ diễn ra tại Caracas (Venezuela) vào năm 2015.
Theo VietnamPlus/TTXVN
Tàu ngầm, tàu chiến Nga ồ ạt đổ về Biển Đen?
Nga sẽ tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Biển Đen của mình trong năm nay bằng việc bổ sung một loạt tàu ngầm và tàu chiến mới. Đây là thông báo vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đưa ra ngày hôm qua (6/5). Hoạt động cấp tập mở rộng và nâng cao sức mạnh của Hạm đội Biển Đen được Nga thực hiện sau khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào nước này.
Ảnh minh họa
Các hệ thống phòng không mới cùng những đơn vị thủy quân lục chiến cũng sẽ được điều động đến một loạt các căn cứ của hạm đội, trong đó có căn cứ Sevastopol ở Crimea.
"Trước cuối năm nay, những chiếc tàu ngầm mới sẽ gia nhập Hạm đội Biển Đen cũng như các tàu nổi thế hệ mới. Tất cả các hoạt động này đang thu hút sự chú ý lớn của chúng tôi", hãng tin Interfax dẫn lời Bộ trưởng Shoigu cho biết.
Theo lời ông Shoigu, Hạm đội Biển Đen sẽ nhận được khoản đầu tư lên tới 86,7 tỉ rút (khoảng 2,43 tỉ USD) từ nay cho đến năm 2020.
Với khoảng 40 tàu chiến chính, Hạm đội Biển Đen được giới phân tích xem là một lực lượng bảo đảm cho biên giới phía nam của Nga và là nơi để Nga thể hiện sức mạnh quân sự của mình ở Biển Đen cũng như Biển Địa Trung Hải.
Thông báo về việc triển khai kế hoạch tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Biển Đen của Nga được đưa ra sau khi Moscow lên tiếng bày tỏ quan ngại về những hoạt động quân sự được tăng cường của NATO ở Đông Âu và Biển Đen. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương gần đây liên tiếp triển khai tàu chiến, máy bay cùng lính bộ binh đến các nước láng giềng xung quanh Nga với lý do là để tiếp thêm niềm tin của các nước thành viên NATO như Ba Lan, Rumani và các quốc gia Baltic về cam kết an ninh của Mỹ.
Giới chức Nga cáo buộc NATO đang tăng cường hoạt động quân sự chưa từng có ngay sát nách họ và đó là hành động khiêu khích không thể chấp nhận được.
Các động thái trên của NATO diễn ra nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ngày một nghiêm trọng ở Ukraine. Mỹ cùng phương Tây liên tục cáo buộc Nga chuẩn bị xâm lược nước láng giềng phía đông bất chấp việc Moscow liên tục lên tiếng bác bỏ mạnh mẽ điều này.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine, trong đó có việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đã châm ngòi cho một cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Các nước vùng Vịnh đạt thỏa thuận giải quyết bất đồng Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 17/4, Ngoại trưởng các nước thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết các mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng liên quan đến tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) ở Ai Cập. Trong cuộc họp bất thường được tổ chức tại Căn cứ không quân...