Việt Nam đóng tàu quân sự cho nước ngoài
Nhà máy đóng tàu Damen Sông Cấm, Hải Phòng vừa nhận được hợp đồng đóng tàu huấn luyện từ Bộ Quốc phòng Australia.
Theo tờ Australian Defence (Quốc phòng Australia) và các nguồn tin từ chính phủ Australia, hợp đồng đóng tàu huấn luyện này dựa trên nguyên mẫu OPV 2400 của Hà Lan. Tàu dài 90m, lượng giãn nước toàn tải 2.400 tấn, tốc độ tối đa 23 hải lý, thủy thủ và học viên 60 người, tàu có hangar để chứa trực thăng, được thiết kế đặc biệt để có thể phục vụ cho các loại máy bay trực thăng của Australia như Sea Hawk và MRH-90. Tàu cũng được trang bị một hệ thống ổn định nhằm tăng cường khả năng hoạt động cho máy bay trực thăng.
Tàu huấn luyện được dựa trên nguyên mẫu OPV 2400 của Hà Lan.
Thỏa thuận này là một phần trong một hợp đồng đào tạo về máy bay trực thăng lớn hơn của dự án được gọi là Air 9000 Phase 7, hợp đồng này có trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Lý do chính của việc hợp đồng rơi vào tay Damen – Sông Cấm của Việt Nam là “giá đấu thầu khả thi và có thể đáp ứng vấn đề tiến độ và thời gian hoàn thành của hợp đồng”.
Video đang HOT
Nhà máy đóng tàu Damen – Sông Cấm (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) là công ty liên doanh giữa tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan với công ty đóng tàu cổ phần Sông Cấm.
Nhà máy có khả năng đóng mới và hoàn thiện các tàu kéo, tàu công trình, tàu cao tốc, tàu dịch vụ thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu với công suất 30 – 40 vỏ tàu/năm.
Tháng 3/2014, Hải quân Hoàng gia Australia cũng ký kết một hợp đồng đóng một tàu cứu hộ MV STOKER với nhà máy Damen – Sông Cấm.
Trước đó, một hợp đồng đóng tàu thoát hiểm MV BESANT cho Hải quân Hoàng gia Australia cũng đã được ký kết. Hai con tàu sẽ được bàn giao vào năm 2015 và 2016, tàu sẽ được bố trí tại căn cứ tàu ngầm chính HMAS Stirling ở miền Tây Australia.
Cuối tháng 5/2014, tạp chí thông tin quốc phòng IHS Jane’s của Anh cho hay, nhà máy Damen – Sông Cấm tham gia đóng một số tàu tuần tra cho hải quân Venezuela.
Theo nguồn tin này, Hải quân Venezuela có kế hoạch mua sắm thêm hàng loạt tàu mới, bao gồm 8 tàu đổ bộ tấn công Damen Stan Lander 561, 6 tàu tuần tra Damen Stan 5009, 6 tàu tuần tra Damen Stan 4207 và 18 tàu đánh chặn cao tốc Damen Intercepter 1102.
Các tàu này sẽ được chế tạo ở nhà máy đóng tàu DAMEX ở Cuba và nhà máy đóng tàu Damen – Sông Cấm ở Việt Nam.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc giảm tàu quân sự và tàu bảo vệ quanh khu vực giàn khoan
Cập nhật thông tin đến thời điểm 16 giờ ngày hôm nay (30/6), đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, phía Trung Quốc đang duy trì khoảng 114-120 tàu các loại; trong đó có 46-48 tàu Hải cảnh, 13-15 tàu vận tải, 16-18 tàu kéo, 34 tàu cá và 5 tàu quân sự.
Cận cảnh tàu và giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN)
Như vậy, phía Trung Quốc đã giảm 2-4 chiếc tàu so với ngày hôm qua (29/6); trong đó, đã rút 1 tàu quân sự.
Cung cấp thông tin tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ các tàu bảo vệ và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đặc biệt, khi các tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp cận cách giàn khoan 10-10,5 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật thì lập tức bị các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ, áp sát, ngăn cản không cho các tàu Kiểm ngư cơ động vào gần giàn khoan.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết, mặc dù gặp sự cản trở quyết liệt từ phía Trung Quốc nhưng các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã cơ động vòng tránh an toàn và kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Cùng với đó, các tàu cá của ngư dân Việt Nam rên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 40-44 hải lý. Tại khu vực tàu cá này đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã tổ chức ngăn cản, ép hướng không cho các tàu cá của ta tiếp cận vào giàn khoan.
Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư Việt Nam, các tàu cá của ngư dân vẫn bám sát ngư trường truyền thống để khai thác thủy sản, bảo đảm an toàn.
Cung cấp thêm thông tin về vị trí giàn khoan Hải Dương-981, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày vị trí giàn khoan Hải Dương-981 không có sự thay đổi mới.
Theo Vietnam
Bàn giao tàu kiểm ngư hiện đại nhất cho Kiểm ngư Việt Nam Ngày 30/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long đã tổ chức bàn giao tàu kiểm ngư KN-781 cho lực lượng kiểm ngư Việt Nam. Đây là con tàu hiện đại nhất hiện nay được bàn giao cho lực lượng kiểm ngư do Công ty đóng tàu Hạ Long thực hiện theo thiết kế và công nghệ...