Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến tại hội nghị cấp cao ACMECS 8 và CLMV 9
Trả lời phỏng vấn báo giới về kết quả Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác Kinh tế Ayeyawady- Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 8 và Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 9, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, các phát biểu và đề xuất về định hướng hợp tác của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại 2 hội nghị này được các nước đánh giá cao do phản ánh sát nhu cầu thực tế và đem lại lợi ích cụ thể cho các nước.
Ảnh từ trái sang: Tổng thống Myanmar Win Myint, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi chụp ảnh chung tại hội nghị CLMV 9 tại Bangkok, Thái Lan ngày 16.6.2018. Ảnh: TTXVN
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hội nghị cấp cao ACMECS 8 với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ACMECS kết nối và hội nhập” và CLMV lần thứ 9 với chủ đề “Vì sự hội nhập và kết nối sâu sắc hơn” tại Bangkok, Thái Lan ngày 16.6 đã thành công tốt đẹp. Hai hội nghị cấp cao lần này là bước triển khai mạnh mẽ kết quả của hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ 7 và CLMV lần thứ 8 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10.2016. Đây cũng là bước cụ thể hoá cam kết năm 2016 của các nhà lãnh đạo về cải cách các cơ chế hợp tác ACMECS và CLMV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường phối hợp với các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng khác.
Năm 2016, Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công hội nghị cấp cao ACMECS 7 và CLMV 8 tại Hà Nội. Với vai trò chủ nhà, Việt Nam đã đưa ra đề xuất việc cải cách cơ chế hợp tác ACMECS và CLMV nhằm nâng cao hiệu quả của 2 cơ chế. Đề xuất của Việt Nam chính là cơ sở cho các kết quả chính của hội nghị lần này: Kế hoạch tổng thể ACMECS, sự tham gia của doanh nghiệp và đối tác phát triển.
Video đang HOT
Trong 2 năm vừa qua, để chuẩn bị cho 2 hội nghị cấp cao lần này, Việt Nam là nước tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các ý tưởng, sáng kiến mới nhằm triển khai kết quả của ACMECS 7 và CLMV 8. Việt Nam cũng đã đóng góp rất nhiều vào quá trình xây dựng văn kiện của 2 hội nghị, như đề xuất đưa vào Kế hoạch tổng thể ACMECS, Tuyến bố chung CLMV nhiều nội dung, hoạt động cụ thể về phát triển bền vững, thương mại đầu tư, kết nối hạ tầng, giao lưu – du lịch… Các bộ, ngành của Việt Nam cũng tổ chức nhiều hoạt động quan trọng trong khuôn khổ 2 cơ chế hợp tác như các hội chợ du lịch quốc tế, các hội chợ thương mại thường niên, các dự án giao thông.
Tại 2 hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo việc Việt Nam tiếp tục có hỗ trợ kỹ thuật dành cho các nước Campuchia, Lào, Myanmar, như cung cấp học bổng CLMV và sẵn sàng tiếp nhận sinh viên từ các nước ACMECS, đặc biệt Việt Nam đã xây dựng Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao tại tỉnh Kon Tum, góp phần cung cấp lao động có tay nghề cho các nước CLMV; Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ các nước CLMV tham dự và tổ chức các hội chợ lớn tại Việt Nam. Các nước CLMV đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong kết nối hạ tầng mềm. Các dự án viễn thông của Tập đoàn Viettel góp phần quan trọng thúc đẩy kết nối viễn thông giữa 4 nước trong đó có Chương trình miễn phí cước chuyển vùng quốc tế trong khu vực 4 nước CLMV; đồng thời Viettel cũng có thể hỗ trợ chính phủ 4 nước xây dựng chính phủ điện tử, nâng cao năng lực và kỹ năng số phục vụ chuyển đổi nền kinh tế số.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, những đóng góp của Việt Nam tại ACMECS 8 và CLMV 9 đã một lần nữa khẳng định tinh thần chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong quá trình tham gia vào các khuôn khổ hợp tác khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững của tiểu vùng Mekong.
SONG MINH
Theo Laodong
Indonesia muốn Australia gia nhập ASEAN
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 16/3 cho rằng việc Australia trở thành một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ giúp duy trì sự ổn định về chính trị và kinh tế của khu vực này.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (Ảnh: EPA)
Phát biểu với báo giới ngày 15/3 với trước thềm Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu được tổ chức tại Sydney, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bày tỏ sự ủng hộ Australia gia nhập ASEAN, cho rằng "đây là một ý tưởng hay". Theo ông Widodo, sự tham gia của Australia vào ASEAN chắc chắn sẽ góp phần cho sự ổn định về cả chính trị và kinh tế của khu vực.
Về phần mình, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết ông sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nếu ông Widodo đề xuất vấn đề này.
Ngày hôm nay,16/3, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN và Australia cùng tham dự hội nghị cấp cao đặc biệt, được tổ chức lần đầu tiên tại trung tâm Hội nghị quốc tế ở thành phố Sydney. Thủ tướng nước chủ nhà Malcolm Turnbull nhấn mạnh sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Canberra và các nước ASEAN.
Australia không phải một thành viên chính thức của ASEAN, song luôn đóng vai trò quan trọng như là một đối tác chiến lược của khu vực. Australia là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN vào năm 1974 và từng tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Australia lần đầu tiên tại Vientanne (Lào) vào tháng 9/2016.
ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Australia, với kim ngạch lên tới 100 tỷ USD trong hai năm 2016-2017.
Thủ tướng Australia Turnbull bày tỏ hy vọng các doanh nghiệp quy mô nhỏ của nước này có thể thâm nhập vào thị trường ASEAN, trong bối cảnh đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu tại khu vực đang ngày càng mở rộng.
Ước tính đến năm 2030 sẽ có hơn 160 triệu hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu tại ASEAN. Khu vực này được dự đoán sẽ tăng trưởng ít nhất 5,4% trong một thập niên tới, cao hơn so với tốc độ trung bình toàn cầu.
Nhật Minh
Theo Dantri
EU liệu có "mở cửa" trước trước sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ? Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đưa ra lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành "một thành viên đầy đủ" của Liên minh Châu Âu. Trước sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh Châu Âu đã quyết định tổ chức một Hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo các thể chế Liên minh Châu Âu với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip...