Việt Nam đối xử nhân đạo với ngư dân Thái Lan xâm phạm lãnh hải
Ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) khẳng định: Mặc dù 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đã bị lực lượng chấp pháp Thái Lan rượt bắn, gây thương vong, nhưng không vì thế mà chúng ta đối xử lại tương tự với tàu cá nước bạn khi xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam.
Sau khi lập biên bản 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã phóng thích các tàu cá này. Liên quan đến việc xử lý đối với ngư dân trên biển cũng như khuyến nghị của Cục Kiểm ngư Việt Nam đối với ngư dân khi đi đánh bắt ở vùng biển xa bờ sao cho an toàn, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô.
- PV: Ngày 22-9 vừa qua, 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan đã xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, cụ thể vụ việc như thế nào, thưa ông?
- Ông Lưu Văn Huy – Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT): Theo báo cáo của Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, sáng 22-9, cơ quan này tiếp nhận thông tin từ nhiều ngư dân cho biết có khoảng 20 tàu cá nước ngoài đang đánh bắt trái phép ở vùng biển Cà Mau. Sau khi xác minh thông tin, Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau đã phối hợp với Cảnh sát biển Vùng 4 điều lực lượng tiếp cận và vây bắt được 3 tàu cá nước ngoài cùng 56 thuyền viên đang đánh bắt trái phép tại khu vực tọa độ 8,28 độ Vĩ Bắc; 103,35 độ Kinh Đông, cách nhà giàn DK1/10 khoảng 15 hải lý về hướng Tây Bắc.
Cơ quan chức năng xác định, các tàu cá này là của Thái Lan hành nghề đánh cá chim đen. Các tàu đều do người Thái Lan làm thuyền trưởng với thuyền viên là người Thái, Campuchia và Myanmar. Các tàu có màu sơn chủ đạo là màu đỏ, trắng, xanh. Trên tàu có trang bị hệ thống định vị GPS, radar và máy dò cá…
- Chúng ta đã xử lý như thế nào đối với 3 tàu cá này?
Video đang HOT
- Các đối tượng khai nhận, 3 tàu trên xuất phát từ Thái Lan ngày 20-9-2015 sang vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản. Bộ Tư lệnh Vùng 4 Cảnh sát biển đã lập biên bản cảnh cáo, đồng thời phóng thích và áp giải 3 tàu cá trên ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam áp tải các tàu cá Thái Lan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
- Tại sao chúng ta chỉ lập biên bản rồi phóng thích các tàu cá này?
- Đối với các tàu cá của ngư dân nước ngoài đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam, nếu lực lượng thi hành pháp luật phát hiện sẽ tuyên truyền, giải thích và yêu cầu họ ra khỏi vùng biển. Chỉ trừ trường hợp, các tàu cá cố tình vi phạm, lực lượng chức năng mới trấn áp, bắt giữ và bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Tính chất vụ việc này cũng chưa nghiêm trọng, hơn nữa, đây là chính sách đối ngoại nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong việc xử lý các vụ việc vi phạm trên biển, đặc biệt đối với ngư dân.
Mặc dù 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đã bị lực lượng chấp pháp Thái Lan rượt bắn, gây thương vong, nhưng không vì thế mà chúng ta đối xử lại tương tự với tàu cá nước bạn khi xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam. Tất cả tàu cá của ngư dân các quốc gia khi vi phạm lãnh hải Việt Nam đều được xử lý theo pháp luật Việt Nam, với tinh thần nhân đạo.
- Lực lượng Kiểm ngư có phát hiện được nhiều vụ việc tàu cá ngư dân nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam?
- Thời gian qua, chúng tôi phát hiện khá nhiều tàu cá nước ngoài vi phạm vùng lãnh hải Việt Nam. Trong đó, theo thống kê phần lớn là tàu cá Trung Quốc. Tuy nhiên, với tất cả các tàu cá của ngư dân nước ngoài khi vi phạm vùng lãnh hải Việt Nam, cơ quan thi hành pháp luật của chúng ta sẽ tuyên truyền về Luật biển cho họ hiểu, cảnh báo và xua đuổi họ ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.
- Cục Kiểm ngư có khuyến nghị gì với ngư dân Việt Nam khi phát hiện tàu lạ đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam?
- Chúng tôi luôn khuyến khích bà con ngư dân, khi đánh bắt xa bờ nếu phát hiện tàu lạ, tàu cá nước ngoài xâm phạm trái phép vùng lãnh hải Việt Nam thì liên lạc, báo ngay cho các lực lượng thi hành pháp luật của chúng ta trên biển như Cảnh sát biển, Hải quân, Kiểm ngư. Tất cả các lực lượng đều có đường dây nóng, tiếp nhận thông tin 24/24h. Bà con ngư dân cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ cơ quan chức năng để cùng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Chúng ta giữ chủ quyền trên biển, cũng đồng thời phải tuyên truyền như thế nào để ngư dân Việt Nam hiểu, không vi phạm vùng biển chủ quyền của nước khác?
- Mỗi chuyến ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền của ta đều được lực lượng thi hành pháp luật Việt Nam tuyên truyền, ngư dân đánh bắt đúng vùng biển, đúng tuyến, không đánh bắt vào vùng biển của quốc gia khác, vì sẽ bị lực lượng chấp pháp nước sở tại xử lý. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền cho bà con ngư dân nắm vững về Luật biển, về một số quy định khi đánh bắt xa bờ như không được tắt bộ đàm liên lạc, không xâm phạm vào vùng biển nước khác…
Sau khi lập biên bản 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã phóng thích các tàu cá này. Liên quan đến việc xử lý đối với ngư dân trên biển cũng như khuyến nghị của Cục Kiểm ngư Việt Nam đối với ngư dân khi đi đánh bắt ở vùng biển xa bờ sao cho an toàn, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô.
Sau khi lập biên bản 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã phóng thích các tàu cá này. Liên quan đến việc xử lý đối với ngư dân trên biển cũng như khuyến nghị của Cục Kiểm ngư Việt Nam đối với ngư dân khi đi đánh bắt ở vùng biển xa bờ sao cho an toàn, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô.
Theo_An ninh thủ đô
Từng ao nuôi cá tra Việt sẽ lên bản đồ Google
Dự án "Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành NN&PTNT" (MESMARD-2) do chính phủ Thụy Sĩ và Bộ NN&PTNT triển khai sẽ hợp tác với Google đưa bản đồ từng ao nuôi cá tra với đầy đủ thông tin lên Internet nhằm quản lý chất lượng cá tra.
Dự án MESMARD-2 đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên nền tảng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc cá tra sẽ được cập nhật thông tin hằng ngày, định kỳ và cả đột xuất, báo cáo chủ yếu bằng email. Dữ liệu được đồng bộ từ trung ương đến địa phương, dễ dàng lưu trữ và truy xuất, sẵn sàng cho việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và đơn vị liên quan, phục vụ kịp thời việc hoạch định chính sách, điều tiết cung cầu trong sản xuất cá tra. Cơ sở dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc này yêu cầu phải nhập thông tin đầy đủ, bắt đầu từ ao nuôi.
Cụ thể, từng ao nuôi phải có địa chỉ cụ thể, họ tên người làm chủ, mã số và cả địa chỉ liên hệ, điện thoại của chủ. Các chứng chỉ quản lý chất lượng ao nuôi đã cấp cũng được thông tin đầy đủ; tình trạng ao nuôi mỗi khi có thay đổi phải cập nhật trong vòng ba ngày. Thông tin về các cơ sở chế biến cá tra cũng được cập nhật đầy đủ. Dự kiến trong quý III-2015, việc cập nhật từ ao nuôi sẽ hoàn tất.
Việc truy xuất này nhằm góp phần minh bạch thông tin về cá tra, nâng cao chất lượng quản lý sản xuất và tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu quốc gia.
QUANG HUY
Theo_PLO
Diễu binh, duyệt binh, diễu hành khác nhau như thế nào? "Lễ duyệt binh hầu như chỉ có sự tham gia của các khối quân sự thuộc nhiều quân binh chủng, nhằm biểu dương sức mạnh quân sự và tiềm lực quân sự của quốc gia". Tin tức trong ngày được dư luận quan tâm nhất - Các tin tức mới trong nước và tin thế giới trong 24h qua luôn cập nhật tại...