Việt Nam – đối tác thương mại quan trọng nhất của Italy trong ASEAN
Từ năm 2015, Việt Nam trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Italy trong ASEAN, với kim ngạch vượt 4 tỷ USD.
Theo báo cáo của Đại sứ quán Italy tại Việt Nam, năm 2015 kim ngạch thương mại Việt Nam – Italy đạt trên 4 tỷ USD, trong đó 2,851 tỷ USD hàng Việt Nam xuất sang Italia.
Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí do Eurocham tổ chức tại Hà Nội sáng 24/2, Đại sứ Italia Picciono cho biết, đầu tư của các doanh nghiệp Italy vào Việt Nam ngày càng tăng.
“Chúng tôi hy vọng sẽ có ngày càng nhiều các doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội và lợi thế có được từ chất lượng của kinh tế Việt Nam,” bà Picciono nhấn mạnh.
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng sang thị trường Italia. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Đại sứ Italy cũng cho hay, nhân dịp chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Itali Mattarella, Phòng Thương mại Italy tại Việt Nam và Cục Ngoại vụ đã ký Thỏa thuận hợp tác nhằm tạo điều kiện và xây dựng các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các địa phương của hai nước.
Bà Picciono thông báo, đoàn doanh nghiệp Italia cũng tổ chức chuyến công tác tại Vĩnh Phúc vào 18/2/2016, và dự kiến sẽ đến Huế và Đà Nẵng để tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh kế giữa Italy và Việt Nam./.
Video đang HOT
Việt Nam – Italy chủ động xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn
VOV.VN – Doanh nghiệp hai nước chủ động xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn khi các hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực.
Việt Nam liên tục xuất siêu sang Italy
11 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Italy đã đạt 2,5 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ.
Trần Ngọc
Theo NTD
GS.TS Trần Đình Thiên:"Hội nhập, phải làm sao biến con kiến thành thỏ"
GS.TS. Trần Đình Thiên: "Trong hội nhập, quan trọng nhất là phải làm sao biến con kiến thành con thỏ, đừng cố gắng quá nhiều trong việc tăng tốc con kiến"
Nhìn lại kinh tế Việt Nam trong năm 2015, GS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, những tăng trưởng kinh tế nhìn thấy rất rõ. Đó là phục hồi tăng trưởng với một con số mà đầu năm không ai nghĩ đến. Tăng trưởng rất cao trong 10 năm lại đây, lạm phát ở thấp. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đã đưa được nhiều vụ ra xét xử, làm được nhiều việc theo hướng cải cách. Có lẽ trong 3 lĩnh vực tái cơ cấu thì tái cơ cấu ngân hàng làm một cách bài bản nhất. Cùng với đó, trong hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đã đàm phán xong được nhiều Hiệp định quan trọng.
Phải "mổ xẻ" vì sao DN trong nước đông nhưng không mạnh
Tuy nhiên, GS.TS. Trần Đình Thiên cũng nhấn mạnh, nếu mổ xẻ thì cũng còn nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Tăng trưởng phần lớn do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam còn khu vực trong nước đóng góp còn rất hạn chế, đặc biệt khu vực doanh nghiệp trong nước đóng góp chưa nhiều. Tuy thành lập nhiều doanh nghiệp nhưng số đóng cửa cũng rất nhiều.
GS.TS. Trần Đình Thiên
"Một xu hướng rất rõ là số doanh nghiệp nhỏ trong nước tăng lên rất nhanh. Hội nhập mà doanh nghiệp cứ bé "tí xíu" thì rất nguy hiểm. Cần phải đặt vấn đề tại sao doanh nghiệp trong nước cứ yếu đi? Khu vực doanh nghiệp Nhà nước thì kết quả cải thiện cũng không rõ ràng. Vay nợ tăng lên, khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa mạnh lên. Cần mổ xẻ ra xem việc kinh tế tốt lên nhưng tốt lên ở khu vực nào, vì nếu tốt không đồng đều thì lại rất nguy hiểm. Nếu chỉ tốt ở mỗi phần nước ngoài đầu tư thì cũng không gọi là tốt"- GS.TS. Trần Đình Thiên phân tích.
Theo GS.TS. Trần Đình Thiên, khi hội nhập, mọi thứ sẽ được mở thông, sự phân biệt giữa trong nước và ngoài nước cũng ở mức độ vừa phải, nhưng nên phân biệt doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì tận dụng được cơ hội nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại không tận dụng được, không lớn lên được. Phải phân biệt cho rõ việc này, nếu không sẽ có cách nhìn không đúng thực chất.
"Cũng cần đặt vấn đề là tại sao từ khi gia nhập WTO đến giờ, khu vực trong nước yếu đi hoặc không mạnh lên như mong đợi, doanh nghiệp trong nước cứ bé li ti, còn khu vực nước ngoài thì tốt lên? Đây là câu chuyện rất nghiêm túc, quan trọng"- GS.TS. Trần Đình Thiên nói.
Theo GS.TS. Trần Đình Thiên, cần phải có cơ chế chính sách để làm cho doanh nghiệp trong nước mạnh lên. Hiện nay có nhiều vấn đề quan trọng phải giải quyết, nhưng cũng cần phải coi việc doanh nghiệp trong nước không mạnh lên được là vấn đề sống còn, không được sao nhãng. Đây là một trong những điểm mấu chốt trong phát triển.
GS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, doanh nghiệp của Việt Nam yếu có một lý do rất quan trọng là ta thiếu trụ cột. Trụ cột này phải làm thành chuỗi mới nối được các doanh nghiệp khác vào, hoặc đội hình doanh nghiệp Việt Nam bám theo những trụ đó để đi lên. Ta chưa làm được việc này. "Một cấu trúc doanh nghiệp tuy đông nhưng lại bé li ti, không có trụ cột thì đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm doanh nghiệp Việt Nam yếu đi. Vì thế, tới đây không chỉ cải thiện môi trường kinh doanh mà còn phải tạo ra các trụ cột. Nếu chỉ dựa vào nước ngoài thì doanh nghiệp Việt Nam không lớn được. Một nguyên nhân nữa là chúng ta thiếu chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ, hiện giờ chủ yếu vẫn là nhập khẩu. Đã nhập khẩu thì chỉ có lắp ráp, gia công"- GS.TS. Trần Đình Thiên phân tích.
Tận dụng cơ hội hội nhập để đẳng cấp doanh nghiệp vượt hẳn lên
Nhận định về bức tranh kinh tế 2016, GS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, năm 2016 cũng không khác 2015, có thể vẫn tăng trưởng giữ được bởi đầu tư nước ngoài sẽ tăng, đà cải thiện trong nước cũng tốt. "Nhưng quan trọng là ở điểm khác. Khi chúng ta hội nhập là một giai đoạn khác hẳn về chất thì đòi hỏi cach tiếp cận thay đổi hẳn, chứ còn nếu vẫn giữ như từ trước đến nay, thì chưa giải quyết vấn đề gì cơ bản".
Theo GS.TS. Trần Đình Thiên, nêu tập trung vào việc tái cơ cấu để thay đổi căn bản, bởi vì hội nhập là đòi hỏi thay đổi căn bản. Hội nhập khác với mở cửa. Mở cửa là ta chủ động về chính sách, hội nhập là ta chơi chung sân, không có riêng nữa và không có cửa để đóng, mở. Điều kiện để hội nhập đỏi hỏi những cam kết rất mạnh, đẳng cấp rất cao, nếu vẫn "chơi" theo kiểu cũ sẽ thua. Cho nên 2016, phải làm sao phải là năm khởi đầu cho một cuộc chơi phải khác về chất.
"Ở đây có 2 vấn đề, cấu trúc doanh nghiệp phải thay đổi và chương trình khởi nghiệp phải căn bản. Khởi nghiệp doanh nghiệp phải mới hoàn toàn, chứ không thể khởi nghiệp theo kiểu kiếm sống. Doanh nghiệp sinh ra là để làm giàu, cạnh tranh thắng lợi chứ không phải để kiếm sống. Tư duy doanh nghiệp phải khác hẳn. Nhà nước phải làm sao để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp khác đi, chứ còn khởi nghiệp như vừa qua thì doanh nghiệp khó lớn lên"- GS.TS. Trần Đình Thiên nói.
GS.TS. Trần Đình Thiên cũng nhấn mạnh việc phải tận dụng cơ hội. Có rất nhiều cơ hội, ví dụ như vào cộng đồng Kinh tế ASEAN, họ hỗ trợ rất tích cực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước chậm phát triển hơn. Phải tranh thủ tận dụng để vượt lên chứ không thể tranh thủ tận dụng để được "hà hơi, thổi ngạt" thì không giải quyết được vấn đề. Phải tận dụng để đẳng cấp doanh nghiệp vượt hẳn lên, phải mới hoàn toàn. Học kiểu sáng tạo, cạnh tranh, bám vào chuỗi, tiến vượt lên chứ kiểu mạnh ai ấy làm thì muôn đời không phát triển được. Quan trọng là thay đổi chất lượng bên trong thì sẽ thay đổi căn bản.
"Trong hội nhập, quan trọng nhất là phải làm sao biến con kiến thành con thỏ, nghĩa là phải thay đổi cấu trúc của con kiến, đừng cố gắng quá nhiều trong việc tăng tốc con kiến. Singapore ngày xưa cũng là con kiến nhưng dần dần họ thành con thỏ vì họ đã thay đổi cấu trúc của họ"- GS.TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Theo VOV
Kinh tế 2016 sẽ khởi sắc! Một quốc gia muốn phát triển không thể thiếu những tập đoàn tư nhân mạnh. TS Trần Đình Thi ên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh như trên khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM trước thềm năm mới 2016. Ông Thiên nhìn nhận kết quả nổi bật, điểm sáng của kinh tế năm 2015 là: Tiếp tục giữ vững...