Việt Nam – đối tác đầy tiềm năng của các nước châu Phi
Thành tựu của Việt Nam đạt được trong 30 năm qua và triển vọng trong tương lai khiến Việt Nam trở thành một ứng cử viên sáng giá cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi cùng hợp tác vì sự thịnh vượng chung.
Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong ba thập kỷ qua. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Đây là nhận định của Musa Kpaka, Cố vấn cấp cao tại Viện nghiên cứu Tony Blair ở Sierra Leone với tư cách là Trưởng nhóm cố vấn kỹ thuật của Văn phòng Tổng thống, đưa ra trong bài viết vừa đăng tải trên trang theafricareport.com.
Bài viết đánh giá Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong ba thập kỷ qua. Trong khoảng thời gian hơn 30 năm, Việt Nam đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hằng năm là 7%. Việt Nam cơ bản đã xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và hướng đến cải thiện đời sống của hàng triệu người dân.
Bài viết lưu ý Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ vượt bậc dù cũng có một lịch sử thuộc địa lâu dài và nhiều thập kỷ chiến tranh như các nước ở châu Phi. Tác giả nêu ra những yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của Việt Nam như ngày nay là đội ngũ lãnh đạo chính trị mạnh mẽ, một nhà nước sẵn sàng làm việc với lĩnh vực tư nhân, chính sách và đầu tư vào nguồn nhân lực.
Với mục tiêu đạt mức thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đang tìm kiếm các thị trường cận biên và cơ sở sản xuất mới. Dù là một nền kinh tế thiên về xuất khẩu, với giá trị xuất khẩu chiếm 201% GDP, thương mại của Việt Nam với châu Phi còn hạn chế. Tác giả bài viết cho rằng nếu hai bên hợp tác tốt, các quốc gia châu Phi có thể thu được nhiều lợi ích từ cách tiếp cận của Việt Nam đối với châu lục.
Video đang HOT
Theo bài viết, Việt Nam đang mang đến cơ hội học hỏi và phát triển chung. Chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin và học hỏi cùng làm là một trong những lĩnh vực Việt Nam đang đặt ra cho “lục địa đen”. Để tận dụng lợi thế này, các chính phủ châu Phi đang tìm kiếm quan hệ đối tác với Việt Nam.
Bài viết kết luận mô hình hợp tác phát triển toàn cầu đang thay đổi và châu Phi cần các đối tác phi truyền thống để học hỏi và phát triển cùng. Việt Nam là một trong những đối tác như vậy.
An Giang ký thỏa thuận xuất khẩu 3 triệu tấn gạo với Cộng hòa Sierra Leone
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đã ký biên bản ghi nhớ hợp đồng xuất khẩu 3 triệu tấn gạo cho Sierra Leone trong 3 năm.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone Julius Maada Bio và Phu nhân Tổng thống Fatima Maada Bio cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Sierra Leone, sáng 18/3, tại An Giang, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Lâm nghiệp nước Cộng hòa Sierra Leone Abu Bakarr Karim và ông Đỗ Thành Nhân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đã ký biên bản ghi nhớ hợp đồng xuất khẩu 3 triệu tấn gạo cho Sierra Leone trong 3 năm.
Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone Julius Maada Bio và Bí Thư tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ hợp đồng xuất khẩu 3 triệu tấn gạo cho Sierra Leone trong 3 năm giữa Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Lâm nghiệp nước Cộng hòa Sierra Leone Abu Bakarr Karim và Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) Đỗ Thành Nhân.
Thỏa thuận hợp tác được ký kết trong bối cảnh kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Sierra Leone (24/6/1982-24/6/2022) và lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm trao đổi đoàn cấp nguyên thủ của hai nước. Đây là sự kiện đánh dấu quá trình hợp tác toàn diện không chỉ của Angimex với nước Cộng hòa Sierra Leone, mà còn là sự hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam và Sierra Leone.
Theo nội dung bản ghi nhớ, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang sẽ cung cấp cho Sierra Leone 3 triệu tấn gạo trong 3 năm, qua đó từng bước mở rộng thì trường xuất khẩu gạo sang các quốc gia trong khu vực Tây Phi trong tương lai.
Trong khuôn khổ hợp tác, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang sẽ chuyển giao mô hình cánh đồng mẫu cho các doanh nghiệp Cộng hòa Sierra Leone. Cánh đồng mẫu là yếu tố thành công đầu tiên của Angimex để đảm bảo nguồn lúa đầu vào đạt chất lượng cao. Việc mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn là một trong các giải pháp nâng cao giá trị hạt gạo cho xuất khẩu theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi tham gia vào mô hình cánh đồng mẫu lớn, nông dân sẽ đưa các giống lúa có năng suất và chất lượng cao gieo sạ đồng loạt cùng một giống, cùng một cánh đồng.
Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Tài nguyên biển Sierra Leone Emma Kowa Jallo và ông Doãn Tới - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Việt đã ký biên bản ghi nhớ trên lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Do đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao kết hợp thực hiện cánh đồng lớn mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, từ việc thay đổi tư duy sản xuất đến nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo trong tương lai, các dịch vụ nông nghiệp từ Angimex cung cấp cho nông dân sẽ đi vào chiều sâu, giúp bà con tiết kiệm chi phí chọn giống, gieo trồng và thu hoạch. Không chỉ vậy, Angimex còn hỗ trợ đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật gieo trồng cho bà con nông dân, giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình canh tác.
Chia sẻ về thỏa thuận hợp tác, Chủ tịch Hội đồng quản Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang Đỗ Thành Nhân cho biết, công ty là thành viên Tập đoàn Louis Holdings - một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lương thực, vật tư nông nghiệp, thương mại dịch vụ... với ngành hàng chủ lực là lúa, gạo.
Angimex tập trung phát triển vào lĩnh vực cốt lõi là lúa gạo, nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm gia tăng giá trị cho nông nghiệp. Đây là đơn vị đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép theo Nghị định 109 của Chính phủ về việc xem xét đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo năm 2011. Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển hơn 45 năm, sản phẩm gạo của công ty được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới. Năm 2020, Angimex đã được chứng nhận doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín do Bộ Công thương trao tặng. Năm 2021, Angimex lọt vào top 3 Doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam. Năm 2022, Angimex đặt mục tiêu công suất các nhà máy chế biến gạo đạt tổng sản lượng tối đa lên đến 1 triệu tấn/năm.
Bí Thư tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang (phải) tặng quà lưu niệm cho Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone Julius Maada Bio.
"Angimex kỳ vọng bản ghi nhớ xuất khẩu 3 triệu tấn gạo trong 3 năm với Sierra Leone sẽ là tiền đề cho những đơn hàng lớn hơn trong khu vực Tây Phi sau khi các quốc gia lân cận thấy được quy mô và tiềm lực của công ty. Trong chiến lược phát triển dài hạn, Angimex đặt mục tiêu trở thành top 1 trong lĩnh vực xuất khẩu gạo và chiếm lĩnh thị trường gạo nội địa", ông Đỗ Thành Nhân nhấn mạnh.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone Julius Maada Bio và Phu nhân là hoạt động trao đổi đoàn cấp nguyên thủ đầu tiên của hai quốc gia; đồng thời là bước phát triển tích cực và tốt đẹp giữa hai nước trong bối cảnh các nước châu Phi; trong đó có Sierra Leone coi trọng thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Mong sớm nối lại chuyến bay giữa Việt Nam với các nước có đông kiều bào Bà con kiều bào gửi gắm mong muốn Chính phủ sớm có các quy định phù hợp để người có hộ chiếu vắc xin có thể về thăm quê hương, đặc biệt mở trở lại những chuyến bay giữa Việt Nam với các quốc gia có đông kiều bào Việt đang sinh sống. Hội nghị trực tuyến với các vị ủy viên Ủy...