Việt Nam đối mặt nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định trước diễn biến phức tạp của dịch trên thế giới, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các nước vào Việt Nam là rất lớn.
Sáng 24/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới” với sự tham gia của các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay Việt Nam có 83 ngày không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là tín hiệu vui nhưng cũng không ít phần lo lắng.
Trên thế giới, số ca mắc đang tăng nhanh ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á và chưa có xu hướng ngừng lại. Các chuyên gia đánh giá về sinh học phân tử, giải trình tự gene của virus SARS-CoV-2 hiện nay chưa thấy có đột biến biến so với hồi tháng 7 nhưng tốc độ lây nhiễm cao. Hệ số lây nhiễm không tăng nhưng ngày càng nhiều người nhiễm. Quần thể nhiễm ở các nước rất cao. Vì vậy, việc phòng, chống Covid-19 ở các nước này khó khăn hơn rất nhiều.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị sáng 24/11. Ảnh: Tuấn Dũng.
Người nhập cảnh trái phép là thách thức lớn
Ông Long khẳng định trước sự phức tạp của dịch trên thế giới, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các nước vào Việt Nam rất lớn. Hôm qua (23/11), chúng ta có 5.000 người nhập cảnh và xuất cảnh. Trong đó, phía bắc phát hiện 77 trường hợp nhập cảnh trái phép. Phía Nam phát hiện 2-3 trường hợp. Điều này là thách thức rất lớn cho Việt Nam trong kiểm soát chặt đường biên.
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó tư lệnh Bộ đội biên phòng, thông tin từ đầu năm đến nay, Việt Nam có 20.161 trường hợp nhập cảnh trái phép, đồng thời chúng ta cũng tiếp nhận 8.340 người Việt Nam được các nước trao trả qua cửa khẩu.
Đặc biệt, thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu giao thương, đi lại và tìm việc làm của nhân dân khu vực biên giới rất lớn. Vì thế, nhiều người tìm cách xuất nhập cảnh trái phép để tìm kiếm việc làm.
Thời gian qua, chúng ta phát hiện nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép hoặc người Trung Quốc hết hạn visa đã tìm cách lưu trú ở nhà nghỉ, khách sạn trốn tránh sự kiểm tra, làm giả giấy tờ để kéo dài thời gian ở Việt Nam. Tại biên giới Lào, Campuchia hay trên biển, cơ quan chức năng đều ghi nhận nhiều ca xuất nhập cảnh trái phép.
Video đang HOT
“Gần đây, chúng ta phát hiện nhiều trường hợp lẩn trốn trên phương tiện vận chuyển hàng hóa như xe tải, container, trà trộn tàu hàng cá để tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam”, thiếu tướng Hạnh nói.
Bên cạnh đó thách thức trong kiểm soát đường biên, Bộ trưởng Y tế cũng bày tỏ lo ngại tại một số địa phương đang có tình trạng lơ là giám sát thực hiện cách ly theo quy định, đặc biệt ở khu lưu trú dân sự, khách sạn.
“Đối với việc cách ly tại khách sạn, vai trò chính quyền địa phương giám sát rất quan trọng nhưng hiện nay có nhiều nơi rất chủ quan. Sự phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ. Chúng ta không thể bảo đảm 100% ngăn chặn, kiểm soát tốt dịch Covid-19. Nguy cơ cao vẫn hiện hữu”, ông Long nói.
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó tư lệnh Bộ đội biên phòng, thông tin từ đầu năm đến nay, Việt Nam có 20.161 trường hợp nhập cảnh trái phép. Ảnh: Tuấn Dũng.
Nguy cơ bỏ lọt bệnh nhân mắc Covid-19
Về xét nghiệm, hiện Việt Nam tiến hành 4.000 mẫu/ngày. So với trường hợp có dấu hiệu cúm, ho, sốt, viêm phổi nặng, con số xét nghiệm này vẫn rất thấp, dễ bỏ lọt trường hợp mắc Covid-19.
“Chúng ta có cơ chế chi trả cho xét nghiệm từ nguồn bảo hiểm y tế nhưng các địa phương chưa đôn đốc, mạnh dạn và thực hiện triệt để chỉ đạo”, ông Long nói.
Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết hiện nay Việt Nam có khoảng hơn một ca mắc/một triệu dân. Nếu gặp tình huống như Nga, Mỹ, Pháp có cùng lúc 30.000 ca mắc/một triệu dân, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. “Chỉ cần có 3.000 ca mắc/một triệu dân, chúng ta không có cơ sở y tế nào điều trị nổi”, ông Khoa nói.
Các địa phương hiện có trang bị hầu hết máy thở chức năng cao, nhưng năng lực điều trị còn hạn chế. Chúng ta chỉ có một số bệnh viện tự chủ được kỹ thuật, hầu hết huy động từ bệnh viện tuyến trên. Vì vậy, Việt Nam phải chuẩn bị sẵn lực lượng cán bộ y tế nội khoa để không bỡ ngỡ khi tham gia với các cơ sở điều trị thiết lập bệnh viện dã chiến.
Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các địa phương luôn chuẩn bị cho tình huống xấu là dịch xảy ra trên địa bàn để bình tĩnh đối phó khi bùng dịch.
Ông Long cũng khuyến cáo hiện nay các cơ sở y tế gần như quay trở lại hoạt động bình thường, nhiều bệnh nhân đến cơ sở y tế nên nguy cơ lây nhiễm tại đây rất cao. Vì thế, ông đề nghị các bệnh viện chấn chỉnh công tác xét nghiệm, tăng cường sàng lọc các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở để phát hiện ca nhiễm kịp thời.
Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đối với toàn bộ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, đặc biệt từ nước có dịch cần phải được xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19 để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Đề xuất cần kịch bản sống chung an toàn với Covid-19
Trước việc Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn đề xuất cần chỉ thị mới để vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch, Thủ tướng giao Bộ Y tế trình phương án.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 chiều 27/8, ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng, cho biết sau một tháng giãn cách xã hội, nhiều người dân, đặc biệt hộ nghèo và người lao động phổ thông, sinh viên gặp khó khăn.
Ngoài sử dụng ngân sách và huy động nguồn lực để hỗ trợ bước đầu, thành phố đang xem xét tình hình diễn biến dịch để nới lỏng một số quy định giãn cách xã hội để nhân dân có thể tham gia lao động, sản xuất, buôn bán, thi công công trình.
"Thành phố cũng sẽ thực hiện các tiêu chí phòng, chống dịch ở bệnh viện, chợ, trường học, bến xe, trường học", ông Chinh nói.
Bãi biển Đà Nẵng vắng vẻ trong Covid-19. Ảnh: Nguyễn Đông.
Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho rằng dù Việt Nam hiện vẫn là quốc gia chống dịch thành công, nhưng đây là cuộc chiến lâu dài, chưa thể xác định được thời gian kết thúc, có thể cuối năm nay hoặc kéo dài hơn.
"Chúng ta xác định sống chung an toàn với dịch, nhưng phải có phương án cụ thể mới đáp ứng được mục tiêu kép vừa chống dịch an toàn, bảo vệ được người dân và vừa phát triển kinh tế, xã hội", ông Đơn nói. Muốn làm được điều này, theo ông phải có kịch bản riêng cho từng lĩnh vực. "Tôi nghĩ cả nước đang đồng lòng".
Việc từng bước mở cửa nối lại hoạt động kinh tế bị đứt gãy cần làm chặt chẽ, đặt an toàn lên trên hết. "Việc này không nên ồ ạt, nếu chủ quan, dịch bùng phát trở lại sẽ nảy sinh nhiều bất cập", ông nói và đề nghị cần chế tài mạnh mẽ hơn, bắt buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng.
Đồng quan điểm, trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, nói cả nước cần chuyển trạng thái nhận thức mới cho mục tiêu kép, đề xuất Thủ tướng có chỉ thị mới, khác với Chỉ thị 15, 16 và 19 giải quyết cho những vấn đề mang tính chiến thuật, vụ việc đang nóng hổi, kịp thời.
"Mục tiêu kép là chiến lược dài hơi cần nội dung mới để các ngành, địa phương có kịch bản cụ thể cho tình hình mới", ông nói và cho biết Bộ Công an đang chỉ đạo xử lý mạnh tay hơn nữa những trường hợp vi phạm phòng chống dịch, như tụ tập đông, gây rối, đua xe trái phép.
Y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến Hoà Vang. Ảnh: Nguyễn Đông.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định đã có mầm bệnh trong cộng đồng, cả nước phải có trạng thái sẵn sàng sống chung với dịch. Chính phủ đã giao quyền cho lãnh đạo địa phương chủ động phương án về phòng chống dịch, phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tế và chịu trách nhiệm với quyết định đưa ra.
Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cho rằng nếu địa phương đã kiểm soát tốt được dịch nên mở cửa dần dần để phát triển kinh tế, trong đó có phải có kế hoạch thu hút FDI, quy trình để chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam... Việc này có thể làm thí điểm ở một số địa phương.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong phạm vi quốc gia, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng lây lan trong cộng đồng, mới nhất là ở Hà Nam. Do đó tuyệt đối, các địa phương không để tâm lý chủ quan, coi thường mà phải đưa ra phương châm sống chung với dịch hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu.
Về ý kiến cần có chỉ thị trong tình hình mới, Thủ tướng giao cho quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long sớm trình phương án cụ thể cho Chính phủ. "Người dân cũng cần có văn hoá ứng xử với dịch bệnh khi tình hình trên thế giới chưa được khống chế và chưa có vắc xin", ông nói.
Bộ Y tế cũng được giao khẩn trương hoàn thiện các hướng dẫn an toàn trong bệnh viện, trường học, nơi làm việc, phương tiện giao thông công cộng với nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đặc biệt là phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở y tế.
Nói không để tình trạng "quá lo về dịch bệnh rồi đóng cửa", gây khó khăn cho kinh tế cũng như đời sống dân nghèo, Thủ tướng đề nghị các tỉnh, thành phố ban hành và hoàn thiện chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch; đồng thời có phương án cụ thể để phát triển sản xuất kinh doanh. Trường hợp đặc biệt phát hiện ổ dịch mới sẽ giãn cách xã hội trong phạm vi cần thiết.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Ngoại giao chủ trì điều phối các chuyến bay đưa người Việt mắc kẹt ở nước ngoài về Việt Nam và chuyên gia, nhà đầu tư đến Việt Nam bằng các hình thức linh hoạt, tránh quá tải các cơ sở cách ly tập trung. Bên cạnh đó, cần tăng dần chuyến bay đến các nước dịch đã được kiểm soát, kể cả thương mại và đưa người Việt Nam về nước trên cơ sở kiểm soát và đảm bảo an toàn.
Không cho người đợi kết quả xét nghiệm lần hai ra khỏi khu cách ly Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ nghiêm quy định về cách ly, tuyệt đối không để người đang đợi kết quả xét nghiệm lần hai ra khỏi khu cách ly tập trung. Yêu cầu này được quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra trong cuộc giao ban trực tuyến với các bệnh viện tuyến trung ương và Sở Y...