Việt Nam đề xuất nội dung xây dựng châu Á hậu Covid-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung hợp tác hậu Covid-19 khi phát biểu tại Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm nay tham dự Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 26 theo hình thức trực tuyến. Đây là một trong những diễn đàn đối thoại chính sách hàng đầu ở châu Á do hãng thông tấn Nhật Bản Nikkei tổ chức thường niên từ năm 1995 với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao, doanh nghiệp và học giả các nước châu Á và quốc tế, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Hội nghị năm nay có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, Tổng thống Sri Lanka, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Nepal, Thủ tướng Pakistan, Thủ tướng Thái Lan, Phó thủ tướng Singapore và cựu thủ tướng Malaysia, cùng hơn 500 đại biểu từ các bộ ngành, tổ chức khu vực và quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị hôm 20/5. Ảnh: Báo Chính phủ .
Các đại biểu đã thảo luận về tình hình kinh tế, chính trị thế giới trong bối cảnh mới, nỗ lực ứng phó dịch bệnh Covid-19 vốn đang diễn ra phức tạp, khó lường, khó dự báo ở khu vực, những thách thức truyền thống và phi truyền thống mà châu Á phải đối mặt, cũng như giải pháp kiến tạo kỷ nguyên mới sau đại dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc, khó lường đến cục diện thế giới, khu vực cũng như đời sống kinh tế xã hội của tất cả các nước, cho rằng đây là thời điểm đòi hỏi các quốc gia gác lại mâu thuẫn, đoàn kết thống nhất giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua đại dịch.
Video đang HOT
“Đại dịch Covid-19 được đánh giá là thảm họa lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt kể từ sau Thế chiến II. Càng trong những lúc khó khăn, chúng ta càng cần đoàn kết hơn nữa, hợp tác bình đẳng, gắn bó hơn nữa để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức. Hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi phải có những hành động và giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt và đặc biệt. Chúng ta cần khuôn khổ hợp tác mới với những đột phá cần thiết để vừa giúp nền kinh tế trụ vững qua đại dịch, vừa đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững và bao trùm trong tương lai”, ông nói.
Với phương châm phát triển nội lực, khả năng thích ứng, tự lực tự cường, củng cố hợp tác quốc tế, lấy con người làm trung tâm, lấy những giá trị văn hoá cốt lõi tốt đẹp làm nền tảng, lấy khó khăn thách thức làm động lực vươn lên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung hợp tác để các nước cùng “chung tay xây dựng châu Á hoà bình, hợp tác, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong kỷ nguyên hậu Covid-19″.
Các nội dung hợp tác này gồm phát triển hạ tầng chiến lược chất lượng cao, thúc đẩy tiến trình hội nhập và liên kết kinh tế bình đẳng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững, tăng cường phối hợp xử lý đại dịch Covid-19 và nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng, bảo đảm môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
“Một châu Á vươn lên vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng chính là khát vọng chung các quốc gia trong khu vực. Châu Á có trong tay cơ hội và sức mạnh để định hình vai trò và vị thế của mình trong giai đoạn mới của thế giới và để có thể nói rằng: Tương lai là châu Á, châu Á cùng hướng đến tương lai”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay.
Thủ tướng cũng khẳng định các nước cần đóng góp có trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi. Tranh chấp và bất đồng liên quan vấn đề Biển Đông cần được giải quyết bằng giải pháp hoà bình, thượng tôn pháp luật, nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, phát huy cơ chế hợp tác đa phương, thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phối hợp chặt chẽ trong đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời cảm ơn tới các nước trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, đã giúp đỡ Việt Nam trong thời gian qua, nhất là tích cực hỗ trợ ứng phó Covid-19 và khắc phục hậu quả lũ lụt, hạn hán, thiên tai.
Lãnh đạo cấp cao các nước đồng tình ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đặc biệt là những định hướng quan trọng để châu Á phục hồi kinh tế và định hình vai trò và vị thế của mình trong giai đoạn mới của thế giới.
Đại sứ Việt Nam tái ứng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ gửi công hàm thông báo đại sứ Nguyễn Hồng Thao ứng cử lần hai vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027.
Công hàm đã được gửi đến Liên Hợp Quốc và các quốc gia, chính thức khởi động chiến dịch vận động tái tranh cử của Việt Nam vào cơ quan pháp lý quan trọng của Liên Hợp Quốc, theo thông cáo hôm nay của Bộ Ngoại giao. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao hiện là một trong 10 ứng viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bầu cử ILC dự kiến diễn ra tháng 11/2021 tại New York, Mỹ. Ứng viên có số phiếu cao nhất trong những người đạt quá bán phiếu bầu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ được lựa chọn.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao. Ảnh: Bộ Ngoại giao .
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là nhà ngoại giao kỳ cựu với 40 năm hoạt động, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực luật quốc tế. Ông tốt nghiệp tiến sỹ luật tại Trường Paris I, Đại học Sorbonne, Pháp và từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, trưởng đoàn đàm phán hiệp định biên giới với các nước láng giềng.
Đại sứ Thao cũng giữ vai trò cố vấn pháp lý cho các dự án luật quan trọng như Luật Biển, Luật Môi trường, và là thành viên sáng lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL), Hội Luật quốc tế Châu Á (AsianSIL). Ông được phong đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Malaysia từ 2011 đến 2014 và tại Kuwait từ 2014 đến 2017. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao hiện nghiên cứu và giảng dạy Luật quốc tế tại Học viện Ngoại giao.
Năm 2016, đại sứ trở thành người Việt Nam đầu tiên trúng cử thành viên ILC. Trong nhiệm kỳ 2017-2022, đại sứ chủ động thúc đẩy các kết quả nghiên cứu của ILC, tích cực tham gia thảo luận các chủ đề tại ủy ban.
Ông đóng góp không nhỏ vào báo cáo đầu tiên của Nhóm nghiên cứu chủ đề mực nước biển dâng và quan hệ với luật quốc tế trong năm 2020. Tháng 11/2020, cùng một số thành viên ILC, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao phát biểu tại hội thảo tổ chức trong khuôn khổ kỳ họp Ủy ban VI, Liên Hợp Quốc với chủ đề "Hệ quả pháp lý của dịch bệnh: đánh giá 10 tháng qua". Những ý kiến của đại sứ được đồng nghiệp, thành viên ILC đánh giá cao.
Ngoài các đóng góp giá trị về chuyên môn, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã phát huy vai trò kết nối, xây đắp quan hệ giữa các thành viên ILC. Đại sứ là diễn giả tại nhiều trường đại học cũng như hội thảo danh tiếng trong khu vực. Năm 2018, ông được ILC tín nhiệm bầu làm Phó chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế dịp kỷ niệm 70 năm thành lập cơ quan này.
Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) được thành lập theo Nghị quyết số 174 (II) ngày 21/11/1947 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế, thông qua việc nghiên cứu, thảo luận và đưa ra khuyến nghị. ILC là nơi sản sinh nhiều điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng, trong đó tiêu biểu là Công ước Vienna năm 1969 về Điều ước quốc tế.
34 thành viên của ILC, hoạt động trong nhiệm kỳ 5 năm, được Đại hội đồng bầu từ danh sách ứng viên do các quốc gia đề cử. Cơ cấu thành viên ILC được phân bổ theo khu vực như sau: 8 ghế cho châu Phi, 7 ghế cho châu Á - Thái Bình Dương, 3 ghế cho Đông Âu, 6 ghế cho Mỹ La tinh và Caribbean, 8 ghế cho Tây Âu và các nước khác, 1 ghế cho châu Phi hoặc Đông Âu luân phiên nhau; và 1 ghế cho châu Á hoặc Mỹ Latinh và Caribbean luân phiên nhau.
Năm 2021, châu Á - Thái Bình Dương sẽ có 8 vị trí. Hiện các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... đã thông báo ứng cử.
Đô đốc EU để mở khả năng chia sẻ công nghệ quốc phòng với Việt Nam Đô đốc Juergen Ehle, cố vấn quân sự của EU, nhấn mạnh quan tâm của EU với châu Á và Biển Đông, đồng thời để mở khả năng chia sẻ công nghệ quốc phòng với Việt Nam. "Câu trả lời là có thể, nhưng chúng ta phải thảo luận chi tiết hơn",chuẩn đô đốc Juergen Ehle, Cố vấn Quân sự Cấp cao tại...