Việt Nam đề xuất hai loài rùa cấm buôn bán quốc tế
Tại Hội nghị các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp 16, lần đầu tiên Việt Nam đưa ra đề xuất chuyển hai loài rùa vào nhóm nghiêm cấm buôn bán quốc tế.
Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đã phối hợp với Ban thư ký CITES quốc tể tổ chức Lễ khai mạc Hội nghị các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) lần thứ 16 (CoP16) và Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tổ chức này.
CoP16 được tổ chức với 3.000 đại biểu đến từ 178 quốc gia thành viên và gần 200 các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ. Đoàn Việt Nam tới dự Hội nghị với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Rùa hộp trán vàng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao
Với sự hỗ trợ của tổ chức WCS, lần đầu tiên sau gần 20 năm tham gia CITES, Việt Nam đưa ra đề xuất chuyển hai loài rùa – rùa hộp trán vàng ( Cuora galbinifrons) và rùa Trung bộ ( Mauremys annamensis) từ Phụ lục II (cần giấy phép) lên Phụ lục I của CITES (nhóm nghiêm cấm buôn bán quốc tế). Đồng thời Việt Nam cũng phối hợp với Thái Lan đề xuất đưa loài gỗ trắc ( Dalbergia cochinchinensis) và phối hợp với Hoa Kỳ đề xuất đưa họ rùa đầu to (Platysternidae) vào Phụ lục II. Việc đưa ra các đề xuất này đã thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam đối với công tác bảo tồn các loài hoang dã trên toàn cầu, được nhiều nước thành viên CITES và tổ chức quốc tế ủng hộ và đánh giá cao.
Video đang HOT
Tại cuộc họp bàn tròn Bộ trưởng các nước thành viên CITES và họp Bộ trưởng các nước ASEAN, nhiều quốc gia đã đưa ra cam kết tăng cường sự hợp tác nhằm đấu tranh với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với loài hoang dã và lâm nghiệp. Phát biểu tại các phiên họp Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ các bên để giải quyết những vấn đề liên quan tới tội phạm đối với các loài hoang dã và lâm nghiệp ở cấp độ khu vực và toàn cầu.
Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, viết tắt là CITES đã ra đời từ năm 1973. Tới nay đã có 178 nước thành viên, Việt Nam là nước thứ 121 tham gia Công ước vào năm 1994. CITES điều chỉnh việc buôn bán quốc tế hơn 35.000 loài động vật, thực vật hoang dã bằng các cơ chế, chính sách và quy định quốc tế được áp dụng trên toàn thế giới.
CoP16 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 14/3/2013. Tại Hội nghị lần này sẽ có 79 chương trình nghị sự để thảo luận về 71 đề xuất sửa đổi Phụ lục I và II.Theo quy định của CITES thì CoP được tổ chức 3 năm một lần tại một trong những nước thành viên.
Theo Dantri
Báo Tây nói về cơn cuồng sừng tê giác ở VN
Nhu cầu sừng tê giác ở VN đang đe dọa quét sạch một loài vật đã có mặt trên trái đất từ 50 triệu năm trước, tờ ITV của Anh nhận định.
"Ông có muôn thử không?" Người đàn ông tên Lê - có lẽ không phải tên thật, hỏi tôi. Tôi lịch sự từ chối.
Lê không muốn chúng tôi quay phim khuôn mặt của mình, nhưng vui vẻ chỉ dân cho chúng tôi cách mài sừng tê giác. Thậm chí anh ta còn mời tôi dùng thử.
Anh ta sử dụng một chiêc đĩa đặc biệt, chuyên dùng đê mài sừng tê giác. Trên thành còn có hình vẽ của một con tê giác. Trong vòng 15 phút, anh mài mâu sừng vòng quanh chiêc đĩa với một chút nước cho đên khi thu được một lượng bột sừng vừa ý.
Mài sừng tê giác
Lê nói: "Tôi sử dụng nó khi tôi có cảm giác khó chịu trong người, nó rất tốt trong việc tây rửa cơ thể. Tôi thậm chí còn cho con mình dùng một thìa nhỏ khi nó bị sốt".
Việc sử dụng sừng tê giác như một thứ thuôc chữa bách bệnh, từ đau đầu đến ung thư đã gia tăng tại Việt Nam trong những năm qua. Nhu cầu này gây nên một thảm họa cho các loài tê giác châu Phi. Từ đâu năm, 100 con tê giác đã bị giêt đê lây sừng. Con sô tê giác bị giêt trong cả năm trước là 700.
Như vậy, cứ môi 14 giờ lại có một con tê giác bị hạ sát. Đây là một con sô tàn nhân.
Các nhà bảo tôn cho rằng, nhu câu sừng tê giác từ Việt Nam là một nguyên nhân quan trọng đây tê giác châu Phi đên bờ vực tuyệt chủng.
Trong căn phòng phía sau một cửa hàng nhỏ ở Hà Nội, một cuộc mặc cả đang diên ra. Người bán thuyêt phục, nêu mua toàn bộ chiêc sừng, giá tính trên mỗi gram sẽ rẻ hơn là mua lẻ.
Chiêc sừng tê giác đang được ngã giá
Người đàn ông này tàng trữ nhiêu sừng tê giác hơn so với những gì tôi được nghe trước đó. Ông ta chụp lại ảnh của môi chiêc sừng mà mình bán được.
Ông nói: "Nêu anh đên nhà tôi sớm hơn, thường sẽ có từ 60 - 70kg sừng. Còn hiện giờ tôi chỉ có vài kg thôi".
Bán sừng tê giác ở Việt Nam là bất hợp pháp, nhưng ông không sợ cảnh sát. "Bạn có thể trả tiền hối lộ", ông tuyên bố, khi chúng tôi hỏi ông có sợ bị bắt không.
Cái giá cuối cùng được ông đưa ra tương đương 5.000 Bảng Anh cho 100 gram sừng tê giác.
Không chỉ dùng tươi, sừng tê giác còn được bào chê thành thuôc với giá rẻ hơn, khoảng 30 Bảng cho một vỉ lớn. Tôi đã ghé thăm một khu phô buôn bán thuôc cô truyên ở Hà Nội, nơi bán loại thuôc này. Người bán đã hướng dân cho tôi cách hòa nó với nước đê uông.
Các nhà hoạt động cho rằng, chỉ có một cách duy nhât đê châm dứt nạn săn bắn động vật quý hiêm, đó là châm dứt việc sử dụng chúng trong y học cổ truyên châu Á.
Văn phòng của một bác sĩ mê sừng tê giác
Tôi đã hỏi bác sĩ có tên T trả lời như thế nào với những nghiên cứu ở phương Tây, cho rằng không có bât cứ bằng chứng khoa học nào khẳng định sừng tê giác là thứ thuôc chữa được mọi thứ bệnh của con người.
Ông bác sĩ này trả lời: "Mặc dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh sừng tê giác hữu dụng, nhưng lịch sử đã chứng minh điêu này".
Với một niêm tin huyên hoặc như vậy, nhu cầu vê sừng tê giác ở Việt Nam đang đe dọa quét sạch dân số của một loài vật to lớn đã có mặt trên trái đất 50 triệu năm.
Theo 24h
70% số sừng tê giác ở Việt Nam là giả Việt Nam không phải là thị trường chính tiêu thụ sừng tê giác, nhưng đang bị "mang tiếng" vì là nơi trung chuyển cho thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, có đến 70% số sừng tê giác ở Việt Nam được kiểm tra là giả. Đó là những thông tin được đưa ra sau buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Môi trường...