Việt Nam đề xuất giải pháp về bình đẳng giới tại Hội nghị Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Manama, Bahrain, sáng 13/3 (giờ địa phương), Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã có bài phát biểu về chủ đề Bình đẳng giới trong các nghị viện tại phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới (ASGP).
Toàn cảnh Hội nghị Hiệp hội các Tổng thư ký nghị viện thế giới. Ảnh: TTXVN phát
Tổng Thư ký Quốc hội đánh giá cao việc ASGP chọn bình đẳng giới là một trong những chủ đề thảo luận tại hội nghị lần này, đồng thời khẳng định việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và được bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng như Luật Bình đẳng giới, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân…nhằm bảo vệ và thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ, khuyến khích phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội. Các dự luật trình Quốc hội xem xét, thông qua đều phải có đánh giá tác động về giới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã có những chỉ đạo sát sao về tăng cường các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho các ứng cử viên nữ tham gia vận động bầu cử, cũng như các nữ đại biểu Quốc hội khi đã trúng cử; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cử tri và nhân dân về vai trò của phụ nữ tham gia Quốc hội.
Video đang HOT
Các Tổng Thư ký tham dự hội nghị ấn tượng với những con số thể hiện sự tiến bộ về bình đẳng giới tại Quốc hội Việt Nam trong những năm qua: Quốc hội khóa XIII (2011-2016) có nữ đại biểu chiếm 24,2%, khóa XIV (2016-2021) đạt tỷ lệ 27,31%, khóa XV (2021-2026) đạt tỷ lệ 30,26%. Quốc hội Việt Nam hiện đứng thứ 64 về tỷ lệ nữ đại biểu theo Dữ liệu Toàn cầu tháng 2/2023 về nghị viện quốc gia của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU). Các đại biểu cũng ấn tượng với việc Quốc hội Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ trong nhiệm kỳ khóa XIV và hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội.
Tại Phiên thảo luận toàn thể của ASGP, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã đề xuất 3 giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa vấn đề bình đẳng giới trong các nghị viện thành viên IPU thời gian tới.
Thứ nhất, ASGP cần có báo cáo tổng kết các kinh nghiệm, kiến nghị và đề nghị IPU thông qua nghị quyết, báo cáo hoặc tuyên bố về vấn đề bình đẳng giới trong các nghị viện. Trên cơ sở đó, các nghị viện cam kết có các hành động cụ thể để triển khai thực hiện.
Thứ hai là cần thúc đẩy hợp tác liên nghị viện và giữa nghị viện các nước thành viên với các tổ chức Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế về phụ nữ, nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền của phụ nữ. Các quốc gia là hình mẫu tiến bộ về bình đẳng giới cần đẩy mạnh hoạt động chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với các nước trong lĩnh vực này.
Thứ ba, IPU cần tăng cường các hình thức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho các nữ đại biểu quốc hội nòng cốt tại nghị viện các nước về năng lực hoạt động nghị trường, khả năng nội luật hóa các cam kết quốc tế về bình đẳng giới, cách tiếp cận pháp luật thông qua lăng kính về giới, kỹ năng phân tích dữ liệu bình đẳng giới phục vụ công tác xây dựng pháp luật… Trên cơ sở đó, các nữ đại biểu quốc hội này sẽ trở thành hạt nhân nòng cốt thực hiện vai trò tập huấn, bồi dưỡng lại cho các nữ đại biểu quốc hội tại quốc gia mình.
Bahrain kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hành động để đảm an ninh và hòa bình
Phóng viên TTXVN có mặt tại Manama đưa tin Phó Thủ tướng Bahrain Shaikh Khalid bin Abdullah Al Khalifa đã kêu gọi các đoàn nghị viện tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 146, đạt được sự đồng thuận về các quyết định nhằm nâng cao tinh thần khoan dung và cùng chung sống hòa bình, cũng như làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác quốc tế để đạt được an ninh và hòa bình.
Khoảng 2.000 đại biểu đến từ gần 140 quốc gia tham dự Đại hội đồng IPU-146. Ảnh minh họa: Nguyễn Trường/TTXVN
Thay mặt Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa, ông Al Khalifa đã phát biểu khai mạc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 146 vào tối 11/3, trong đó ông nhấn mạnh với chủ đề "Thúc đẩy chung sống hòa bình và các xã hội bao trùm: Chống lại sự không khoan dung", mục tiêu của Đại hội đồng IPU-146 hướng tới các nỗ lực chấm dứt chiến tranh và khủng hoảng, hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững thông qua các giải pháp công bằng, thúc đẩy hợp tác kinh tế, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại và đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Ông Al Khalifa tái khẳng định cam kết của Bahrain trong việc thúc đẩy các nỗ lực cải thiện an ninh, ổn định và hòa bình toàn cầu, nhấn mạnh rằng chủ đề "Thúc đẩy sự chung sống hòa bình và các xã hội bao trùm: Chống lại sự không khoan dung" phản ánh các mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập các giá trị của lòng khoan dung và hòa bình, bác bỏ sự chia rẽ và hận thù, đồng thời đoàn kết nhân loại, vốn là trụ cột cơ bản để đảm bảo an ninh, ổn định, và phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Bahrain nêu rõ Đại hội đồng IPU lần thứ 146 và các cuộc họp liên quan diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng do sự thù địch, chiến tranh và thiên tai; cho rằng sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và những thách thức khác tiếp tục tác động đến cuộc sống hiện tại của người dân trên toàn thế giới và đe dọa các thế hệ tương lai.
Ông Al Khalifa lưu ý những thách thức như vậy đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các chính phủ và quốc hội các quốc gia trách nhiệm to lớn trong việc đạt được một hệ thống chính trị và kinh tế công bằng, bình đẳng và gắn kết hơn, được củng cố bởi các nền tảng của tình hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và cùng chung sống hòa bình. Ông kêu gọi các nghị viện cùng nhau hành động nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như thúc đẩy các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Để giải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay, ông Al Khalifa nêu rõ cộng đồng quốc tế cũng cần khuyến khích các hành động nhân đạo quốc tế nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển bằng cách cung cấp cứu trợ cho hàng triệu người tị nạn và nạn nhân của chiến tranh, thảm họa và dịch bệnh, cũng như tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài trợ cho mục tiêu phát triển và chấm dứt xung đột.
Đại hội đồng IPU lần thứ 146 diễn ra tại thủ đô Manama của Bahrian từ ngày 11-15/3, với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu đến từ gần 140 quốc gia. Các đại biểu tham dự sẽ tập trung thảo luận chủ đề chung "Thúc đẩy sự chung sống hòa bình và các xã hội bao trùm: Chống lại sự không khoan dung".
Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện các đoàn nghị viện sẽ sẽ tham gia một loạt phiên họp quan trọng, bao gồm phiên thỏa luận về chủ đề khẩn cấp; phiên họp đặc biệt về trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện các quyết định của IPU; phiên họp chuyên đề về các vấn đề an ninh liên quan đến chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực; phiên họp toàn thể thỏa luận dự thảo nghị quyết về những nỗ lực của nghị viện trong việc đạt được cân bằng carbon âm của rừng. Bên cạnh đó, Đại hội đồng IPU cũng sẽ thảo luận, quyết định và thông qua dự thảo nghị quyết về "Tấn công mạng và tội phạm mạng: Những nguy cơ mới đối với an ninh toàn cầu".
Chưa có phương án xử lý hộ chiếu đã cấp thiếu nơi sinh Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết trong tờ trình Chính phủ gửi tới Quốc hội về bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mới chưa có phương án xử lý với số hộ chiếu đã cấp từ 1.7.2022. Chiều 15.11, ngay sau phiên bế mạc, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn...