Việt Nam đề nghị Nhật cung cấp thông tin hối lộ quan chức đường sắt
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình vừa gửi văn bản tới Bộ trưởng Tư pháp Nhật đề nghị trao đổi thông tin chính thức để làm sáng tỏ nghi án hối lộ của JTC.
Theo báo Công an Nhân dân, với chức năng thực hành quyền công tố kiểm sát các hoạt động tư pháp và là cơ quan trung ương trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự của Việt Nam, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có văn bản trên. Trước đó, Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) bị cáo buộc đưa hối lộ 80 triệu yên (hơn 16 tỷ đồng) cho một số quan chức ngành đường sắt Việt Nam để được nhận thầu Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật Bản.
Trong một diễn biến khác, VKSND Tối cao đã nhận được công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Bộ Ngoại giao và VKSND Tối cao quan tâm hỗ trợ Bộ Giao thông Vận tải xử lý vụ việc này. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các cơ quan tố tụng làm rõ thông tin đưa hối lộ cho cán bộ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để xử lý nghiêm.
Phía Nhật Bản chưa cung cấp thông tin cụ thể về nghi án hối lộ. Ảnh: Yomiuri Shimbun.
Video đang HOT
Vụ việc bắt đầu nhận được chú ý của dư luận khi ngày 21/3, tờ Yomiuri và nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin về ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC (Japan Transportation Consultants) đến cơ quan điều tra khai báo tự nguyện về việc hối lộ quan chức cấp cao của Đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA. Trong lời khai, ông đưa ra nhiều chi tiết như hối lộ vào thời điểm nào, số tiền bao nhiêu.
Động thái này diễn ra sau khi cơ quan thuế Tokyo phát hiện nhiều khoản chi bất thường của công ty JTC, trị giá khoảng 130 triệu yen, liên quan đến 5 dự án ODA của Nhật Bản. Số tiền được chi vào 40 lần khác nhau, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2008 đến tháng 2/2014.
JTC có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và tham gia hơn chục dự án khác nhau liên quan đến đường sắt. Khách hàng của JTC tại Việt Nam chủ yếu là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và một số đơn vị khác.
JTC còn tham gia nhiều liên danh tư vấn khác trong một số dự án có vốn ODA Nhật Bản như tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên, dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu…
Theo VNE
Án "vừa phải" cho người "dường như" có tội
Cho rằng bị cáo có tội nặng nhưng quan tòa không dám giáng chiếc búa công lý xuống một cách thẳng tay, dứt khoát mà chọn giải pháp nước đôi
"Kỳ án vườn mít" lại được xới lên và đề nghị xem xét lại theo một lá đơn gửi Viện trưởng VKSND Tối cao, có chữ ký của một số nhân sĩ, bao gồm những người từng giữ trọng trách tại các cơ quan bảo đảm thực thi pháp luật và luật sư.
Nếu trong lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm mới nhất (tháng 1 và tháng 8-2013), các cấp tòa mạnh dạn tuyên bố những lời cáo buộc đối với Lê Bá Mai về hành vi hiếp dâm trẻ em và giết người với thủ đoạn tàn độc là có căn cứ, từ đó quyết định dành cho bị cáo hình phạt cao nhất tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội, thì vụ án có lẽ đã khép lại và sẽ không có lá đơn đề nghị ấy.
Không ai làm đơn không hẳn vì Mai thực sự là kẻ phạm tội. Việc xác định một người có phạm tội hay không phải dựa vào sự thật khách quan. Những người có thẩm quyền ở các giai đoạn tố tụng trong một vụ án, về phần mình, thường không nắm được bằng chứng tự tai nghe, mắt thấy về sự thật, mà chỉ có thể dựa vào vật chứng, nhân chứng để dựng lại một sự việc đã qua. Họ có thể đúng, cũng có thể sai như bất kỳ người nào. Nhưng điều quan trọng là người được trao quyền năng định đoạt số phận pháp lý của người khác phải làm việc bằng tất cả năng lực của mình và với thái độ vô tư, mẫn cán. Một khi cho rằng mình đã có trong tay những gì cần thiết cho phép đưa ra lời phán xét nhân danh công lý thì người có thẩm quyền phải kết luận và quyết định một cách dõng dạc, chắc nịch, đồng thời sẵn sàng chịu trách nhiệm trước xã hội và trước lương tâm.
Lê Bá Mai được đưa đến phiên tòa sơ thẩm ngày 3-1-2013 ảnh: Tân Tiến
Những gì diễn ra trong quá trình tố tụng đối với "kỳ án vườn mít" được cho là không thỏa mãn yêu cầu đó. Chưa nói về tính đúng mực trong cách thức tác nghiệp của các vị trí ở các cơ quan chức năng và chất lượng của bằng chứng thu thập được, người ta không yên tâm, đúng hơn là không phục, về sự lựa chọn giải pháp của tòa án đối với bài toán đặt ra.
Nói cách khác, trong vụ án này, người ta hình dung một người cầm cân nảy mực trong tâm trạng do dự, phân vân, nếu không muốn nói là thiếu tự tin. Cho rằng bị cáo có tội nặng nhưng không dám giáng chiếc búa công lý xuống một cách thẳng tay, dứt khoát, quan tòa chọn giải pháp nước đôi. Án chung thân, nếu được áp dụng nghiêm, cũng sẽ khiến người thụ án bị cách ly với cộng đồng cho đến cuối đời. Còn nếu đến ngày nào đó mà người thụ án rõ ra là vô tội, cũng còn sống sót để được hưởng tự do trong quãng đời còn lại.
Trong các hệ thống pháp lý thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội, một giải pháp như thế chắc chắn phải bị coi là kiểu áp dụng pháp luật không có căn cứ và sẽ bị hủy theo trình tự xem xét bản án ở cấp cao hơn. Lý do là với nguyên tắc này, chừng nào chứng cứ buộc tội chưa đủ sức thuyết phục, nghi can phải được coi là vô tội. Có thể với nguyên tắc suy đoán vô tội, sẽ có những người phây phây sống tự do, dù bị nghi ngờ phạm tội. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nguyên tắc này tạo ra sức ép ghê gớm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng khiến họ phải nỗ lực hết sức mình để tránh bỏ lọt tội phạm cũng như kết tội nhầm người.
Dẫu sao, nếu như chưa có điều kiện để hoàn thiện nguyên tắc suy đoán vô tội, cách xử lý vụ án Lê Bá Mai vừa rồi, với một bản án "vừa phải" dành cho một người chỉ "dường như" có tội, cũng không thể coi là đóng góp tích cực vào việc xây dựng một hệ thống pháp lý lành mạnh.
Theo Nguyễn Ngọc Điện
Cha của Lê Bá Mai ra Hà Nội kêu oan cho con Vụ án Lê Bá Mai còn quá nhiều điểm bất thường nhưng chưa được xét đến. Trong khi đó, lãnh đạo VKSND Tối cao cho rằng vụ án "đã chấm dứt" và khép lại. Quá bức xúc vì những lá đơn của con trai và bản thân mình gửi đi khắp nơi nhưng không nhận được hồi đáp, ông Lê Bá Triệu (cha...