Việt Nam đề nghị Liên hợp quốc lưu hành 2 văn bản
Việt Nam đã đề nghị Liên hợp quốc lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Giàn khoan 981 vẫn đang trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của VN thì TQ đưa thêm giàn khoan Nam Hải 09 vào vùng biển chưa phân định giữa 2 nước khiến dư luận quốc tế và Việt Nam lo ngại.
Ngày 3/7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon, đề nghị lưu hành như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68) hai văn bản trên.
Hai văn bản nhấn mạnh: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý, các luận cứ của Trung Quốc nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22/5 và ngày 9/6 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc”.
Hai văn bản nêu rõ:
Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và huy động hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự vào vùng biển của Việt Nam. Những tàu này chủ động liên tục đâm húc, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Đáng lưu ý, ngày 26/5 tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam mà không xem xét đến sự an toàn và tính mạng của ngư dân Việt Nam. Các hành động của Trung Quốc không chỉ vi phạm quy định cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế mà còn là hành động vô nhân đạo đối với những người đi biển.
Các nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác đã liên tục bị Trung Quốc khước từ. Từ ngày 2/5 đến nay, Việt Nam nhiều lần chủ động gửi công hàm, giao thiệp trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau để phản đối những hành động trên của Trung Quốc. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc giải quyết tất cả các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982, tránh để căng thẳng kéo dài và tránh dẫn đến xung đột giữa hai nước.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn bác bỏ, cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa”.
Video đang HOT
Trong các giao thiệp gần đây, Trung Quốc đã dẫn chiếu đến một số tư liệu như là bằng chứng lịch sử nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các “tư liệu” này không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu mà Trung Quốc dẫn chiếu không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ 17, các triều đại nhà Nguyễn đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều đã được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình Việt Nam ban hành là các Châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam.
Trong tài liệu lưu hành tại Liên hợp quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa không được giao cho Trung Quốc tại các Hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, như: Hội nghị Cairo (11/1943), Hội nghị Potsdam (7/1945), Hội nghị hòa bình San Francisco (8/1951), Hội nghị Geneva (1954). Tài liệu cũng nêu rõ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Việc Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa không thể tạo nên chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.
Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ lực nên không thiết lập được chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc. Bị vong lục ngày 12 tháng 5 năm 1988 của Trung Quốc – một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Đây là lần thứ 4 Việt Nam gửi thư đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu hành các tài liệu của Việt Nam liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo Khampha
Nước mắt người chồng bất lực nhìn vợ bị lũ cuốn
"Nước lũ lên nhanh và chảy rất xiết, cuốn vợ tôi đi. Tôi cố đẩy cô ấy vào bờ nhưng sức đuối rồi không giữ được nữa. Vợ tôi chết thảm quá..." - Nhớ lại giây phút bất lực nhìn vợ bị lũ cuốn trôi, anh Hào khóc trong chua xót.
Từ lúc mất vợ, anh Lê Văn Hào (SN 1977, phường Quỳnh Thiện, thị Xã Hoàng Mai, Nghệ An) hoảng loạn và tuyệt vọng. Đau đớn hơn khi chinh măt anh phai chưng kiên giây phut vợ bị dong nươc cuôn đi.
Anh Lê Văn Hào bàng hoàng nhớ lại giây phút mình bất lực nhìn dòng nước lũ cướp mất người vợ
Vẫn nhớ như như in giây phút bất lực nhìn người vợ yêu thương bị dòng nước lũ đục ngàu cuốn trôi, anh nói trong nước mắt: "Lúc đó nước lũ lên nhanh và chảy rất xiết vợ tôi bị cuốn đi, tôi cố đẩy cô ấy vào bờ nhưng sức đuối dần rồi không giữ được nữa. Vợ tôi chết thảm quá...".
Hôm đo, khi thấy mực nước lũ đang ngày một dâng cao, anh cùng vợ là chi Nguyễn Thị Huyền đã đưa 2 con nhỏ lên nhà hàng xóm ở khu vực cao hơn để tránh lũ. Sau đó hai vợ chồng anh đã quay về nhà túc trực nước lũ để bảo vệ tài sản.
Nhưng chiếc quan tài sau ngay bao lu
Khi quay lại nhà, nước lũ dâng mỗi lúc một cao dần, anh cùng vợ đã lội qua đoạn đường bị ngập để đi thăm các con. Đến khoảng 11 giờ ngày 1/10,l sau khi lên thăm các con, anh cùng vợ lại trở về nhà dọn dẹp đồ đạc tránh lũ. Tuy nhiên khi đi qua đoạn đường bị ngập sâu, chị Huyền không may bị nước lũ cuốn trôi. Anh Hào cung suýt mất mạng nếu không được mọi người xung quanh ứng cứu kịp thời.
"Khi đó nước ngập khoảng 1,4m và chảy khá mạnh. Vừa lội ra được một đoạn thì vợ tôi bị nước cuốn tôi nắm lấy tay và cố đây cô ấy vào bờ rồi hô người ứng cứu nhưng không kip" - anh Hào nhớ lại.
Hai đứa con của chị Huyền vẫn còn quá thơ dại để cảm nhận nỗi mất me.
Sau một lúc gắng hết sức mình vật lộn giữa dòng nước lũ để cứu vợ, anh Hào kiệt sức và bị nước lũ cuốn đi. Nghe tiếng kêu cứu của anh Hào, anh Nguyễn Bá Vững (hàng xóm) đã chạy vội ra dùng hai chiếc áo phao rồi lao mình xuống dòng nước lũ đẩy anh Hào vào bờ. Riêng chị Huyền bị cuốn trôi mất tích. Người dân đã nô lưc tìm kiếm thi thể chị nhưng do nươc lu qua lơn nên đên ngay hôm sau, 2/10, thi thể chị mới được phát hiện cách nhà hơn 300m.
Chị Huyền và anh Hào cưới nhau đa hơn 10 năm, có với nhau 2 con la chau Lê Thị Quỳnh Anh (SN 2002) và Lê Văn Kiệt (SN 2008). Nhìn vành tang trắng được thắt vội trên đầu hai đứa trẻ ngây thơ con chưa hiêu nôi đau mât me, không ai cầm nổi nước mắt. Trong vòng tay của chị, cháu Kiệt vân ngây ngô chỉ vao thi thể mẹ trên giường hỏi: "Mẹ ngủ lâu thế sao không dậy hả chị?".
Chau Kiêt vân ngây thơ, nghi răng me đang ngu
Những vành khăn trắng, những tiếng khóc thương càng khiến cảnh tượng hoang tàn sau cơn lũ lịch sử thêm xác xơ, não nề.
Phong Tình - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Xót thương Phó Giám đốc Sở tử vong bên những gói hàng cứu trợ Chiếc xe 7 chỗ được đưa lên khỏi dòng Mai Giang. Nhìn thấy anh Dũng vẫn ngồi trên ghế trước với những gói mì tôm cứu trợ bao phủ quanh ngươi, ai nây đêu xot xa rơi lệ: "Anh ây đã ra đi thật rồi!". Một bức ảnh kỷ niệm của anh Dũng. Đúng 8 giờ tôi ngày 1/10, chiếc xe 37A-002.03 chơ...