Việt Nam đặt mua vaccine Covid-19 của ba nước
Bộ Y tế đặt mua vaccine Covid-19 của Nga, Anh, Mỹ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ngày 21/9 cho biết thông tin này, đồng thời khẳng định đang nỗ lực phối hợp với các nhà cung cấp vaccine trên thế giới để mua và sản xuất vaccine Covid-19. Việc cung cấp vaccine phụ thuộc vào tiến độ thực hiện các thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất.
Hiện chưa rõ số lượng liều vaccine Việt Nam đăng ký mua từ nước ngoài.
Việt Nam có bốn đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19 gồm Vabiotech, Polyvac, Ivac, Nanogen. Ông Thuấn đánh giá các đơn vị này đang có “triển vọng rất tích cực”. Quy trình thử nghiệm vaccine ở Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng phải tuân thủ những quy định chặt chẽ và đòi hỏi thời gian. Dự kiến cuối năm 2021 ra mắt sản phẩm.
“Bộ Y tế sẽ nỗ lực để có được vaccine phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian sớm nhất”, Thứ trưởng Thuấn nói.
Bộ Y tế đánh giá sản xuất vaccine đang là ưu tiên của tất cả quốc gia, với hy vọng có thể ngăn chặn, khống chế Covid-19 và đưa cuộc sống trở về bình thường. Nếu không có vaccine thì khó có thể cuộc sống bình thường như trước đây. Đây là thách thức lớn với toàn cầu.
Video đang HOT
Chuột thí nghiệm tiêm thử dự tuyển vaccine Covid-19 của Việt Nam tại Vabiotech. Ảnh: Giang Huy.
30 quốc gia tham gia cuộc đua nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc. Ít nhất 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Vaccine của Anh được phát triển bởi hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford, tên gọi ChAdOx1. Trong thử nghiệm giai đoạn 1 và 2, nhà sản xuất không ghi nhận bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Hồi tháng 8, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận với AstraZeneca, đặt trước 400 triệu liều nếu vaccine hiệu quả. Nhóm phát triển cho biết tổng năng lực sản xuất là 2 tỷ liều.
Vaccine của Nga là Sputnik V, do Viện nghiên cứu Gamaleya, trực thuộc Bộ Y tế Nga điều chế. Hồi tháng 8, Tổng thống Vladimir V. Putin phê duyệt khẩn cấp đối với sản phẩm, trước khi tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3. Đầu tháng 9, các nhà khoa học đã công bố dữ liệu của đợt tiêm chủng diện rộng, cho thấy vaccine an toàn tạo phản ứng miễn dịch.
Hai loại vaccine từ Anh và Nga đều được điều chế dựa trên công nghệ vector virus. Các nhà khoa học sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Vaccine của Mỹ được sản xuất bởi hãng dược Pfizer, công ty Fosun Pharma và BioNTech. Các chuyên gia đã điều chế sản phẩm bằng công nghệ di truyền. Đây là cách làm mới, dựa trên RNA thông tin (vật chất di truyền). Vaccine sử dụng chính tế bào người. Các RNA có vai trò “hướng dẫn” cơ thể tạo ra protein gai giống với virus. Nếu hiệu quả, vaccine kích hoạt hệ miễn dịch sinh kháng thể. Trong báo cáo mới nhất, hãng cho biết các tình nguyện viên không gặp tác dụng phụ đáng kể. Người đứng đầu các đơn vị phát triển khẳng định rằng họ sẽ không lược bỏ bất cứ giai đoạn nào trong việc theo dõi nhanh sự phát triển của vaccine.
Bộ KH-CN lên phương án sản xuất vắc xin phòng Covid-19
Nhiều doanh nghiệp sản xuất vắc xin và thuốc sinh học đã được triệu tập để bàn cách giúp Việt Nam sản xuất vắc xin phòng Covid-19.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức buổi họp về việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng chống dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp này có hầu hết các nhà sản xuất vắc xin và thuốc sinh học tại Việt Nam.
Danh sách này bao gồm các đơn vị nhiều kinh nghiệm như Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac), Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen và các chuyên gia, các viện nghiên cứu, trường đại học...
Tại buổi làm việc, các đại biểu đều khẳng định, vắc xin phòng Covid-19 là một vắc xin mới, rất khó điều chế. Đặc biệt, vấn đề đáp ứng miễn dịch của Covid-19 còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.
Trên thế giới hiện có khoảng 100 đơn vị nghiên cứu vắc xin phòng ngừa Covid-19. Mỗi nhóm nghiên cứu vắc xin lại sử dụng những công nghệ khác nhau. Trong đó, có tổng cộng 8 loại vắc xin đã và đang thử nghiệm lâm sàng trên người.
Các nhà khoa học Việt Nam đang tích cực chung tay vào việc tìm ra biện pháp đẩy lùi dịch Covid-19.
Việc nghiên cứu sản xuất vắc xin phải tuân thủ theo quy trình rất nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi chi phí rất tốn kém, thời gian kéo dài nhiều năm. Trong trường hợp đại dịch, có thể tiến hành song song một số giai đoạn nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn cho người.
Việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin nói chung, đặc biệt là vắc xin phòng Covid-19 đòi hỏi có sự tham gia, phối hợp của nhiều tổ chức, đơn vị. Do vậy, Việt Nam cần nhiều nhà sản xuất cùng phát triển vắc xin phòng Covid-19 để có thể có được công nghệ tối ưu.
Trong trường hợp vắc xin Covid-19 được sản xuất thành công, Việt Nam sẽ có thể chủ động trong công tác phòng chống dịch. Khi có trong tay công nghệ vắc xin, Việt Nam cũng sẽ có khả năng ứng phó với cả các biến thể khác của virus Corona chủng mới.
Do rất ít nước sản xuất được vắc xin phòng Covid-19, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội rất lớn để thương mại hóa sản phẩm này.
Để một vắc xin có thể thương mại hóa, sau khi nghiên cứu thành công sẽ còn nhiều bước cần thực hiện. Thí nghiệm trên động vật, trên người và đánh giá an toàn... là điều bắt buộc phải làm. Việc điều chế vắc xin phòng Covid-19 vì thế sẽ không thể làm xong chỉ trong một sớm một chiều.
Tuy vậy, các nhà khoa học Việt Nam đang rất quyết tâm trong việc nghiên cứu để tìm ra cách điều chế vắc xin phòng Covid-19. Hiện Việt Nam cũng đã có những thành quả nghiên cứu bước đầu như: phân lập được virus, sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm...
Vaccine Covid-19 Việt Nam được nghiên cứu như thế nào? Vaccine Covid-19 được đánh giá qua 5 giai đoạn nhằm chứng minh hiệu quả bảo vệ, độ an toàn, theo tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vabiotech, đơn vị nghiên cứu vaccine. - Quy trình nghiên cứu, đánh giá vaccine của Việt Nam như thế nào? - Có ít nhất 5 công đoạn trong quá trình phát triển vaccine. Đầu...