Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc đưa tàu sân bay vào Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đang xác minh thông tin truyền thông Đài Loan đăng tải về việc Trung Quốc đưa tàu sân bay vào Biển Đông.
Trước câu hỏi của phóng viên yêu cầu cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin mà truyền thông Đài Loan đăng tải mới đây rằng Trung Quốc đưa tàu sân bay vào biển Đông, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đang xác minh thông tin này.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Hằng khẳng định bảo đảm, hòa bình là lợi ích của tất cả các quốc gia. Việt Nam mong muốn và đề nghị các quốc gia cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu chung này.
Liên quan tới tuyên bố muốn tăng cường hiện diện trên biển Đông của Chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ ở Thái Bình Dương hồi đầu tháng, người phát ngôn cho biết:
“Là một quốc gia ven biển Đông và thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, Việt Nam cho rằng các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế như đã nêu trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.
SONG HY
Theo VTC
Phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Ngày 4.5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá từ ngày 01.5-16.8.2019 ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm một số vùng biển của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Ngày 4.5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá từ ngày 01.5-16.8.2019 ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam cho rằng, các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không làm phương hại đến quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển của các nước có liên quan.
Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc".
Theo Danviet
22 ngư dân Philippines bị đâm chìm tàu ở Trường Sa được ngư dân Tiền Giang cứu giúp thế nào? Từ ngoài khơi xa, 10 thuyền viên tàu cá Tiền Giang thuật lại quá trình cứu 22 ngư dân Philippines trên con tàu bị đâm chìm và đang đứng giữa lằn ranh sinh-tử. Ngày 17/6, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) xác nhận, tàu cá mang số hiệu TG-90983 TS của ông Ngô Văn...