Việt Nam đang đi đúng hướng trong xử lý các ổ dịch COVID-19
Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc xử lý các ổ dịch hiện tại trong nước, bao gồm cả điểm nóng còn lại ở các tỉnh, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Kidong Park khẳng định.
Từ 0 giờ ngày 4/7/2021, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày để khoanh vùng, dập dịch COVID-19. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Ngày 8/7, trả lời phỏng vấn TTXVN về những diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19 trong những ngày qua, ông Kidong Park nhấn mạnh đợt dịch lần này có nhiều thách thức hơn so với các đợt dịch trước.
Ông Kidong Park cho rằng, hiện nay dịch bùng phát với nhiều chùm ca bệnh đồng thời ở nhiều cơ sở (bệnh viện, khu công nghiệp, cơ sở kiểm dịch, chợ, cộng đồng) và nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố. Các biến thể Alpha và Delta, được coi là nguyên nhân gây ra các đợt bùng phát dịch hiện nay có khả năng lây truyền cao hơn. Vẫn có những chùm ca bệnh không rõ nguồn lây được báo cáo từ một số tỉnh phía Nam.
Đại diện WHO đánh giá cao những hành động quyết liệt của Việt Nam trong việc ứng phó với các ca lây nhiễm, nhờ đó các ổ dịch ở nhiều tỉnh, thành phố đã phần lớn được kiểm soát, mặc dù một số địa phương vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Kidong Park tin tưởng Việt Nam có đủ khả năng ngăn chặn đợt bùng phát dịch lần này thông qua cách tiếp cận toàn xã hội đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia dẫn dắt ngay từ khi bắt đầu đại dịch.
Theo ông Kidong Park, kiểm soát các ổ dịch COVID-19 không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế, cuộc chiến này đòi hỏi sự phối hợp hành động của tất cả các ban, ngành và sự tuân thủ của người dân.
Ông cho rằng Việt Nam cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc hơn nữa truy vết tiếp xúc, xét nghiệm, cách ly; các biện pháp giãn cách xã hội bao gồm phong tỏa mục tiêu có thể được áp dụng dựa trên đánh giá nguy cơ; và tăng cường truyền thông để đảm bảo người dân áp dụng các biện pháp 5K.
Việt Nam cần tăng tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch và nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người già và người mắc các bệnh nền không lây nhiễm, ông Kidong Park đề xuất.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu WHO tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch đang có nhiều thách thức và cần nhiều thời gian hơn để kiểm soát, điều này đòi hỏi những nỗ lực bền bỉ và nỗ lực tập thể theo cách tiếp cận toàn xã hội.
Ông Kidong Park khẳng định WHO sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để cung cấp bằng chứng khoa học cập nhật nhất, nhằm hỗ trợ Chính phủ trong quá trình đưa ra quyết định ứng phó với dịch bệnh.
Trong cuộc họp trực tuyến cùng ngày với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sức khỏe, tính mạng của nhân dân là ưu tiên số một, đồng thời yêu cầu chính quyền thành phố thực hiện giãn cách xã hội, song cần bảo đảm cuộc sống của nhân dân không bị đảo lộn.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định đáp ứng tối đa các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, vật tư, sinh phẩm phòng, chống dịch cho Thành phố Hồ Chí Minh; ưu tiên vaccine phòng COVID-19 cho Thành phố và các tỉnh trong khu vực; yêu cầu tổ chức tiêm vaccine nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả cho các đối tượng.
Video đang HOT
WHO: Việt Nam cần đi trước diễn biến dịch bệnh một bước
Các chiến lược chống dịch của Việt Nam đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, để có thể đạt được "mục tiêu kép", WHO khuyến cáo chúng ta vẫn cần phải có những bước đi thật thận trọng.
Ngày 27/4, Việt Nam phát hiện một ca dương tính SARS-CoV-2 là nam nhân viên Khách sạn Như Nguyệt 2 ở Yên Bái bị lây nhiễm chéo từ chuyên gia Ấn Độ. Sự việc này đã chính thức chấm dứt chuỗi ngày "yên bình" và mở đầu cho làn sóng Covid-19 thứ tư ở nước ta.
Dịch bùng phát mạnh trên cả nước chỉ sau một thời gian ngắn.
Từ đốm lửa đầu tiên này, dịch đã bùng lên dữ dội với hơn 11.000 ca mắc mới, lan rộng 47 tỉnh thành chỉ trong chưa đầy 2 tháng.
Các số liệu thống kê đều cho thấy làn sóng Covid-19 thứ tư là nguy hiểm nhất từ trước đến nay, với tốc độ lây lan nhanh, biến chủng virus nguy hiểm từ Anh và Ấn Độ, nhiều bệnh viện và khu công nghiệp trở thành mục tiêu tấn công.
Đối mặt với "sóng thần" Covid-19, Việt Nam đã chuyển tâm thế chống dịch sang "chủ động tấn công", các lực lượng tuyến đầu đã dốc toàn lực "chạy đua" với dịch bệnh để phân tích, phát hiện nhanh, khoanh vùng nhanh, nhằm hạn chế nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng. Hiện cả nước cũng đang thần tốc triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Dân trí đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với TS Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, để đưa đến Quý độc giả bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến chống Covid-19 mùa 4 của nước ta, qua góc nhìn quốc tế.
Bệnh viện bị tấn công, khu công nghiệp thành điểm nóng
PV: Việt Nam đang đối mặt với làn sóng mới của đại dịch Covid-19. Đợt bùng phát này chủ yếu gây ra bởi chủng virus của Anh và Ấn Độ. Thêm vào đó, dịch bệnh đã tấn công mạnh vào các khu công nghiệp. WHO có nhận định như thế nào về sự phức tạp của đợt dịch lần này ở Việt Nam?
TS Kidong Park: Đợt bùng phát dịch lần này phức tạp hơn nhiều so với những gì mà Việt Nam đã đối mặt trong năm trước và hiện tại dịch bệnh vẫn đang tiến triển với tốc độ rất nhanh. Chúng ta đã thấy có nhiều ổ dịch trong các bệnh viện, trong cộng đồng và đặc biệt là trong các khu công nghiệp lớn. Chúng tôi cũng quan sát thấy rằng, tốc độ lây truyền cao hơn rất nhiều ở trong các cơ sở khác nhau.
TS Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam.
- Không chỉ ở trong nước, tình hình dịch Covid-19 trong khu vực vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt ở các nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, Campuchia, Malaysia số ca mắc mới vẫn ở mức cao. WHO có khuyến cáo nào để Việt Nam có thể kiểm soát tốt được dịch Covid-19 thâm nhập từ bên ngoài vào?
- Việc số ca mắc mới vẫn đang tăng nhanh ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang nhắc nhở chúng ta rằng, Covid-19 vẫn là một mối đe dọa hiện hữu và rằng đại dịch sẽ không thể chấm dứt hoàn toàn ở bất cứ khu vực nào cho đến khi nó chấm dứt ở quy mô toàn cầu.
WHO tiếp tục khuyến cáo áp dụng quyết liệt các biện pháp y tế công cộng kết hợp với tiêm vắc xin nhằm chấm dứt sự lây truyền càng nhanh càng tốt. Sự kết hợp này mang yếu tố quyết định trong việc giảm nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan.
Việt Nam cần đi trước diễn biến dịch bệnh một bước
- Vậy WHO có nhận định như thế nào về chiến lược chống dịch mà Việt Nam đang triển khai?
- Việt Nam đã lựa chọn giải pháp khoanh vùng gọn nhất có thể các khu vực phong tỏa. Bên cạnh đó, Chính phủ vẫn triển khai quyết liệt các biện pháp y tế công cộng, bao gồm cả hạn chế tụ tập nơi công cộng.
Các bạn đang đi đúng hướng trong việc kiểm soát bùng phát dịch, bằng việc áp dụng các biện pháp và chiến lược mà theo chúng tôi biết là có hiệu quả.
- Việt Nam đang có những biện pháp để dần khôi phục trở lại hoạt động của các khu công nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo quan điểm của ông, Việt Nam cần chú ý điều gì để Covid-19 không bùng phát trở lại ở những "điểm nóng" này?
Theo đại diện WHO, trong các ổ dịch tại khu công nghiệp cần phải có các chiến lược linh hoạt và đi trước dịch một bước.
- Trong các ổ dịch bùng phát tại khu công nghiệp, cần có các chiến lược linh hoạt và chủ động đi trước diễn biến dịch bệnh một bước, thông qua việc áp dụng triệt để các biện pháp như truy vết nhanh chóng và quyết liệt, xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng để phát hiện sớm các ca bệnh, khoanh vùng cách ly, giãn cách và truyền thông chủ động cho công chúng. Những biện pháp này đã cho thấy hiệu quả trong thời gian trước và hiện vẫn còn nguyên giá trị.
Cần thận trọng để đạt được mục tiêu kép
- Đâu là yếu tố then chốt để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh, thưa ông?
Theo TS Kidong Park, Việt Nam cần thận trọng để đạt được mục tiêu kép.
- Mục tiêu kép nhằm vừa khôi phục, phát triển kinh tế vừa kiểm soát dịch bệnh cần phải được cân đối một cách thận trọng, sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào nguy cơ. Cùng với đó, các biện pháp kiểm soát y tế nên được điều chỉnh linh hoạt theo đánh giá nguy cơ về diễn biến của dịch bệnh.
- WHO có nhận định như thế nào về giá trị của vắc xin trong cuộc chiến với Covid-19?
- Vắc xin là một công cụ quan trọng trong chiến lược chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, với thách thức lớn về nguồn cung và sự phân phối vắc xin, vẫn cần một thời gian nữa để có đủ số lượng người được chủng ngừa nhằm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng và có tác động lên sự lây lan của virus.
- Việt Nam đặt mục tiêu có đủ 150 triệu liều vắc xin Covid-19 cho nhóm dân số có chỉ định tiêm vắc xin trong năm 2021. Trong tương lai, khi đã đạt được miễn dịch cộng đồng với Covid-19 thông qua tiêm chủng, Việt Nam cần lưu ý điều gì để có thể quay trở lại với cuộc sống bình thường?
- Vì những lý do mà tôi đã đề cập ở trên, cùng với tiêm vắc xin, mọi người cần tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát y tế công cộng để làm giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan, điển hình là khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.
- Xin cảm ơn ông!
Đường phố Đà Nẵng "vắng lặng như tờ" khi dịch covid-19 bùng phát trở lại Những ngày này, phố phường Đà Nẵng thưa vắng người xe. Thành phố dường như "lặng" đi khi lại thành "điểm nóng" dịch Covid-19. Đà Nẵng yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết, không được tập trung quá 5 người tại nơi công cộng từ tối 13/5. Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này, Đà Nẵng...