Việt Nam đăng cai hội nghị y học cổ truyền vùng sông Mê Kông
Hội nghị y học cổ truyền và y học dân gian các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông năm 2019 sẽ do Bộ Y tế Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội từ ngày 5 đến 6-9.
Sáng 28-8, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về hội nghị y học cổ truyền và y học dân gian các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông năm 2019 do Bộ Y tế Việt Nam đăng cai tổ chức.
Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế), PGS.TS Phạm Vũ Khánh cho biết Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và có nền y học cổ truyền lâu đời, phong phú. Qua việc chủ trì tổ chức hội nghị lần này, Việt Nam muốn khẳng định vai trò của y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân là rất quan trọng.
Toàn cảnh buổi gặp mặt cung cấp thông tin tới báo chí. Ảnh: AH
“Hội nghị lần này sẽ có buổi biểu diễn về các phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng y học cổ truyền từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar và Việt Nam”, ông Khánh thông tin thêm.
Nhân dịp này, Bộ Y tế cũng trao giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông lần thứ 5 cho 32 cá nhân đã có thành tích trong công tác kế thừa, bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền.
Video đang HOT
Hiện Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trên 1.000 huyện và trên 11.000 xã, phường. Hệ thống bệnh viện (BV) y dược cổ truyền công lập tuyến trung ương và tuyến tỉnh là 65. Tỷ lệ BV đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%. Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%; 89% trạm y tế xã có vườn thuốc nam. Mỗi năm có khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.
AN HIỀN
Theo PLO
Dơi có phải là thủ phạm gieo rắc căn bệnh đáng sợ khiến cả nghìn người chết mỗi năm?
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Công gô diễn biến phức tạp. Căn bệnh vẫn được coi là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất khi 2 người bị bệnh thì có 1 người tử vong.
Ảnh cánh tay của một bệnh nhân Ebola.
Từ tháng 4/2018 đến nay đã ghi nhận 2.522 trường hợp mắc, trong đó có 1.698 trường hợp tử vong. Đặc biệt, ngày 11/6/2019 ghi nhận 01 người Uganda bị nhiễm vi rút Ebola sau khi trở về từ Công gô. Trước diễn biến của dịch bệnh, trước đó ngày 17/7/2019, Ủy ban Khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của WHO về dịch bệnh do vi rút Ebola đã họp và kết luận tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola tại Công gô đã đáp ứng đủ các điều kiện là một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.
Cho đến nay, mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola; tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh do vi rút Ebola xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh Ebola xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố có cửa khẩu tăng cường hoạt động kiểm dịch y tế đối với các hành khách nhập cảnh, đặc biệt những người đến từ quốc gia có dịch bệnh; đồng thời yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường khai thác tiền sử các bệnh nhân trở về từ khu vực đang có dịch để phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời.
Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia - Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới và chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả, ngăn ngừa mầm bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta.
Ebola là bệnh truyền nhiễm và cướp đi sinh mạng của vài ngàn người kể từ khi được phát hiện vào năm 1976.
Khác với bệnh sốt rét và bệnh lao vốn hại chết vài triệu người mỗi năm hay như bệnh sởi cướp đi sinh mạng của 122.000 người vào năm 2012, nguồn gốc gây bệnh Ebola hiện vẫn chưa rõ ràng.
Các nhà khoa học chưa xác định được loài vật nào là vật chủ phát tán virus Ebola mặc dù lâu nay loài dơi bị nghi ngờ là thủ phạm. Chính vì lý do này mà việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh lại càng trở nên khó khăn.
Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do nhiễm virus Ebola là khá cao từ 50 - 90%. Các triệu chứng nhiễm bệnh gồm ra máu, buồn nôn và tiêu chảy.
Bệnh virus Ebola bị gây ra bởi bốn trong nhóm năm loài virus Ebola, họ Filoviridae, bộ Mononegavirales. Những loại virus đó là Bundibugyo virus (BDBV), Ebola virus (EBOV), Sudan virus (SUDV), và virus rừng Ta (TAFV, tên gọi trước đây và tên thường gọi là virus ebola Bờ Biển Ngà (CIEB
Các nhà khoa học đã điều tra thấy rằng loại virus này có "sức sống" vô cùng mãnh liệt. Mặc dù bệnh nhân đã chết nhưng một thời gian ngắn, virus Ebola vẫn sống, thậm chí vẫn có khả năng truyền nhiễm sau khi đã được... chữa khỏi.
WHO đã đưa ra thông báo về một trường hợp một người đàn ông dù đã sống sót khỏi căn bệnh quái ác này nhưng vẫn tìm thấy được virus Ebola trong tinh dịch 7 tuần sau khi hồi phục. Điều này giúp khẳng định thêm về tuổi thọ đáng ngạc nhiên của tác nhân gây bệnh chết người này.
Khi nhiễm virus Ebola, thời gian ủ bệnh trung bình là 12,7 ngày (độ lệch chuẩn = 4.3 ngày), nhưng có thể dài đến 25 ngày.
Dấu hiệu bệnh bắt đầu với một khởi phát đột ngột của một giai đoạn giống như cúm đặc trưng bởi sốt, khó chịu nói chung với ớn lạnh, đau khớp, đau cơ và đau ngực. Buồn nôn kèm theo đau bụng, chán ăn, tiêu chảy và nôn mửa. Sự tham gia của đường hô hấp được đặc trưng bởi viêm họng với đau họng, ho, khó thở, và nấc cụt.
Hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, đau đầu nghiêm trọng, tình trạng kích động, lú lẫn, mệt mỏi, trầm cảm, co giật, và đôi khi hôn mê. Hệ thống tuần hoàn cũng bị ảnh hưởng với các dấu hiệu nổi bật nhất là phù nề và viêm kết mạc. Các triệu chứng xuất huyết là không thường xuyên (ít hơn 10% trường hợp cho hầu hết các type huyết thanh), bao gồm nôn ra máu, ho ra máu, phân đen, và ra máu từ màng nhầy.
Biểu hiện trên da có thể bao gồm: phát ban đốm diện rộng, đốm xuất huyết, xuất huyết ban, các vết bầm máu, và máu tụ.
Người mắc bệnh do vi rút Ebola thường tử vong khi đã bị suy thận, suy gan, ra máu trong nội tạng và ra máu ngoài. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola chưa có vaccine dự phòng.
Theo infonet
Hợp tác chuyển giao công nghệ y dược cổ truyền Việt NamTrung Quốc Nhằm tăng cường hợp tác KH&CN, đặc biệt thúc đẩy hợp tác CGCN đông y và y dược cổ truyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực hiện triển khai Nghị định thư của Khóa họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết ngày 6/12/2018, ngày 30/7/2019 tại...