Việt Nam đăng cai Hội nghị APEC 2017
Hội nghị cấp cao APEC diễn ra tại Bali, Indonesia, vừa quyết định Việt Nam là Chủ tịch Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 năm 2017, cho thấy sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế và vị thế của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc thông điệp đăng cai APEC 25 vào năm 2017. Ảnh:VOV
Phát biểu từ Bali, Indonesia, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói việc lần thứ hai đăng cai Hội nghị cấp cao APEC thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng lần thứ XI. Việc đăng cai APEC 2017 cũng cho thấy “Tầm nhìn dài hạn của Việt Nam về châu Á – Thái Bình Dương” cũng như nguyện vọng đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề chung ở khu vực.
“Việc tích cực tham gia và đóng góp có trách nhiệm vào Cộng đồng ASEAN, vào Diễn đàn APEC và các khuôn khổ hợp tác khác ở khu vực giúp chúng ta giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và tranh thủ các nguồn lực quốc tế để phát triển đất nước.
Với tư cách chủ nhà của Hội nghị cấp cao APEC năm 2017, chúng ta có được cơ hội quý báu để giới thiệu với cộng đồng quốc tế về một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, có nhiều tiềm năng phát triển”, thông cáo của Bộ Ngoại giao dẫn lời Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu tại hội nghị APEC tại Bali cho hay.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời báo chí cho biết Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC 21 tại I ndonesia đã đạt được những thỏa thuận quan trọng, đề ra những định hướng lớn để đẩy mạnh liên kết kinh tế – thương mại của APEC và tăng cường vị thế của Diễn đàn.
Dấu ấn nổi bật là thông qua Tuyên bố “Ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 9 của Tổ chức thương mại thế giới” và “Tuyên bố các nhà Lãnh đạo APEC về châu Á – Thái Bình Dương tự cường, động lực của tăng trưởng toàn cầu”.
Các nhà lãnh đạo APEC cũng thống nhất tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và lần đầu tiên thông qua Lộ trình hợp tác an ninh lương thực APEC đến năm 2020, Sáng kiến APEC về hợp tác các vấn đề liên quan đại dương, và đẩy mạnh hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh lương thực – nước – năng lượng. Việc nhiều thành viên có nguyện vọng đăng cai Hội nghị cấp cao APEC từ nay đến năm 2022 cho thấy các nước coi trọng APEC trong chính sách của mình.
Vũ Hà
Theo VNE
Trung Quốc lạnh nhạt với cử chỉ thiện chí của Nhật tại APEC
Thủ tướng Nhật Bản đã chủ động bắt tay lãnh đạo hai nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc tại hội nghị APEC, nhưng Bắc Kinh cho rằng hành động này vẫn chưa đủ để xóa đi căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (bìa trái), ông Tập Cận Bình (giữa, hàng sau), bà Park Geun-Hye (phải) chuẩn bị chụp hình chung tại hội nghị APEC - Ảnh: AFP
Ông Shinzo Abe đã có một cuộc chạm trán ngắn ngủi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm 7.10 và với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye vào hôm 8.10 tại hội nghị APEC, theo AFP.
"Tôi đã thấy ông ấy bắt tay hai vị lãnh đạo", Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết tại một cuộc họp báo ở Tokyo.
"Tôi nghĩ việc các vị lãnh đạo liên tục gặp gỡ và chào hỏi nhau là điều tốt", ông Suga phát biểu, hàm ý nhắc lại việc Thủ tướng Nhật cũng có một màn chào hỏi tương tự với ông Tập và bà Park tại hội nghị G20 tại Nga hồi tháng 9.
Tuy nhiên, trong khi truyền thông Nhật Bản đưa tin đậm về hai cuộc gặp này, nhấn mạnh về thái độ thân thiện của ông Abe khi gặp hai người đồng cấp, thì Bắc Kinh lại có phản ứng lạnh nhạt về cuộc gặp này.
"Tôi nghĩ phía Nhật nên ngưng làm chuyện ngược đời", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trong một cuộc họp báo.
Bà Hoa cho rằng đầu tiên là Nhật nên chấp nhận thực tế rằng hai nước đang có tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông.
"Phía Nhật chỉ đang cường điệu hóa những thông tin nói trên mà không có bất kỳ một nỗ lực nghiêm túc nào", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, đồng thời thúc giục Tokyo "nên giải quyết những vướng mắc cản trở việc cải thiện quan hệ song phương".
Nhật Bản hiện vẫn cho rằng không có gì phải tranh luận về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Bắc Kinh nên chuyển hướng tập trung sang các vấn đề khác còn tồn đọng giữa hai nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới.
Hiện không có bình luận gì về cuộc gặp gỡ tại APEC từ phía Hàn Quốc, theo AFP.
Theo TNO
Tổng thống Mỹ: Trung Quốc chắc mừng khi tôi không dự APEC Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 8.10 khẳng định sự vắng mặt của ông tại hội nghị APEC sẽ không làm tổn hại đến vai trò của Mỹ tại châu Á, nhưng nhận định rằng Trung Quốc có lẽ đã mừng khi ông hủy chuyến đi. Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters Tổng thống Mỹ nói rằng các quốc gia châu...