Việt Nam đang bán những nông, thủy sản nào sang Nga – Ukraine, loại nào được Nga mua nhiều nhất?
Nhiều loại nông sản thế mạnh của Việt Nam đang tăng tốc xuất khẩu sang Nga như trái cây, cà phê, thủy sản,…
Trong khi, thủy sản, thịt, hoa quả tươi,… cũng có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu ở Ukraine.
Việt Nam bán sang Nga nông sản gì?
Việt Nam hiện đang giữ vị trí số 1 về kim ngạch thương mại với Liên bang Nga trong số các quốc gia Đông Nam Á và là đối tác thương mại thứ 6 của Liên bang Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó, dư địa xuất khẩu các loại nông, thủy sản của Việt Nam sang Nga còn tương đối lớn.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Liên bang Nga trong 11 tháng năm 2021 đạt 4,97 tỷ USD tăng 12,07% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga trong 11 tháng năm 2021 đạt 2,92 tỷ USD, tăng 10,62% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm tỷ trọng 0,97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Đáng chú ý, có nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam đang tăng tốc xuất khẩu sang Nga như xuất khẩu cao su sang Nga trong 11 tháng năm 2021 tăng tới 323,75%; xuất khẩu hạt điều sang Nga 11 tháng năm 2021 tăng 69,73%; hạt tiêu tăng 49,63%…
Việt Nam cũng là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Liên bang Nga trong nhiều năm, tuy nhiên khoảng 99% cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nga là cà phê thô, cà phê rang xay chỉ có 1%.
Trong thời gian tới, để tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nga, theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, tận dụng ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN – EAEU FTA) .
Video đang HOT
Được biết, Việt Nam là đối tác ký Hiệp định thương mại tự do đầu tiên với khối Liên minh kinh tế Á – Âu với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm, trong đó 59,3% được xóa bỏ.
Đây là cơ hội tốt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có mặt hàng thế mạnh là rau quả khi xuất khẩu vào thị trường Nga.
Đơn cử như trong 7 tháng đầu năm 2021, dứa đã qua chế biến là sản phẩm được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nga, đạt kim ngạch 14,6 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây sang Nga tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm 2021 nhờ ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN – EAEU FTA) mang lại như: Xoài tăng 301,8%, chuối tăng 2.395%, dừa tăng 787,6%…
7 tháng đầu năm 2021, dứa đã qua chế biến là sản phẩm được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nga. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Dương Hoàng Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga, để tiếp tục thúc đẩy thương mại nông, thủy sang Nga, các doanh nghiệp cần tham gia vào các triển lãm lớn của Nga hàng năm để tìm hiểu thị trường. Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu thị trường thì sẽ tăng được lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga.
Trong khi đó, bà Tô Tường Lan – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, Nga là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam với sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, số doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Nga còn hạn chế, thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài…
Về tiềm năng thương mại hai chiều Việt Nam – Nga, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, hai bên nên tập trung vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, cụ thể phía Việt Nam là thủy sản, càphê, chè, tiêu, trái cây, cao su…; phía Nga là các sản phẩm thịt, lúa mỳ, phân bón, sữa…
Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục đàm phán với Cơ quan kiểm dịch động thực vật Nga (FSVPS) nhằm tìm hiểu và tháo gỡ các khó khăn từ 2 phía, đặc biệt là các quy trình kiểm dịch nhập khẩu thủy sản và các lỗi thường gặp của các doanh nghiệp; trong đó, ưu tiên cân đối giữa cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu thịt và thủy sản mới của Nga, với số lượng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là cá tra, cá ngừ, tôm.
Việt Nam đang nhập một lượng lớn thịt lợn từ Nga. Ảnh: Miratorg.
Việt Nam – Ukraine hỗ trợ tăng trưởng thương mại
Thủy sản, thịt, hoa quả tươi,… là những nông sản thế mạnh của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Ukraine.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020, xuất khẩu từ Việt Nam sang Ukraine đạt 284,8 triệu USD (tăng 15,04%), nhập khẩu từ Ukraine đạt 193,5 triệu USD (tăng 58,81%), tổng kim ngạch đạt 478,33 triệu USD (tăng 29,48%).
Hiện, Việt Nam – Ukraine đang nỗ lực hợp tác trong việc tạo khung khổ pháp lý thuận lợi hóa song phương trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm giúp cho hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, thịt, hoa quả tươi… được tiếp cận thị trường Ukraine một cách dễ dàng hơn và tương tự, các mặt hàng như ngũ cốc, thịt, sữa… của Ukraine xuất khẩu sang Việt Nam.
Cho đến nay, Ukraine có 27 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 30,1 triệu USD, đứng thứ 67 trên tổng số 138 nước và vùng lãnh thổ đầu tư và Việt Nam.
Việt Nam có 6 dự án đầu tư tại Ukraine với tổng vốn đầu tư gần 4 triệu USD, phần lớn do doanh nghiệp Việt Nam đang sinh sống, làm ăn tại Ukraine đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, bao bì, carton, nhà hàng…
Xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm mạnh
Trải qua hơn một tháng hoạt động "3 tại chỗ" trong hoàn cảnh giãn cách xã hội, kết quả xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 8/2021 đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành hàng này.
Ngày 1/9, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tháng 8/2021, XK thủy sản đạt khoảng 520 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực.
Theo kết quả khảo sát của VASEP, trong hơn 1 tháng qua, chỉ có khoảng 30-40% các doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện "3 tại chỗ" và cũng chỉ huy động được 40-50% người lao động tham gia sản xuất, do đó công suất sản xuất trung bình giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây.
Trong tháng 8/2021, XK tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 35-40% so với cùng kỳ năm 2020. Nhờ kết quả XK 7 tháng đầu năm tăng cao nên cộng dồn 8 tháng đầu năm XK thủy sản vẫn tăng khoảng 6% khi đạt 5,5 tỷ USD.
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: G.Lam
Nhìn chung, diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn đang căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, trong khi việc triển khai tiêm vaccine cho lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất còn hạn chế và không đồng đều.
Với thực trạng đó, theo VASEP, bức tranh sản xuất và XK thủy sản tháng 9 vẫn ảm đạm. Trong đó, sản xuất và chế biến cá tra vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề, hơn một nửa các nhà máy phải đóng cửa, tình hình XK cá tra khó cải thiện trong tháng tới.
Tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, nơi có nhiều nhà máy và doanh nghiệp chế biến và XK các mặt hàng hải sản như mực, bạch tuộc, cá ngừ, các loại cá biển khác, tình hình sản xuất và XK cũng sẽ tiếp tục đình trệ trong tháng 9.
Do vậy, dự báo XK thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp tục giảm ít nhất 20%, đạt khoảng 660 triệu USD.
Với kịch bản từ sau tháng 9, hầu hết công nhân chế biến thủy sản được tiêm vaccine, các công ty không phải sản xuất "3 tại chỗ", XK thủy sản 3 tháng cuối năm sẽ hồi phục nhẹ và có thể đạt khoảng 8,5-8,6 tỷ USD cả năm nay. Trong đó, XK tôm dự báo đạt khoảng 3,9-4 tỷ USD; cá tra khoảng 1,5 tỷ USD; hải sản khoảng 3,1 tỷ USD.
Việt Nam đang cung cấp "độc quyền" loài cá này cho Trung Quốc Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện Việt Nam vẫn là 1 trong 3 thị trường cung cấp sản phẩm cá thịt trắng hàng đầu cho Trung Quốc - Hongkong, trở thành nhà cung cấp cá tra đông lạnh "độc quyền" tại Trung Quốc. Việt Nam cung cấp "độc quyền" một loài cá cho Trung Quốc Theo...