Việt Nam dẫn đầu thế giới về năng lực chuyển đổi mức thịnh vượng
Đánh giá trên được đưa ra tại cuộc họp báo “Đất nước hoa sen: Duy trì thành tựu ấn tượng của Việt Nam về cải thiện đời sống người dân” được BCG tổ chức ngày 23-3 tại Hà Nội.
Theo đó, Việt Nam hiện đang là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới (vị trí thứ 4 trên tổng số 149 quốc gia được đưa vào nghiên cứu) về năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng về mặt kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân. Các nghiên cứu trong báo cáo cho thấy, với chỉ số GDP đầu người (dựa trên cân bằng sức mua) chỉ đạt 5.200 USD nhưng Việt Nam lại thuộc nhóm quốc gia có biểu đồ phát triển ổn định, có khả năng đạt chất lượng sống ngang bằng với các quốc gia có GDP tính theo đầu người trung bình đạt 10.000 USD.
Ông Chris Malone, thành viên hợp danh của Công ty BCG kiêm Tổng giám đốc BCG Việt Nam đánh giá: Mặc dù phải nỗ lực trong điều kiện còn hạn chế, Việt Nam đã có những thành công đáng ghi nhận khi được so sánh với các quốc gia có thu nhập cao hơn. Điều này còn đặc biệt có ý nghĩa nếu xem xét đà tăng trưởng kinh tế khác cao khoảng 7,1% mỗi năm trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực là lao động – việc làm, dịch vụ công và quản trị nhà nước.
Ông Chris Malone khẳng định: “Việc triển khai hành động cụ thể trong ba lĩnh vực này sẽ là một chặng đường dài, tiến tới khẳng định khả năng thành công của mục tiêu chiến lược Việt Nam đã đề ra là chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp dựa vào nhân công giá rẻ trở thành một nền kinh tế phát triển dựa vào nền tri thức hiện đại”.
Bản báo cáo của BCG cũng kiến nghị cho Chính phủ Việt Nam một số hành động cụ thể như nâng cao năng lực cho thị trường lao động bằng cách xây dựng mối liên kết thiết yếu cung và cầu giữa các ngành công nghiệp và các tổ chức đào tạo; tổ chức hướng nghiệp cho những người trẻ hướng tới các lĩnh vực có nhu cầu lao động cao. Riêng trong lĩnh vực hạ tầng, để duy trì đà phát triển kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực đến năm 2020, Việt Nam cần đầu tư khoảng 113-143 tỷ USD. Tuy nhiên, ngân sách công hiện nay chỉ có thể đáp ứng 50-60 % nhu cầu này nên Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Hàn Quốc hay Ấn Độ về mô hình hợp tác công-tư để thu hút nhiều hơn vốn đầu tư tư nhân.
Video đang HOT
THÁI LINH
Theo_Báo Nhân Dân
Năm 2020 sẽ giảm thêm gần 93.000 ha đất trồng lúa
Trong số 92.950 ha đất trồng lúa được điều chỉnh giảm chủ yếu thuộc khu vực đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt và đất bị thoái hóa.
Báo cáo trước Quốc hội khóa XIII, Kì họp thứ 11 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, đến năm 2020 diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038.090 ha, tăng 306.330 ha so với Nghị quyết của Quốc hội.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ năm 2010 - 2020, diện tích đất trồng lúa cho phép giảm là 307.750 ha (đất chuyên trồng lúa nước giảm 75.580 ha). Như vậy, giai đoạn 2016 - 2020 đất trồng lúa còn được phép giảm 218.310 ha (đất chuyên trồng lúa nước được phép giảm 53.470 ha).
"Trên cơ sở xem xét, cân đối kết quả thực hiện và đề xuất nhu cầu của các địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế, đời sống của người nông dân và an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất, đến năm 2020, đất trồng lúa cả nước có thể giảm xuống còn 3.760.390 ha (giảm 270.360 ha so với năm 2015) điều chỉnh giảm thêm 52.040 ha so với Nghị quyết của Quốc hội (3.812.000 ha); đất chuyên trồng lúa nước là 3.128.960 ha (giảm 146.420 ha so với năm 2015), điều chỉnh giảm thêm 92.950 ha so với Nghị quyết Quốc hội (3.222.000 ha)", Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nêu rõ.
Đến năm 2020 diện tích đất chuyên trồng lúa nước của cả nước sẽ còn khoảng là 3.128.960 ha. (Ảnh minh họa: KT)
Lý giải về điều này, đại diện cơ quan Chính phủ cũng cho biết, việc giảm diện tích đất trồng lúa là để chuyển mục đích cho phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, đồng thời để các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai.
Theo đó, trong 3.760,39 nghìn ha đất trồng lúa, cho phép khoảng 400.000 ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng được bảo vệ, không làm mất các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa.
Theo tính toán của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, với 3.760.390 ha đất trồng lúa với hệ số sử dụng đất trồng lúa bình quân là 1,95 lần, diện tích gieo trồng lúa hàng năm vẫn đạt trên 7 triệu ha và với năng suất bình quân khoảng 60 tạ/ha/năm thì sản lượng lúa đạt 42 triệu tấn/năm, bình quân khoảng 420 kg/người/năm vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.
Cơ bản thống nhất về Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh diện tích đất trồng lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, đối với diện tích đất trồng lúa, theo quy hoạch được Quốc hội quyết định đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa là 3.812.430 ha, trong đó, đất chuyên trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên là 3.221.910 ha.
Ủy ban kinh tế của Quốc hội lưu ý đến đề nghị của Chính phủ về việc điều chỉnh đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa là 3.760.390 ha, giảm 52.040 ha, trong đó, đất chuyên trồng lúa nước giảm 92.950 ha. Trong số 3.760.390 ha được giữ lại, có khoảng 400.000 ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, hiện nay, nguồn cung gạo trong nước đang dư thừa, thị trường xuất khẩu gạo bị thu hẹp do một số quốc gia là bạn hàng truyền thống nhập khẩu gạo của Việt Nam dần tự chủ được sản xuất lương thực. Trong khi đó, diện tích đất trồng lúa mà Chính phủ đề nghị chuyển mục đích sử dụng chủ yếu là phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị, xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ngoài ra, theo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, với diện tích điều chỉnh giảm 52.040 ha đất trồng lúa, trong đó đất chuyên trồng lúa nước giảm 92.950 ha là diện tích đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt và đất bị thoái hóa.
"Những diện tích đất này sản xuất lúa kém hiệu quả so với các cây trồng khác nhất là khi chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng giảm khoảng 19.000 ha tập trung tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung giảm khoảng 16.000 ha tập trung tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận... Vùng Đông Nam bộ giảm khoảng 21.000 ha tập trung tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... Vùng ĐBSCL giảm khoảng 36.000 ha tập trung tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang...", Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phân tích.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho biết, đối với diện tích 400.000 ha đất lúa sẽ được chuyển sang trồng các loại cây lương thực như ngô khoảng 150.000 ha, đậu tương, cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 80.000 ha, trồng rau, hoa, cây cảnh khoảng 110.000 ha và kết hợp nuôi trồng thủy sản khoảng 50.000 ha... tập trung tại khu vực ĐBSCL khoảng 200.000 ha, Vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 80.000 ha. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung khoảng 90.000 ha và vùng Đông Nam bộ khoảng 30.000 ha. Phần diện tích chuyển đổi phần lớn là diện tích thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn do chịu tác động của của biến đổi khí hậu, không thể tiếp tục trồng lúa hoặc trồng lúa hiệu quả thấp.
Ý kiến của Ủy ban Kinh tế của Quốc cũng cho rằng, với diện tích đất trồng lúa còn lại, khi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, diện tích gieo trồng lúa dự kiến đạt trên 7 triệu ha, năng suất lúa bình quân hằng năm khoảng 60 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 42 triệu tấn/năm, với sản lượng này sẽ bảo đảm an ninh lương thực hiện tại, ngay cả khi dân số tăng và giữ ổn định ở mức 120 triệu dân trong tương lai.
Theo_VOV
Vinasoy dự kiến cung cấp 2 tỉ sản phẩm/năm cho thị trường Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy đã khởi công nhà máy Vinasoy tại Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore 2 tại thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Đây là nhà máy thứ 3 của công ty và là nhà máy thứ 2 có có tầm cỡ quốc tế, được đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại nhất thế giới....