Việt Nam đàm phán mua tên lửa Akash, BrahMos của Ấn Độ
Ấn Độ đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về việc bán hệ thống tên lửa hành trình BrahMos và tên lửa phòng không Akash với phía Việt Nam.
Theo Indiatimes, BQP Ấn Độ đang tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về việc bán hệ thống tên lửa đối không Akash và hệ thống tên lửa hành trình Brahmos cho phía Việt Nam.
Hệ thống tên lửa đất đối không Akash. Ảnh: Wikipedia.
Trả lời họp báo hôm 3/2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ấn Độ ông Subhash Bhamre cho biết:” Việt Nam và Ấn Độ đang là đối tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực và lĩnh vực quốc phòng là một khía cạnh rất quan trọng của sự hợp tác này, hai nước đang tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về việc Ấn Độ sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa Akash và Bramhos cho phía Việt Nam trong tương lai”.
Cũng trong buổi họp báo, Bộ trưởng Bhamre đã cho biết một Ủy ban chuyên gia đã được thành lập bởi Bộ Quốc phòng dưới sự chỉ đạo của Tướng D.B Shekatkar để tăng cường khả năng chiến đấu và cân bằng chỉ tiêu quốc phòng của các lực lượng vũ trang nước này.
Trả lời một câu hỏi khác được các phóng viên đặt ra về hệ thống pháo phản lực bắn loạt Pinaka, ông Bhamre cho biết hiện hệ thống đã được thử nghiệm thành công qua hai đợt thử nghiệm vảo ngày 12/1 và 24/1 vừa rồi, tầm bắn tối đa trung bình đạt từ 65 km tới 75 km. Đặc biệt, phiên bản đầu đạn dẫn đường của hệ thống Pinaka có độ chính xác rất cao, sai số tối đa chỉ khoảng 60 mét so với mục tiêu.
Video đang HOT
Pháo phản lực bắn loạt Pinaka. Ảnh: Wikipedia.
Về vấn đề liệu các lực lượng Không quân có đủ số lượng máy bay để đối phó với các mối nguy hiểm có thể dẫn tới xung đột vũ trang trong tương lai, ông cho biết lực lượng Không quân Ấn Độ có đầy đủ trang thiết bị vũ khí để đối phó với các cuộc xung đột trong tương lai gần.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, nòng cốt trong lực lượng Không quân Ấn Độ hiện nay là các máy bay phản lực chiến đấu Rafale, Su-30 MKI và trong tương lai sẽ có thêm chiến đấu cơ hạng nhẹ Tejas hiện đang được Ấn Độ nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra còn có các hệ thống cảnh báo sớm hiện đại hiện đã được trang bị và trong tương lai hệ thống phòng thủ, phát hiện và cảnh báo sớm của Ấn Độ sẽ được tiếp tục đầu tư, nâng cấp và phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ.
Ở một câu hỏi khác, ông Bhamre cho biết trong 2 năm vừa rồi đã có tổng cộng 50.000 chiếc áo chống đạn do nước này tự sản xuất đã được trang bị cho các lực lượng quân đội của Ấn Độ. Trong tương lai, ông hy vọng sản lượng áo chống đạn được sản xuất mỗi năm sẽ tăng lên gấp 3 lần để đáp ứng đủ cho nhu cầu trang bị đại trà.
Theo Kiến Thức
Việt Nam mua sắm vũ khí vì nền quốc phòng hòa bình là chính đáng
Ngày 12/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã có phản ứng chính thức về thông tin Ấn Độ chào bán tên lửa Akash cho Việt Nam.
Trước đó, Times of India ngày 9/1 đưa tin Ấn Độ đang thương lượng bán hệ thống tên lửa phòng không tầm gần Akash cho Việt Nam.
Tên lửa Akash (nghĩa là Bầu trời, theo tiếng Hindu) do chính Ấn Độ chế tạo có tầm bắn xa khoảng 25 - 30 km, độ cao tối đa 20 km, tiêu diệt được các mục tiêu từ máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa đến UAV.
Tên lửa Akash do Ấn Độ chế tạo. Ảnh: News18
Trả lời phóng viên hãng thông tấn Reuters trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 12/1 về thương vụ này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết ông sẽ chuyển câu hỏi đến các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Nhân dịp này, ông Lê Hải Bình cũng khẳng định: "Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ. Việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam, nếu có, thì cũng là phù hợp với chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ này, cũng là việc làm bình thường để bảo vệ đất nước."
Việt Nam và Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ từ đối tác chiến lược vào năm 2007 lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi đến Việt Nam tháng 9/2016. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã khẳng định rằng Việt Nam là người bạn thân của Ấn Độ, và nhiều sáng kiến đang tiến triển để đẩy mạnh hơn việc hợp tác quốc phòng giữa hai nước, từ nâng cấp vũ khí đến huấn luyện đào tạo quân nhân điều khiển tàu ngầm và máy bay chiến đấu của Việt Nam.
Ấn Độ cũng từng chào hàng cung cấp cho Việt Nam tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos (Nga - Ấn hợp tác sản xuất, tầm bắn xa 290 km), ngư lôi diệt tàu ngầm Varunastra. Tuy nhiên chưa thấy tiến triển về thương vụ này.
Ấn Độ đang đào tạo thuỷ thủ tàu ngầm cho Việt Nam từ năm 2013 ở trường đào tạo tàu ngầm INS Satavahana (tại quân cảng Visakhapatnam), và mới đây nhận đào tạo phi công Việt Nam lái tiêm kích Su-30MKI (loại tương tự Su-30MK2 Việt Nam đang sử dụng).
Hệ thống tên lửa tầm gần Akash do Ấn Độ nghiên cứu và phát triển từ những năm 1990, sản xuất từ 2009. Một hệ thống Akash trung bình có 4 xe dàn phóng (mỗi xe mang 3 quả tên lửa), xe chỉ huy, radar, xe tiếp tế, máy phát điện... Một hệ thống này tương đương 1 trung đoàn, bảo vệ 1 khu vực rộng gần 5.000 km2.
Hệ thống Akash có thể theo dõi đồng thời 64 mục tiêu và có thể phóng tên lửa bắn cùng lúc 12 mục tiêu. Tên lửa của Akash dài 5,78 m, nặng 720 kg, mang đầu đạn nặng 60 kg, bay với tốc độ gần 2,5 lần vận tốc âm thanh (3.000 km/giờ).
Một quả đạn tên lửa này có giá khoảng 475.000 USD, rẻ hơn so với tên lửa cùng loại của Mỹ hoặc châu Âu. Một hệ thống Akash này có giá khoảng 300 triệu USD (theo giá Ấn Độ mua sắm cho lực lượng quân đội nước này).
(Theo VOV)
Ấn Độ sẽ bán tên lửa Akash cho Việt Nam? Không loại trừ khả năng lớn Ấn Độ sẽ bán hệ thống tên lửa phòng không Akash hiện đại cho QĐND Việt Nam Một nguồn tin thân cận với Timesofindia cho biết, Ấn Độ sẽ bán và chuyển giao công nghệ loại tên lửa phòng không Akash tầm trung cho Việt Nam. Cũng theo nguồn tin trên, thỏa thuận về loại tên lửa...