Việt Nam đã xuất siêu 1,81 tỷ USD
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu tháng 3 (từ ngày 1-15/3) đạt 26,36 tỷ USD, tăng 22% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2/2021.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 3 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3 đạt 122,21 tỷ USD, tăng 24,2%, tương ứng tăng 23,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 3, tông trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,3 tỷ USD, tăng 30% (tương ứng tăng 3,07 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 2/2021.
Tính đến hết 15/3, Việt Nam đã xuất siêu 1,81 tỷ USD (Ảnh minh họa: KT)
Video đang HOT
Xuất khẩu tăng mạnh ở một số nhóm hàng chủ lực như: dệt may (tăng 565 triệu USD, tương ứng tăng 79,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 398 triệu USD, tương ứng tăng 22,6%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (tăng 392 triệu USD, tương ứng tăng 32,6%); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 281 triệu USD, tương ứng tăng 69,7%)…
Tính từ đầu năm đến hết 15/3, tổng trị giá xuất khẩu của Viêt Nam đạt 62,01 tỷ USD, tăng 22,7% tương ứng tăng 11,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (tăng 3,22 tỷ USD, tương ứng tăng 81,1%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 2,44 tỷ USD, tương ứng tăng 34,9%); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 1,47 tỷ USD, tương ứng tăng 14,4%)… so với cùng kỳ năm 2020.
Về nhập khẩu, Tổng cục Hải quan ghi nhận tông trị giá của Việt Nam trong nửa đầu tháng 3 đạt 13,06 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD) so với kêt qua thưc hiên trong nửa cuối tháng 2/2021. Đáng chú ý, hạt điều nhập khẩu tăng mạnh tới 103 triệu USD, tương đương 76,4%.
Các nhóm hàng có mức tăng mạnh khác như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 283 triệu USD, tương ứng tăng 11,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (tăng 239 triệu USD, tương ứng tăng 14,9%).
Lũy kế từ đầu năm đến hết 15/3, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 60,2 tỷ USD, tăng 25,8% (tương ứng tăng 12,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 2,31 tỷ USD, tương ứng tăng 20,8%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng 30,9%); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 1,49 tỷ USD, tương ứng tăng 55,7%)…
Trong nửa đầu tháng 3, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 239 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/3, Việt Nam xuất siêu 1,81 tỷ USD. Như vậy, dù chưa kết thúc quý I, nhưng với kết quả vừa qua và đà tăng trưởng liên tiếp gần đây có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu đang có sự khởi đầu năm ấn tượng.
Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 62,12 tỷ USD
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 62,12 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,8%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 19,82 tỷ USD (tăng 26,8%); châu Âu: 10,95 tỷ USD (tăng 15,9%); châu Đại Dương: 1,85 tỷ USD (tăng 18,7%) và châu Phi: 1,11 tỷ USD (tăng 35,4%) so với 2 tháng cùng kỳ năm 2020.
Cảng Đình Vũ (Hải Phòng). Ảnh: TTXVN
Tính trong 2 tháng năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu đạt 48,74 tỷ USD, tăng 23,7%, tương ứng tăng 9,35 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 2,44 tỷ USD, tương ứng tăng 77,2%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,2 tỷ USD, tương ứng tăng 29,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,85 tỷ USD, tương ứng tăng 34,2%...
Về nhập khẩu hàng hóa, tổng trị giá nhập khẩu trong 2 tháng năm 2021 là 47,11 tỷ USD, tăng 25,5%, tương ứng tăng 9,56 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,82 tỷ USD, tương ứng tăng 20,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 1,61 tỷ USD, tương ứng tăng 30,9%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,45 tỷ USD, tương ứng tăng mạnh 69,5%...
Trong 2 tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 51%, với 1,8 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 358 triệu USD, giảm 8,8%; Đài Loan (Trung Quốc): 355 triệu USD, tăng 4,9%... Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 3,16 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, từ Trung Quốc là 1,62 tỷ USD, tăng mạnh 82,7%; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,54 tỷ USD, tăng mạnh 51%... so với cùng kỳ năm trước.
Ngành Hải quan thu ngân sách đạt 17,38% dự toán Số thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu từ ngày 1-2 đến 28-2-2021 đạt 23.656 tỷ đồng. Như vậy, lũy kế, số thu từ đầu năm đến ngày 28-2-2021 đạt 54.760 tỷ đồng, bằng 17,38% dự toán được giao, bằng 16,54% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 7,53% so với cùng kỳ năm trước (50.924 tỷ đồng). Thông tin này được Tổng cục...