Việt Nam đã nghiên cứu thành công sinh phẩm huyết thanh học phát hiện người mắc Covid-19
Việt Nam đã nghiên cứu thành công sinh phẩm huyết thanh học phát hiện người đã từng mắc Covid-19 hoặc có thể đang nhiễm bệnh ở giai đoạn cơ thể đã sinh ra kháng thể.
Việt Nam đã nghiên cứu thành công sinh phẩm huyết thanh học. Ảnh minh họa.
Sáng 27/4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid – 19 đã thảo luận về chiến lược xét nghiệm Covid- 19. Theo đó, nước ta cần đẩy mạnh sản xuất sinh phẩm thay thể sản phẩm nhập khẩu.
Thông tin trên báo Tiền phong, tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã nghiên cứu thành công sinh phẩm huyết thanh học nhằm phát hiện những người từng mắc Covid -19 hoặc có thể đang nhiễm bệnh ở giai đoạn cơ thể đã sinh ra kháng thể. Đây là sản phẩm do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Đại học Nagasaki (Nhật Bản) vừa nghiên cứu thành công. Sinh phẩm mới này hứa hẹn có chí phí rẻ hơn, phục vụ xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng, phát hiện trường hợp nghi ngờ từ đó tiến hành xét nghiệm sâu PCR để khẳng định ca bệnh.
Bộ Y tế khẳng định, dù không thay thế được phương pháp xét nghiệm PCR nhưng sinh phẩm huyết thanh học sẽ góp phần phục vụ việc xét nghiệm sàng lọc, hứa hẹn sẽ thay thế được loại test nhanh nhập khẩu. Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế – ông Nguyễn Thanh Long cũng cho biết: “Sinh phẩm chẩn đoán huyết thanh học này là xét nghiệm bằng máy, không phải máy PCR mà là máy ELISA. Loại máy ELISA này trong hệ thống y tế của chúng ta có rất nhiều do trước đây chúng ta đã mua để phục vụ chẩn đoán sốt xuất huyết, chẩn đoán HIV/AIDS, kể cả bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện đều có. Sinh phẩm huyết thanh học này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với sinh phẩm test nhanh. Nếu chúng ta thực hiện khi bệnh nhân nhiễm bệnh sau 8 ngày thì kết quả chính xác khá cao, lên tới 90%- 95 %”. Như vậy, có thể thấy, đây là một bước tiến quan trọng của ngành y học Việt Nam.
Thanh Mai (T/H)
Phi công người Anh có tín hiệu lạc quan hơn dù vẫn dương tính với virus corona
Phi công người Anh (bệnh nhân 91) nhiễm COVID-19 có dấu hiệu lạc quan hơn như đồng tử phản xạ ánh sáng tốt, không sốt, xét nghiệm đông máu tạm ổn.
Trưa 14/4, Sở Y tế TP.HCM cho biết, diễn biến lâm sàng của ca nhiễm COVID-19 thứ 91 (phi công người Anh, 43 tuổi) vào sáng cùng ngày có một vài tín hiệu lạc quan hơn mặc dù kết quả xét nghiệm vẫn còn dương tính với virus corona.
Cụ thể, sáng 14/4, đồng tử của bệnh nhân phản xạ ánh sáng tốt, không sốt, mạch 84 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg, SpO2 98%, xét nghiệm đông máu tạm ổn kèm tình trạng chảy máu mũi giảm, tiểu khá 700ml/24 giờ.
Hiện bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực với thở máy, lọc máu hấp phụ kháng thể, ECMO, kháng sinh và kháng nấm.
Bệnh nhân thứ 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Tính đến 10h00 ngày 14/4, TP.HCM chỉ còn 9 bệnh nhân COVID-19 đang cách ly điều trị tại các bệnh viện. Ngoài bệnh nhân 91 đang được chăm sóc tích cực tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, 8 trường hợp còn lại đều ổn định (7 trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, 1 trường hợp tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ).
Dự kiến trong ngày hôm nay sẽ có 5 bệnh nhân xuất viện, gồm các bệnh nhân 92, 124, 127, 143, 158.
Video: Bệnh nhân 265 dương tính với virus corona sau khi hết hạn cách ly
NHẬT LINH
Dịch Covid-19: Chuyên gia y tế đề xuất cách ly xã hội thêm một tuần Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội, rất nhiều ý kiến quan trọng liên quan đến tình hình các ổ dịch của TP, đặc biệt là ổ dịch thôn Hạ Lôi. Đáng chú ý, chuyên gia y tế đã đề xuất cách ly xã hội thêm 1 tuần nữa. Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng...