Việt Nam đã luôn ở bên tôi

Theo dõi VGT trên

Ronald Reddy từ bang ColoradoPaul Ogren từ California, hai cựu binh Mỹ từng tham gia trận đ.ánh Chư Tan Kra ở Kon Tum năm xưa đã trở lại Việt Nam trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 này, đúng thời điểm trận đ.ánh khi đó.

Việt Nam đã luôn ở bên tôi - Hình 1

Bốn cựu chiến binhnắm đất chiến hào – nắm đất đã nhuốm bao m.áu của các cựu binh Việt Nam và Mỹ. (Ảnh do các CCB cung cấp)

Cái nắng cao nguyên thì giống nhau, nhưng lần này, với họ là sự hòa giải với các cựu chiến binh Việt Nam, hòa giải với chính tâm hồn họ.

Nắm đất từ chiến địa

Đây là lần thứ hai Ronald trở lại mảnh đất cách quê hương ông nửa vòng trái đất kể từ sau cuộc chiến. Còn Paul, dù muốn trở lại Việt Nam từ lâu nhưng vẫn còn e ngại bởi nhiều cảm xúc lẫn lộn. Lời kể của Ronald sau lần trở lại Việt Nam năm ngoái về sự thay đổi của đất nước này, về tình cảm của người Việt Nam, nhất là của những cựu chiến binh Quân đội Bắc Việt như cách họ gọi năm xưa đã thôi thúc ông lên đường. Chính những người từng giành giật một mất một còn với Paul và Ronald ở dãy Chư Tan Kra lần này đã mời họ trở lại Việt Nam, thăm lại chiến trường xưa mà hai bên cùng đổ m.áu.

Ronald, Paul và những cựu chiến binh Bắc Việt giờ đây là “người anh em” như lời họ nói. Ngày 26.3.2015, tròn 47 năm trận giao chiến ác liệt khi bộ đội Bắc Việt tấn công thẳng vào căn cứ Mỹ trên đỉnh Chư Tan Kra ở Sa Thầy. Hồ Đại Đồng, Phạm Văn Chúc, những cựu binh đưa Ronald và Paul về thăm chiến trường, khi đó là lính Tiểu đoàn 7 – Tiểu đoàn mũ sắt gồm toàn các chàng trai Hà Nội.

Chư Tan Kra là trận thử lửa của các chàng lính trẻ. Đỉnh Chư Chok thuộc dãy Chư Tan Kra cao 1124m, ta gọi là M4, quân đội Mỹ đặt tên là Brillo Pad và dùng làm bãi đáp trực thăng. Trong số quân Mỹ chốt trên đỉnh núi có Ronald và Paul, quân đội Bắc Việt bao vây phía dưới. Trận tấn công ngày 26.3 là trận tấn công không cân sức. Lực lượng Mỹ đông hơn hẳn, có cả bộ binh, pháo binh, trinh sát, cả không quân yểm trợ. Bên ta là lính D7, lính trung đoàn 209 và lính đặc công. Mỹ rót pháo trực xạ vào lực lượng ta, máy bay oanh tạc trên đầu. Hơn 200 lính Bắc Việt đã hy sinh trong trận đó, Mỹ thương vong là 198 người. Trận này đã làm rúng động nước Mỹ, khiến phong trào phản chiến ở Mỹ dâng cao.

Một trận đ.ánh lớn nữa ở Chư Tan Kra là trận 16.5, Mỹ mất 67 người, còn Việt Nam hy sinh 40 người. Ông Chúc, ông Đồng cùng các đồng đội đã bắt đầu một chiến dịch tìm kiếm h.ài c.ốt đồng đội cũ, và qua các đợt quy tập trong 4 năm. Họ cùng huyện đội Sa Thầy đưa về được 140 h.ài c.ốt đồng đội, giờ chủ yếu an táng ở nghĩa trang liệt sĩ Sa Thầy.

Với những người lính đã kinh qua bom đạn chiến trường, thì việc leo núi tìm về trận địa cũ là chuyện nhỏ, nhưng cũng khiến họ vất vả bởi họ đều đã t.uổi tác. Ronald, 68 t.uổi, lưng còng, chân lập cập vì vết thương năm xưa trong những trận chiến với quân Bắc Việt. “Lắm lúc bị tụt lại dưới lưng núi nhưng bảo lão chờ dưới núi, lão không chịu” – ông Đồng kể với giọng thân mật. Sự thù địch năm xưa giờ nhường chỗ cho sự hòa giải và trải nghiệm. “Paul cũng 68 t.uổi như Ronald, đi khá hơn nhưng rồi cũng đuối dần. Lão nặng gần một tạ và bị tiểu đường nhưng quyết tâm lắm. Đi được 3/4 đường thì Paul bị căng cơ, chuột rút, nằm trên đám than không thể đi được nữa. Lúc này, Paul mới lôi trong ba lô của lão ra một cái lọ nhựa, nhờ các cựu binh Việt Nam l.ên đ.ỉnh núi lấy cho lão một lọ đất trong hầm hào của quân Mỹ, bởi trên đỉnh núi có nhiều m.áu của người Mỹ và người Việt nhỏ xuống, Paul muốn có một chút đất ở nơi đó mang về”.

Video đang HOT

Chưa tự tay lấy được nắm đất ở trận địa cũ, Paul có vẻ chưa yên. Ông bảo lần sau sẽ quay lại Việt Nam, lên tận đỉnh núi Chư Chok, lấy bằng được nắm đất ấy, bởi lẽ “điều đó rất quan trọng với tôi”, Paul nói.

Còn lại với thời gian

Trở về sau chuyến đi, giữa không gian tĩnh lặng của ngôi nhà theo phong cách cổ điển bên bờ Hồ Tây, những cảm xúc của Ronald và Paul vẫn còn nguyên vẹn. Họ cùng ba cựu binh Việt Nam: Hồ Đại Đồng, Phạm Văn Chúc và Nguyễn Văn Vĩnh chuyện trò bằng ngôn ngữ cử chỉ và biểu cảm là chính, bởi không có phiên dịch, thế nhưng hai bên thật thấu hiểu nhau và lại bị cuốn vào những câu chuyện về Chư Tan Kra. Trong dòng cảm xúc trào dâng, Paul nghèn nghẹn khi nhớ về khoảng thời gian khó khăn ở năm 1968. Paul kể rằng, lúc ấy ông cùng đồng đội đang ở cách đại đội của mình 8km, xung quanh có rất nhiều lính Bắc Việt, mà họ chỉ có 4 người Mỹ và phải cố gắng lẩn trốn mũi s.úng đối phương.

“Cả chúng tôi và cả họ đều không nghĩ rằng, họ sẽ sống sót trở về”, Ronald tâm sự. Cuối cùng, chỉ có mình Paul bị thương nhưng không quá nghiêm trọng. Paul mỉm cười: “Tôi sống sót vì Chúa yêu tôi”. Paul may mắn, nhưng rất nhiều người lính trẻ cả hai bên đã không được như thế. “Quá nhiều c.hết chóc. Tôi biết số người c.hết rất cao, nhưng quân đội Mỹ đã giấu giếm. Một số các chính trị gia nghĩ chiến tranh là tốt. Lẽ ra nên để họ ra trận, họ đã bỏ mặc đám thanh niên chúng tôi”.

Đôi mắt nhuốm màu thời gian của Paul đỏ hoe khi nhớ lại người phụ nữ 70 Việt Nam t.uổi mà ông gặp trong lần trở lại Việt Nam này. “Ngày đầu đến Việt Nam, tôi đã gặp người chị của một liệt sĩ. Bà ấy đã mất người em trai trong cuộc chiến. Năm nay bà ấy 70 t.uổi và chị gái tôi cũng vậy. Tôi hình dung nếu tôi không trở về thì chị gái tôi sẽ đau đớn thế nào. Vì thế, tôi thấu hiểu nỗi đau của bà ấy, hiểu rằng bà ấy phải khó khăn như thế nào để vượt qua mất mát này”.

Nhưng với cả Ronald và Paul, những ký ức sống mãi trong họ về Việt Nam không chỉ là sự c.hết chóc và bom đạn, mà lại là khoảng trời bình yên giữa những trận tấn công, là cánh rừng nhiệt đới xanh ngút ngàn và những buổi lễ đầy sắc màu và lạc quan của người Thượng.

“Tôi yêu Việt Nam ngay từ lần đầu tiên tôi đến đất nước này (tháng 2 năm 1968 – PV). Tôi và Paul sống trong rừng nhiệt đới suốt cả năm. Những người duy nhất chúng tôi nhìn thấy là những người sống trên núi và bộ đội Bắc Việt. Tôi yêu cánh rừng đó, nó rất đẹp. Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy hai con hổ và rất nhiều khỉ”, cựu binh Ronald vui vẻ kể lại. Còn với Paul, điều ông nhìn thấy ở Việt Nam phía sau những trận đối đầu nảy lửa là những cánh hoa phong lan tuyệt đẹp trong cánh rừng ông ở suốt một năm, là những đ.ứa t.rẻ sống trên núi vô cùng đáng yêu, ngây thơ.

Hai người cựu binh ở gần t.uổi thất thập đều chia sẻ: “Chúng tôi đã có những ký ức rất đẹp như vậy ngay cả trong cuộc chiến và luôn cố gắng quên đi những ký ức đau thương. Lúc đó chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ của mình, không hề có mục đích cá nhân. Chúng tôi cũng tôn trọng những người lính Bắc Việt. Họ thực sự rất dũng cảm”.

Những người lính già đang trầm xuống bởi dòng ký ức chiến tranh tươi vui trở lại khi cựu chiến binh Nguyễn Văn Vĩnh mang ra hai hộp quà cho hai người bạn đến từ nước Mỹ xa xôi. Đó là hai bức tượng Phật Di Lặc chạm khắc trên gốc tre. Ông Vĩnh bảo: “Tre là tượng trưng cho đất nước Việt Nam, còn ông Di Lặc được xem là sẽ mang lại may mắn và bình yên cho người sở hữu nó”. Paul và Ronald cảm kích lắm.

Trước ngày về nước, Paul đưa các cựu binh Việt Nam một dòng chữ viết tay trên mảnh giấy nhỏ: “Tôi muốn cảm ơn bạn cho tuần tuyệt vời. Việt Nam đã luôn ở bên tôi nhưng bây giờ trong một cách tích cực hơn. Tôi hy vọng bạn có thế đến California và Colorado. Cầu cho bạn khoẻ hơn”.

Khép lại hành trình 6 ngày, lúc này Ronald, Paul và những cựu chiến binh Việt Nam đã thực sự coi nhau là anh em. Tất cả họ đều hiểu rằng, chiến tranh là điều tồi tệ. Chỉ có quên đi những góc tối của nó, sống với những ký ức đẹp đẽ nhất tìm thấy trong nó và sống hết mình ngày hôm nay thì mọi hận thù mới có thể được hóa giải.

Theo Phương Thủy

Lao Động

Muốn hiểu hòa bình hãy đến Việt Nam!

Đối với nhiều cựu chiến binh (CCB) Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, dù chiến tranh đã lùi xa 40 năm, song quá khứ vẫn là nỗi day dứt trong lòng họ.

Vì lẽ đó, trở lại Việt Nam, làm một việc gì đó có ý nghĩa cho đất nước này luôn là mong muốn của các CCB Mỹ. Mong muốn đó đến nay đã trở thành hiện thực của nhiều thành viên Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình của Mỹ, trong đó có Frank Campbell và Peter Nguyễn (Nguyễn Thế Phương).

Chưa bao giờ nghĩ Việt Nam là kẻ thù

Muốn hiểu hòa bình hãy đến Việt Nam! - Hình 1

Cựu chiến binh Mỹ Frank Campbell

Trở lại Việt Nam sau hơn 40 năm, Frank Campbell , CCB Mỹ từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam, không giấu được xúc động. Bởi lẽ trong lòng CCB này vẫn còn những day dứt về chiến tranh, về những gì mà nhẽ ra ông không nên làm ở thời điểm đó.

Frank Campbell đến Việt Nam vào năm 1972. Khi đó, ông là Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ đóng trên Biển Đông và chỉ ở trên tàu không vào đất liền. Mặc dù vậy, ông cũng được tận mắt chứng kiến sự tàn phá mà quân đội Mỹ để lại trên mảnh đất hình chữ S này. "Tôi đã chứng kiến những chiếc B-52 rải bom ở khu vực miền Trung. Tôi không nhìn thấy cảnh tượng tàn phá lúc đó vì lúc đó tôi ở trên tàu, nhưng hậu quả của bom, mìn sau chiến tranh thì tôi biết rất rõ", ông Frank Campbell nói.

Đó là lý do vì sao sau khi nghỉ hưu năm 1988, ông Frank Campbell tiếp tục làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đồng thời tham gia vào Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình của Mỹ. "Tôi đã tham gia vào VEP với mong muốn vận động những người từng tham gia chiến tranh nói lên tiếng nói của mình và phản đối chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ là câu trả lời cho bất kỳ điều gì, cho cả người chiến thắng và người thua", ông Frank Campbell chia sẻ.

Ông Frank Campbell cho biết, kể từ khi rời Việt Nam năm 1974, ông luôn mong muốn trở lại đây vì như lời ông nói "chưa bao giờ ông nghĩ Việt Nam là kẻ thù của mình". Trở lại Việt Nam sau 40 năm, ông Frank Campbell hoàn toàn bất ngờ trước sự thay đổi ngoạn mục về mọi mặt của mảnh đất này. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, do hậu quả chiến tranh không chỉ đối với người dân Việt Nam mà cả người Mỹ còn khá nặng nề, nên công việc trước mắt còn rất nhiều.

"Các CCB Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa để kêu gọi chính phủ hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nạn nhân bom, mìn Việt Nam cũng như làm sạch khu vực bom, mìn còn sót lại trong chiến tranh. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải khép lại quá khứ và nhìn về tương lai. Tôi hy vọng con cháu của chúng ta không phải trải qua chiến tranh", ông Frank Campbell bày tỏ.

Mỗi lần trở về lại thấy đất nước đổi thay mạnh mẽ

Muốn hiểu hòa bình hãy đến Việt Nam! - Hình 2

Cựu chiến binh Peter Nguyễn

Rời Việt Nam vào tối 29-4-1975, khi đó Peter Nguyễn mới 23 t.uổi. Thế nhưng, trước đó Peter Nguyễn đã có 3 năm kinh nghiệm làm sĩ quan tình báo cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đó là lý do vì sao khi biết chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ, Peter Nguyễn cùng gia đình di tản sang Mỹ.

Tại Mỹ, Peter Nguyễn theo học tại Trường Đại học Colorado ở TP Boulder, tiểu bang Colorado. "Lúc đó tin tức ở Việt Nam rất ít. Muốn hiểu cái gì về Việt Nam, tôi phải vào thư viện, tìm báo chí của Mỹ, Pháp và đọc một cách ngấu nghiến. Năm 1977, tôi cố gắng tiết kiệm t.iền để mua một chiếc đài bắt sóng ngắn với giá hơn 300USD, trong khi tôi làm việc chỉ được 2USD/giờ. Nhờ có chiếc đài này, tôi đã bắt được sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam và biết được thông tin từ quê nhà", Peter Nguyễn nói.

Ba năm sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, năm 1998, lần đầu tiên Peter Nguyễn trở về Việt Nam. Từ đó đến nay, ông đã 10 lần trở về quê hương. Mỗi lần trở về, ông lại thấy đất nước đổi thay mạnh mẽ, từ xây dựng nhà cửa, đường sá, nhà máy đến phát triển kinh tế, văn hóa... Năm 2013, ông là một trong những kiều bào ra thăm Trường Sa. Sau lần đi đó, ông mang về Mỹ một ít nước, cát, san hô ở Trường Sa và để lên bàn thờ. Mỗi sáng, ông dậy sớm thắp nén hương thơm, đọc kinh, cầu mong Biển Đông không "dậy sóng".

Ông Peter Nguyễn chia sẻ: "Sau khi sang Mỹ, tôi mới hiểu được thế nào là hòa bình. Đó là nơi không có tiếng s.úng, không có lệnh giới nghiêm... Từ đó tôi tham gia vào Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình. Cho đến nay, tôi vẫn nói với kiều bào ở Mỹ và ngay cả người Mỹ rằng, muốn hiểu hòa bình hãy đến Việt Nam. Bởi hòa bình có giá trị rất thiêng liêng, nhất là khi người Việt Nam phải trả giá rất đắt để có được nó".

Bài và ảnh theo Linh Oanh

Quân đội Nhân dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024
12:01:19 05/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen
12:25:57 05/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024

Tin đang nóng

Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
07:02:53 07/07/2024
Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?
06:35:55 07/07/2024
Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "bóc phốt" chồng ngoại tình trên MXH
06:24:31 07/07/2024
Thúy Ngân kể hậu trường cảnh gào khóc gây chú ý trên màn ảnh Việt
06:15:22 07/07/2024
Clip hot: Son Ye Jin lần đầu tiết lộ lý do phải lòng Hyun Bin
06:19:21 07/07/2024
Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
09:35:29 07/07/2024
Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt
06:31:37 07/07/2024
Loạt khoảnh khắc Hiền Hồ trên sân pickleball: Visual nổi bật nhưng không thấy nụ cười, thi đấu quyết tâm nhưng thành tích "sấp mặt"!
07:45:43 07/07/2024

Tin mới nhất

Chủ trương chính của Tổng thống đắc cử Iran

11:05:23 07/07/2024
Ông cũng chỉ trích các yêu cầu nghiêm ngặt về khăn trùm đầu đối với phụ nữ và vận động bỏ phiếu cho các vị trí thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Pezeshkian nói rằng ông phản đối việc kiểm duyệt internet.

Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine

11:02:22 07/07/2024
Campuchia được coi là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về các biện pháp đối phó bom mìn. Quốc gia Đông Nam Á này đã hợp tác với Nhật Bản để rà phá bom mìn từ năm 1998.

Australia: Cháy nhà tại Sydney khiến ít nhất 3 trẻ nhỏ t.hiệt m.ạng

10:54:17 07/07/2024
Ngày 7/7, cảnh sát bang New South Wales của Australia cho biết ít nhất 3 t.rẻ e.m, trong đó có 1 b.é g.ái 10 tháng t.uổi và 2 b.é t.rai lần lượt 2 và 4 t.uổi, đã t.hiệt m.ạng trong một vụ cháy nhà ở thành phố Sydney.

Đàm phán về Yemen đạt đột phá trong vấn đề trao đổi tù nhân

10:50:58 07/07/2024
Phát biểu với hãng thông tấn Saba, người phát ngôn chính thức của phái đoàn Chính phủ Yemen, ông Majid Fadail cho biết các cuộc đàm phán đã đạt được một số bước đột phá trong vấn đề những người bị bắt cóc và bị cưỡng ép bắt bớ.

Nam Phi là quốc gia thân thiện nhất thế giới

10:40:53 07/07/2024
Sau Nam Phi, Hy Lạp đứng ở vị trí thứ 2 với 33,71 điểm, trong khi Croatia ở vị trí thứ 3 với 33,5 điểm. Tiếp đó là Mexico và Thụy Điển.

Đội tàu hải quân Nga rời Venezuela

07:11:47 07/07/2024
Thủy thủ đoàn trên tàu Hải quân Nga cũng thăm Đền thờ Quốc gia Panteón ở thủ đô Caracas và một số địa điểm lịch sử-văn hóa khác.

Tân Thủ tướng Anh dừng kế hoạch trục xuất người tị nạn sang Rwanda

07:04:38 07/07/2024
Nhập cư ngày càng trở thành một vấn đề chính trị quan trọng kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit) vào năm 2020, phần lớn nhờ cam kết kiểm soát biên giới của đất nước.

100 ngày thử thách đối với ông Keir Starmer

07:02:30 07/07/2024
Rõ ràng, chiến thắng bầu cử vang dội đã mang về niềm vui rất lớn cho ông Starmer và Công đảng sau 14 năm ngồi trên băng ghế của phe đối lập. Nhưng con đường phía trước đang có rất nhiều khó khăn chờ đợi chính phủ mới của Anh.

Nga và Iran ký thỏa thuận t.iền tệ

06:53:52 07/07/2024
Thống đốc Farzin nêu rõ những hướng dẫn cần thiết sẽ được công bố tới hệ thống ngân hàng và những người kinh doanh ngay sau khi ra mắt nền tảng tại Trung tâm Giao dịch t.iền tệ và vàng Iran để thực hiện các giao dịch bằng đồng rial ở nướ...

Liệu Nga có thể dựa vào Ấn Độ để thúc đẩy nền kinh tế giữa xung đột với Ukraine?

06:50:11 07/07/2024
Bất chấp những chỉ trích từ phương Tây, New Delhi giải thích sự gia tăng này bằng cách viện dẫn mối quan hệ ổn định và hữu nghị truyền thống của Ấn Độ với Nga và sự phụ thuộc lớn vào dầu nhập khẩu.

Chạy đua cứu hộ sự cố vỡ đê hồ nước ngọt lớn thứ hai của Trung Quốc

06:40:13 07/07/2024
Về phần mình, Thủ tướng Lý Cường chỉ thị nỗ lực hết sức để giải quyết tình trạng khẩn cấp, kiểm soát tình hình, bố trí chỗ ở phù hợp cho những người bị ảnh hưởng và tăng cường tuần tra các hồ chứa và bờ kè.

Bầu cử Mỹ: Đảng Dân chủ chia rẽ sau màn tranh luận của Tổng thống Biden

06:35:41 07/07/2024
Cuộc thăm dò mới nhất của tờ Wall Street Journal cho thấy, lập luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng ông là ứng cử viên tốt nhất để đ.ánh bại đối thủ Donald Trump có thể đang sụp đổ.

Có thể bạn quan tâm

Vẻ đẹp hoang sơ thác Pác Hảu, Tuyên Quang

Du lịch

11:48:26 07/07/2024
Thác Pác Hảu thuộc xã Sơn Phú (Nà Hang), cách trung tâm thị trấn chưa đầy chục cây số. Nhiều người ưa khám phá đã biết đến Pác Hảu như một điểm du lịch sinh thái lý tưởng

Nhận miễn phí ngay game siêu chất lượng, đồ họa quá đẹp, giá ban đầu lên tới gần 200.000

Mọt game

11:43:18 07/07/2024
Những món quà tặng miễn phí trên Epic Games Store đã dần trở thành thói quen đối với tất cả các game thủ, và đây cũng là điều mà nền tảng này hướng tới ngay từ khi ra mắt vào năm 2019.

Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập

Sao việt

11:10:28 07/07/2024
Giữa lúc tin đồn giật chồng còn đang lan truyền rần rần những ngày qua thì trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện đoạn clip Nam Thư bị chính thất tát 50 cái gây xôn xao và được dân tình chú ý.

Mặc quần áo cao cấp vào mùa hè thế nào?

Thời trang

11:10:00 07/07/2024
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn diện những trang phục cao cấp, thể hiện phong cách thời trang sành điệu và cá tính. Tuy nhiên, để mặc đồ cao cấp vào mùa hè một cách thanh lịch, thoải mái và tỏa sáng, bạn cần lưu ý một số điều sau đâ...

'Hệ tư tưởng' Bích Phương chỉ thích nằm dạo này sắc vóc 'slay' hết chỗ chê

Làm đẹp

11:09:56 07/07/2024
Bích Phương nhiều lần tự nhận mình là người lười nhất Việt Nam, chỉ thích nằm và ít khi ra ngoài. Vậy làm thế nào để cô giữ được vóc dáng chuẩn nét khiến vạn người mê như vậy?

T.rúng s.ố độc đắc đúng ngày 7/7/2024, 3 con giáp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn

Trắc nghiệm

10:58:52 07/07/2024
3 con giáp rũ bùn đứng dậy sáng loà , sự nghiệp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn. Người t.uổi Dần sẽ có vận may bùng nổ, buôn may bán đắt và cầu được ước thấy

Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai

Netizen

10:44:18 07/07/2024
Drama Nam Thư bị tố giật chồng đang là đề tài nóng được cư dân mạng vô cùng quan tâm. Dù chính chủ đã lên tiếng phủ nhận, tuyên bố đang bị vu khống, nhưng bên phía người phốt, cụ thể là chị vợ vẫn chưa chịu ngưng, cô đăng clip vạch trần...

Trước lúc qua đời, em dâu để lại cho tôi nửa tỷ và dặn dò một việc khiến vợ chồng tôi rơi vào tình cảnh bị quấy rối liên tục

Góc tâm tình

10:42:03 07/07/2024
Ngày em gọi điện về thông báo kết quả, cả nhà tôi ai nấy đều bàng hoàng và thương em lắm. Tôi lấy chồng được 8 năm nay. Gia đình chồng có hai anh em, chồng tôi là cả.

Diva Hồng Nhung khoe cách giấu ổ điện trong penthouse 450m2, gợi nhớ cách giấu đồ trong nhà tài tình của một MC VTV

Sáng tạo

10:42:00 07/07/2024
Kể từ khi có cơ ngơi mới là penthouse tại TP.HCM, Hồng Nhung liên tục chia sẻ đầy hào hứng về những cách chăm sóc, trang hoàng nhà cửa. Cô Bống còn khoe bí kíp che giấu ổ điện tài tình

Vụ tai nạn lao động ở Bình Dương: Xác định nguyên nhân ban đầu

Tin nổi bật

10:31:19 07/07/2024
Bồn phía trên có chiều ngang 3m, dài 6m, cao 5m. Nóc bồn chứa bột gỗ có 1 đường ống dẫn dùng để chứa bụi gỗ, thông từ phía trong nhà xưởng sản xuất ra bên ngoài và đưa lên hệ thống xử lý trên bồn.

Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Pháp luật

10:23:45 07/07/2024
Ngày 7/7, thông tin từ VKSND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho hay, đơn vị vừa phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Văn Khởi (SN 1993)