“Việt Nam đã kiên nhẫn, kiềm chế”
Ngày 9-5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp Ngài Team-Claude Peyromelt, Thượng Nghị sĩ Pháp và Ngài Christain Cambon, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngoại giao, Quốc phòng và lực lượng vũ trang – Thượng viện Pháp đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Trung tướng Võ Văn Tuấn bày tỏ quan điểm của Việt Nam về sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam, đây là việc làm vi phạm lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung tướng cho biết thêm: “Trong những ngày qua Việt Nam đã kiên nhẫn kiềm chế trước sự việc này, chúng tôi đã và đang sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông, trong đó đặc biệt coi trọng và mong đợi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Pháp”.
Ngài Team-Claude Peyromelt hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Việt Nam trong vấn đề giải quyết vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, trên cơ sở Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1992, không thể để Trung Quốc biến Biển Đông thành biển nội địa của mình.
Theo ANTD
Video đang HOT
Bảo vệ chủ quyền đến cùng, không mắc mưu khiêu khích từ phía Trung Quốc
Xuất phát từ chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển bằng hoà bình, thương lượng thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi lãnh đạo cấp cao, nên lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trên biển dù biết Trung Quốc có hành vi xâm phạm, có hành động hung hăng, khiêu khích nhưng vẫn kiềm chế, không bỏ vị trí, làm mọi việc có thể để hạn chế, ngăn chặn bất cứ hành động nào xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam. Chủ trương và cách thức của chúng ta ứng xử trên Biển Đông rõ ràng như vậy để nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế biết được.
- PV: Ông có bất ngờ trước sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực Biển Đông?
- Đại tá Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam: Lực lượng Cảnh sát biển luôn theo dõi nắm bắt mọi di, biến động của các tàu thuyền, giàn khoan... các nước trên khu vực đặc quyền kinh tế của mình trên Biển Đông để làm chủ tình hình nên hoàn toàn không bất ngờ trước sự việc này.
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (năm 1982), các tàu thuyền và phương tiện nổi được phép di chuyển bình thường trên biển, chỉ khi nào phương tiện đó hạ đặt, tiến hành khoan, khảo sát, thăm dò thì mới là hành vi vi phạm. Chủ trương của Nhà nước ta là quản lý vùng biển bằng hệ thống pháp luật, giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, ngoại giao và biện pháp hoà bình. Tuy nhiên, việc Trung Quốc tiến hành kéo giàn khoan HD 981 vào Biển Đông được đánh giá là đã có sự chuẩn bị khá chu đáo (đưa tàu bảo vệ đi cùng) cho thấy họ đã lường trước khả năng sẽ bị phản đối từ phía Việt Nam.
- Đã xâm phạm chủ quyền của quốc gia láng giềng nhưng Trung Quốc lại có những hành động rất hung hăng và ngang ngược, vậy Việt Nam sẽ có những hành động gì để đáp trả nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ của mình?
- Hành động của Trung Quốc được ví như "Áp đáo tại gia". Trước sự kiên quyết của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, Trung Quốc đã tổ chức tấn công cản phá chúng ta khi tiếp cận hiện trường nơi Trung Quốc đang đặt giàn khoan phi pháp. Tuy vậy, Việt Nam không đưa các lực lượng quân sự mà chỉ đưa lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư (khoảng 20 tàu) có mặt trên biển để thực thi pháp luật, ngăn cản những hoạt động trái phép của giàn khoan và lượng tàu, thuyền Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Trong khi đó số lượng tàu Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam nhiều gấp 3-4 lần. Hơn nữa, họ không chỉ đưa tàu chấp pháp mà còn có cả tàu chiến, máy bay... áp sát tàu Việt Nam. Trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam bị xâm phạm thì chúng ta sẽ sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của chúng ta.
- Trước những động thái khiêu khích, gây hấn mà Trung Quốc đang tiến hành thực hiện trên địa phận lãnh hải Việt Nam, lực lượng thực thi pháp luật, đặc biệt là Cảnh sát biển gặp những trở ngại, khó khăn gì, thưa ông?
- Thực tế trên hiện nay cho thấy lực lượng tàu, thuyền... mà phía Trung Quốc huy động trên biển rất đông, họ chủ động gây ra những vụ va chạm, khiêu khích. Do đó, trong quá trình hoạt động trên biển đòi hỏi lực lượng Cảnh sát biển luôn phải tỉnh táo để đối phó với các tình huống có thể xảy ra, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, thương vong bám trụ đến cùng bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Xuất phát từ chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển bằng hoà bình, thương lượng thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi lãnh đạo cấp cao, nên lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trên biển dù biết Trung Quốc có hành vi xâm phạm, có hành động hung hăng, khiêu khích nhưng vẫn kiềm chế, không bỏ vị trí, làm mọi việc có thể để hạn chế, ngăn chặn bất cứ hành động nào xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam. Chủ trương và cách thức của chúng ta ứng xử trên Biển Đông rõ ràng như vậy để nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế biết được.
Với tinh thần kiên trì, kiên quyết khôn khéo linh hoạt, chúng ta không được phép mắc mưu khiêu khích từ phía Trung Quốc. Việc kiên trì giữ vững hoà bình, không đẩy mâu thuẫn lên cao là khó khăn lớn nhất đối với đơn vị thực thi pháp luật trên biển.
- Ông có cho rằng là sự việc trên chỉ là bước đầu trong quá trình độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc?
- Mặc dù chúng ta rất quyết liệt yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt hành động sai trái, nhưng Cảnh sát biển Việt Nam vẫn phải chuẩn bị lực lượng đề phòng diễn biến kéo dài. Lực lượng Cảnh sát biển xác định với quyết tâm cao là sẽ chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo đến cùng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó. Trong mọi điều kiện, mọi tình huống thì chủ quyền quốc gia là bất biến. Do vậy, trước mọi khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, lực lượng Cảnh sát biển luôn đề cao trách nhiệm là lực lượng chủ chốt trong thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đáng chú ý về dư luận quốc tế, việc Trung Quốc vi phạm và có động thái hung hăng, ngang ngược vừa qua đã khiến nhiều quốc gia cho rằng thái độ của Trung Quốc là "tiền hậu bất nhất". Có thể nói, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một âm mưu nhất quán nhằm hiện thực hoá "đường lưỡi bò", độc chiếm Biển Đông.
Theo ANTD
Trung Quốc sử dụng 79 tàu, điều hàng chục tốp máy bay Đến thời điểm chiều 9-5, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu bảo vệ khu vực giàn khoan; trong đó có 3 tàu quân sự (1 tàu hộ vệ tên lửa 534, 2 tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753), 39 tàu chấp pháp, 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí... Ngoài ra, Trung Quốc còn điều hàng chục...