“Việt Nam còn 5 triệu người phóng uế bừa bãi”
PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế chia sẻ như vậy tại buổi mít tinh hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới diễn ra sáng nay (19/11).
Hiện Việt Nam vẫn còn nhiều người phóng uế bừa bãi. (ảnh: Khám phá)
Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, đến hết năm 2015 mới chỉ có 65% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, vẫn còn hơn 5 triệu người phóng uế bừa bãi ra môi trường. Tại đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng cầu tiêu ao cá mất vệ sinh vẫn còn phổ biến.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trường học, bệnh viện, cơ quan, điểm tham quan du lịch, nhà ga, bến tàu, bến xe, nơi công cộng còn thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, ảnh hưởng lớn đến điều kiện học tập, làm việc, chất lượng dịch vụ và sự phát triển kinh tế.
Theo bà Hương, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhà vệ sinh hiện nay không phải do điều kiện kinh tế mà là do nhận thức của người dân về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp; Tập quán, thói quen không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn phổ biến, nhất là ở đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Ngoài ra, nhiều người lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và bảo quản nhà vệ sinh tại các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, nơi công cộng khiến cho các công trình vệ sinh bị xuống cấp, hư hỏng, trở thành mất vệ sinh.
Bà Hương cho biết, Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết với cộng đồng quốc tế đến năm 2025 sẽ chấm dứt việc phóng uế bừa bãi và năm 2030 sẽ có 100% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Video đang HOT
Để đạt được các mục tiêu này, các cơ quan đoàn thể, trường học, cơ sở y tế, các cơ quan thông tấn, báo chí và mọi người dân hãy quan tâm đầu tư cho nhà vệ sinh, cùng chung tay tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh.
Bà Hương cho biết thêm, việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần ngăn chặn các dịch, bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, tay chân miệng, góp phần phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em.
Cũng theo đại diện Bộ Y tế, một nghiên cứu đã chứng minh trẻ em sống trong cộng đồng mà tất cả mọi người đều sử dụng nhà tiêu HVS có chiều cao trung bình cao hơn 3,7cm so với trẻ em sống ở cộng đồng có nhiều người còn phóng uế bừa bãi và sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh.
Theo Danviet
Nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng nguy hại như thế nào?
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh Hà Nội đề xuất, công khai doanh nghiệp làm nước mắm nhiễm thạch tín để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh đề xuất công khai doanh nghiệp sản xuất nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng cho phép
Kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố chiều 17/10 cho thấy, có khoảng 67% mẫu nước mắm trên toàn quốc không đạt chỉ tiêu thạch tín (asen) theo quy định. (Theo quy định, hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0mg/l. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm asen tổng cho thấy, có đến 101/150 mẫu vượt ngưỡng).
Ông Vương Ngọc Tuấn cho rằng, Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, tuy tỷ lệ mẫu không đạt về asen (67%) tổng kể trên là cao, nhưng khi thử nghiệm 20 mẫu trong số này thì không phát hiện asen vô cơ (với giới hạn phát hiện là 0,01 mg/l).
"Như vậy là nước mắm ở Việt Nam vẫn an toàn, người tiêu dùng không nên quá lo ngại"- ông Tuấn khẳng định.
Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thanh tra chất lượng nước mắm.
Cũng theo ông Phong, qua kiểm tra ban đầu, không có sản phẩm nước mắm nào là "nước hóa chất" như thông tin trên truyền thông gần đây. Vì thế, để khẳng định nước mắm chứa hóa chất phải phân biệt phụ gia và hóa chất. Nếu sử dụng đúng hàm lượng phụ gia thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, sau khi có kết quả thanh tra sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sẽ thông tin tới các cơ quan truyền thông trước ngày 20/10.
Trước thông tin "khoảng 67% mẫu nước mắm được khảo sát trên toàn quốc không đạt chỉ tiêu thạch tín", trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa, Hà Nội nói: "Đây mới chỉ là công bố ban đầu của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, còn thông tin chính thức về chất lượng nước mắm phải đợi Bộ Y tế kết luận".
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh đề xuất, công khai doanh nghiệp làm nước mắm nhiễm thạch tín. Bởi thạch tín là chất cực độc từng được dùng để giết người, nếu nhiễm thạch tín nhiều có thể gây chết người. Nếu ít, thạch tín nhiễm vào não, gan gây nguy hiểm đến sức khỏe.
"Tôi đề nghị cơ quan chức năng công bố tên sản phẩm đơn vị kinh doanh như: Phương pháp chế biến, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, dung lượng.... một cách chính xác, trung thực, không thể nói chung chung để tránh lo lắng hoang mang cho người dân. Không thể đánh đồng nước mắm chung như vậy vừa ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp vừa gây lo lắng cho người dân", ông Thịnh nói.
Về mối liên quan giữa thạch tín và nước mắm, chuyên gia về công nghệ thực phẩm phân tích, trong quá trình sản xuất, nước mắm có nhiễm thạch tín do nước dùng trong sản xuất nước mắm nhiễm thạch tín, điều đó có nghĩa nguồn nước sản xuất trong khu vực nhà máy có nhiễm thạch tín; Hoặc có thể do thạch tín nhiễm có trong cá. Theo đó, do cá sống môi trường nước nhiễm thạch tín nên chất này có trong cá, khi ủ cá để sản xuất nước mắm, thạch tín trong cá tiết ra nên nước mắm bị nhiễm.
Ngoài ra, nước mắm nhiễm thạch tín có thể do muối dùng ướp cá có nhiễm thạch tín do vùng biển bị ô nhiễm.
Từ những phân tích trên, ông Thịnh đề xuất cơ quan quản lý kiểm tra về chất lượng, quy trình sản xuất và sớm công bố kết quả kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Để chọn nước mắm không nhiễm asen, chuyên gia về công nghệ thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn bằng mùi và vị.
"Nước mắm công nghiệp mùi nhẹ không có mùi đặc trưng của nước mắm truyền thống", PGS Thịnh nói.
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, dạng asen độc hại nhất là asen vô cơ. Các dạng asen hữu cơ thì có độc tính rất thấp hay gần như không độc. Asen vô cơ gây ức chế các enzyme trao đổi chất và có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
"Người nhà mang xác hài nhi tới, chúng tôi chỉ biết im lặng" "Tôi ủng hộ quan điểm sai tới đâu xử lý tới đó. Nếu lỗi của bệnh viện, bệnh viện sẽ đứng ra nhận trách nhiệm", lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, Hà Nội nói. Ông Hoàng Trần Lương, Phó Giám đốc BV Đa khoa Quốc Oai chia sẻ với gia đình nạn nhân. Ngày 8/9, trên mạng xã hội lan truyền...