Việt Nam coi trọng các thể chế đa phương toàn cầu
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Phạm Vinh Quang đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Indonesia về sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp dự Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF),thăm làm việc Indonesia.
Trong các ngày 11-12/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp dự Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) – Ngân hàng Thế giới (WB), gọi tắt là Cuộc gặp ALG, và thăm làm việc Indonesia.
Các sự kiện diễn ra trên đảo Bali của Indonesia. Nhân dịp này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Phạm Vinh Quang đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Indonesia về sự kiện quan trọng này.
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Phạm Vinh Quang.
Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự cuộc gặp ALG lần này?
Cuộc gặp ALG và dự Phiên họp toàn thể IMF-WB trong chuyến thăm làm việc Indonesia lần này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang có nhiều biến động với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, là sự khẳng định mạnh mẽ cam kết và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam đóng góp vào việc duy trì sự phát triển năng động, bền vững, gắn kết trong ASEAN.
Sự tham dự và những đóng góp của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tại Cuộc gặp ALG, Họp thường niên IMF-WB là sự nối tiếp những nỗ lực của Việt Nam từ trước tới nay trong các nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu cho các mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đồng thời khẳng định vai trò thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với các thể chế đa phương toàn cầu lớn nhất thế giới (Liên hợp quốc – LHQ, IMF, WB) và đối với nước chủ nhà Indonesia qua đó phát huy vai trò tích cực và góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Với chủ đề “Thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua các hành động phối hợp cấp khu vực và toàn cầu”, lãnh đạo các nước ASEAN dự kiến sẽ tập trung trao đổi về ý tưởng, định hướng, biện pháp tăng cường hợp tác, phối hợp giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác như LHQ, IMF, WB, tạo động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong sự gắn kết với Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Sự có mặt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với những nội dung trao đổi thiết thực, tập trung vào các đề xuất cụ thể, khả thi, mang tính bền vững sẽ là sự ủng hộ to lớn đóng góp vào thành công tốt đẹp của cuộc gặp.
Đại sứ đánh giá như thế nào về quan hệ hợp tác Việt Nam – Indonesia và triển vọng quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới?
Indonesia là nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền thống, một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam. Hơn thế nữa, quan hệ giữa Indonesia và Việt Nam còn có sự kết nối tình cảm giữa hai nhà lãnh tụ Hồ Chí Minh-Soekarno, những người bạn thân thiết, người anh em trong đại gia đình Đông Nam Á.
Chuyến thăm làm việc tại Indonesia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là minh chứng khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với vai trò và vị thế của Indonesia ở khu vực và trên thế giới, thể hiện mong muốn của Việt Nam cùng phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước thành viên khác trong xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, đoàn kết, phát triển thịnh vượng và tăng trưởng bền vững.
Tuy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Indonesia mới được thiết lập 5 năm, nhưng hai nước đã có gần 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều thành tựu về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác du lịch và giao lưu nhân dân. Trong 5 năm qua, hai nước đã tận dụng và triển khai tốt Chương trình Hành động 2014-2018, ký Chương trình Hành động 2019 – 2023 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Joko Widodo với nhiều định hướng lớn cho sự phát triển quan hệ song phương bền vững cho 5 năm tiếp theo, hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
Thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, các cơ chế hợp tác song phương cùng với sự tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng gia tăng, các lĩnh vực hợp tác khác giữa Việt Nam và Indonesia cũng phát triển tích cực. Hai nước quyết tâm phấn đấu đạt kim ngạch thương mại song phương 10 tỷ USD trong thời gian sớm nhất và mục tiêu 220.000 lượt khách du lịch hai chiều vào năm 2023 (so với mức 70.000 lượt khách Indonesia đến Việt Nam và 50.000 lượt khách Việt Nam đến Indonesia mỗi năm).
Video đang HOT
Hiện nay, tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến mới nhanh chóng, phức tạp. Các nước lớn gia tăng cạnh tranh, cọ xát lợi ích chiến lược. Một số quốc gia đã và đang có ý định ngừng cam kết thúc đẩy tự do hóa thương mại, trào lưu bảo hộ kinh tế và thị trường nội địa gia tăng, hệ luỵ chưa thể tính hết từ Brexit và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam và Indonesia gia tăng hợp tác, cùng nhau đoàn kết biến thách thức thành cơ hội để xây dựng một ASEAN vững mạnh và đoàn kết, góp phần tích cực giải quyết hòa bình các xung đột, xây dựng một cơ chế hợp tác hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh ổn định khu vực, thúc đẩy tự do hóa thương mại và phát triển kinh tế thịnh vượng là nhu cầu tất yếu. Bên cạnh duy trì và thúc đẩy quan hệ chính thức phát triển tốt đẹp, Việt Nam và Indonesia là những người bạn láng giềng luôn chia sẻ, động viên nhau vào những thời điểm khó khăn như thảm họa, thiên tai… Với quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo hai nước, Việt Nam và Indonesia đã và đang từng bước vượt các khó khăn thách thức, sát cánh bên nhau đưa quan hệ hợp tác song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân mỗi nước, góp phần quan trọng vào việc củng cố tinh thần đoàn kết và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong tất cả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, định hình.
Trân trọng cám ơn Đại sứ!
Bài và ảnh: Đỗ Quyên
Theo TTXVN
Quốc hội bầu Chủ tịch nước như thế nào?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, diễn ra từ ngày 22-10 đến ngày 19-11 tới.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 3-10 đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22-10 tới đây.
Theo Nghị quyết 102/2015/QH13 ngày 24-11-2015 về việc ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội, trình tự bầu Chủ tịch nước được quy định tại Điều 31 như sau:
1. Ủy ban thường vụ QH trình danh sách đề cử để QH bầu Chủ tịch nước.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ QH đề nghị, đại biểu QH có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu QH; Chủ tịch QH có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu QH để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban thường vụ QH báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu QH và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu QH; trình QH quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu QH giới thiệu hoặc tự ứng cử.
5. QH thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
6. QH thành lập Ban kiểm phiếu.
7. QH bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
9. QH thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
10. Chủ tịch nước tuyên thệ.
Về kết quả bầu cử, khoản 3 Điều 27 Nghị quyết 102/2015/QH13 quy định: Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây: "Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu QH và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử.
Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu QH thì QH biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau.
Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành".
Điều 27 Nghị quyết 102/2015/QH13 quy định về hồ sơ trình QH quyết định về nhân sự như sau:
1. Hồ sơ trình QH về người được giới thiệu vào các chức danh để QH bầu hoặc phê chuẩn bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
b) Báo cáo thẩm tra trong trường hợp pháp luật quy định;
c) Hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để QH bầu hoặc phê chuẩn và các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ QH.
2. Hồ sơ về người ứng cử do đại biểu QH giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử do Ủy ban thường vụ QH quy định và phải được gửi tới Ủy ban thường vụ QH chậm nhất là 02 ngày trước phiên họp bầu chức danh đó.
3. Hồ sơ trình QH miễn nhiệm, bãi nhiệm; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH; phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
b) Các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ QH.
Quyền hạn của Chủ tịch nước
Theo quy định của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do QH bầu trong số đại biểu QH. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của QH. Khi QH hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi QH khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
Cũng theo quy định của Hiến pháp, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ QH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ QH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình QH quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị QH, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của QH, công bố quyết định đại xá;
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miên nhiêm, cach chưc Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của QH hoặc của Uỷ ban thường vụ QH, công bố, bai bo quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ QH, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bai bo tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ QH không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cư vao nghi quyêt cua Uy ban thương vu QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình QH phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
Theo B.T.N (Người lao động)
Thủ tướng nói về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên quan điểm về việc thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và đề cập tới những phát triển trong đàm phán ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn...