Việt Nam có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới
Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.
Ảnh minh họa.
Ông Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, dù có quy định nhưng phần lớn thuốc kháng sinh vẫn được bán mà không cần kê đơn với tỷ lệ 88% ở thành thị và 91% ở nông thôn. Trong khi đó, hầu hết kháng sinh thế hệ cũ, thậm chí một số loại mới đã không còn hiệu quả.
Ông Thái nhấn mạnh về sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng này. Gánh nặng kéo theo đó cũng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài. Nguyên nhân do người dân tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không cần kê đơn; không nhiễm khuẩn cũng dùng; dùng kháng sinh không phù hợp, không đúng lượng, hàm lượng, thời gian…
Một khảo sát được thực hiện năm 2010 với gần 3.000 nhà thuốc ở cả nông thôn và thành thị ở các tỉnh phía Bắc cũng cho kết quả tương tự. Nhận thức về kháng sinh cũng như kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13% ở thành thị và gần 19% ở nông thôn trong tổng doanh thu của hiệu thuốc.
Tuy nhiên, phần lớn chúng được bán mà không cần đơn với tỷ lệ rất cao. Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn; tỷ lệ này ở thành thị là gần 50% ở thành thị và ở nông thôn là khoảng 29%.
Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh, các bệnh lý nhiễm khuẩn vẫn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong mô hình bệnh tật của Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh nhưng việc sử dụng kháng sinh chưa phù hợp, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.
Video đang HOT
Tới đây Bộ sẽ yêu cầu Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện tăng cường kiểm tra đột xuất việc kê đơn, mua bán thuốc kháng sinh tại các bệnh viện và các nhà thuốc.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2012, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao toàn cầu, đứng thứ 14 trong số 27 quốc gia có gánh nặng lao đa kháng thuốc trên thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình bệnh lao trở nên phức tạp hơn do có tác động của đại dịch HIV/AIDS và kháng thuốc…
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” , Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 .
Theo Vnmedia
Điểm danh các bệnh do dùng thuốc kháng sinh
Một số tác dụng khác của thuốc kháng sinh khiến cho nhiều người phải lo ngại. Bởi thuốc kháng sinh như con dao hai lưỡi, vừa chữa bệnh lại vừa gây bệnh.
1. Béo phì
Chứng béo phì thường do ăn uống không đúng cách, tuy nhiên ít ai ngờ rằng sử dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây chứng béo phì. Thông thường những người uống thuốc kháng sinh với liều lượng nhiều, hoặc dùng quá sớm có nguy cơ mắc chứng béo phì cao hơn những người bình thường.
Những người làm kinh doanh chăn nuôi công nghiệp sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích chính là để tăng trọng, chứ không phải trị bệnh cho vật nuôi như chúng ta thường nghĩ.
2. Bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao. Trong cơ thể của những người mắc chứng tiểu đường tuýp 1 thường không hoặc tiết ra rất ít insulin.
Bởi vì, thuốc kháng sinh tiệu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột, điều này cũng đồng thời thay đổi hệ thống miễn dịch. Kết quả là nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nơi mà hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tuyến tụy. Vì thế, tuyến tụy không tiết được horone insulin.
3. Chứng ợ nóng
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người không có vi khuẩn H. pylori sẽ có nhiều khả năng mắc chứng ợ nóng, vì H. pylori giúp điều chỉnh lượng axit trong dạ dày. H. pylori cũng giúp cơ thể chống tình trạng trào ngược axit. Việc sử dụng thuốc kháng sinh vi khuẩn H. pylori cũng có thể gây ra một hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như chứng trào ngược axit.
4. Hen suyễn
Thuốc kháng sinh có thể quét sạch nhiều loại vi khuẩn, trong đó có H. pylori. Đây được coi là một vi khuẩn có hại, nó có mặt ở hầu hết bên trong dạ dày của mỗi người. Tuy nhiên, thực tế thì H. pylori cũng có một số lợi ích đáng ngạc nhiên. H. pylori xuất hiện để ngăn chặn phản ứng miễn dịch, giúp con người giảm thiểu 30% nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.
5. Bệnh viêm ruột (IBD)
Các nhà nghiên cứu Đan mạch đã phát hiện ra rằng, 84% trẻ em mắc bệnh viêm ruột nhiều khả năng đã được sử dụng kháng sinh trước đó. Bằng cách giết chết các vi khuẩn có lợi trong ruột, thuốc kháng sinh đưa con người đến với nguy cơ phát triển bệnh viêm ruột ngày càng cao. Bệnh viêm ruột gây viêm mãn tính ở đường tiêu hóa, làm đau bụng, tiêu chảy và có thể gây suy nhược cơ thể.
6. Bệnh Celiac
Celiac là một bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nguyên nhân là do mức sử dụng kháng sinh tăng lên. Khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu y tế của Thụy Sĩ, họ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa thuốc kháng sinh và bệnh Celiac khi có tới hơn 40% số người mắc bệnh này đã sử dụng liều lượng lớn kháng sinh trước đó.
7. Nhiễm trùng do kháng thuốc
Việc lạm dụng kháng sinh quá nhiều sẽ làm tăng tỉ lệ kháng thuốc, dẫn đến nhiễm trùng nặng do vi khuẩn nhờn thuốc dẫn đến điều trị khó khăn hơn. Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng thuốc Clostridium difficile.
Khi thuốc kháng sinh tiêu diệt hết các vi khuẩn tốt trong ruột của bạn thì nó lại tạo điều kiện cho Clostridium difficile phát triển đông đúc hơn. Clostridium difficile gây tiêu chảy, ảnh hưởng đường ruột và có thể làm chết người. Vì thế bạn cần hết sức thận trọng với những trường hợp kháng thuốc nguy hiểm.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Đột phá mới trong cuộc chiến chống kháng thuốc Các nhà khoa học Anh tuyên bố đã đạt được đột phá trong cuộc chạy đua đánh bại mối đe dọa toàn cầu do vi khuẩn kháng thuốc. Các chuyên gia đã tiến gần đến viễn cảnh điều chế dòng thuốc kháng sinh mới - Ảnh: AFP Trong một cuộc nghiên cứu có thể mở đường cho những dòng thuốc hoàn toàn mới...