Việt Nam có trạm biến áp 110KV không người trực đầu tiên vào năm 2016
Hôm qua 19/9, Tổng công ty điện lực miền Nam và Liên danh Siemens đã kí kết hợp đồng cung cấp hệ thống SCADA/DMS và trạm 110KV không người trực đầu tiên tại Việt Nam. Hợp đồng trị giá 15 triệu USD này do Ngân hàng thế giới cấp vốn.
Hợp đồng trị giá 15 triệu USD này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Phân phối điện hiệu quả do Ngân hàng Thế giới cấp vốn.
Lễ kí kết hợp đồng gói thầu DEP-SPC-SCADA-1, bao gồm các hạng mục thiết kế, cung cấp, lắp đặt và vận hành hệ thống SCADA/DMS (hệ thống giám sát điều khiển, thu thập dữ liệu và quản lý điện năng) và trạm điện 110KV không người trực, giữa chủ đầu tư là Tổng công ty điện lực miền Nam và Liên danh Siemens gồm 3 bên, đó là tập đoàn Siemens Đức, Liên doanh Power Automation giữa Siemens và tập đoàn điện lực Singapore, và công ty TNHH Siemens Việt Nam.
Theo đó, hệ thống SCADA/DMS sẽ được lắp đặt và sẵn sàng vận hành vào tháng 9/2016, góp phần nâng cao tính ổn định và hiệu quả của mạng lưới phân phối điện trên 21 tỉnh, thành phía Nam, đồng thời làm giảm tổn thất điện năng. Bên cạnh đó, các trạm điện 110KV người trực sẽ giúp Tổng công ty điện lực miền Nam tiết kiệm chi phí nhờ phân bổ nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Đây là dự án đầu tiên thuộc diện này được thực hiện tại Việt Nam và Tổng công ty điện lực miền Nam là đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ này. Hợp đồng trị giá 15 triệu USD này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Phân phối điện hiệu quả do Ngân hàng Thế giới cấp vốn.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Việt Nam, TS. Phạm Thái Lai nhấn mạnh, hệ thống SCADA/DMS đã thể hiện xuất sắc vai trò và giá trị của mình trong vận hành cho nhiều nhà cung cấp điện và vận hành lưới điện trên thế giới. Và giờ đây công nghệ này sẽ được áp dụng ở Việt Nam cùng với việc Tổng công ty điện lực miền Nam. Đây sẽ là dự án tiêu biểu cho ngành phân phối điện trong nước, tạo tiền đề cho 4 dự án tương tự sẽ được thực hiện trong thời gian sắp tới.
Quốc Anh
Theo Dantri
Không chỉ một "đường bay vàng"
"Đường bay vàng" Hà Nội - TPHCM được bàn cãi từ lâu, người nói lợi, kẻ nói hại, và bao năm qua cũng chỉ dừng lại ở tranh luận. Luận mà không làm thì đúng là thiên thu cũng không thể biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế.
Nước mình dư thừa lý luận gia mà thiếu người hành động. Chỉ riêng chuyện "đường bay vàng", toàn bàn đến rát cả tai. Ai cũng cho mình đúng, ai cũng chứng minh mình là chân lý, nhưng chẳng thấy ai làm.
Công bằng mà nói, các chuyên gia đưa ra lý thuyết "đường bay vàng", nhưng họ không thể làm, họ không có quyền. Xét cho cùng, việc này phải bắt đầu từ hành động của lãnh đạo ngành hàng không, Bộ GTVT. Và Bộ trưởng Đinh La Thăng bắt đầu hành động.
Trả lời Báo Lao Động liên quan sự kiện thỏa thuận với phía nước bạn về đường bay qua không phận của Campuchia, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nói: "Tôi nghĩ rằng phải bắt tay vào làm mới ra việc, không thể cứ ngồi bàn mãi". Ông Thăng đã giao cho Cục Hàng không Việt Nam làm việc trực tiếp với phía Campuchia để triển khai "đường bay vàng". Như vậy, chỉ có bắt tay vào làm mới biết được vàng, bạc hay đồng.
Làm mới biết khó ở đâu để gỡ, bế tắc ở đâu để tìm cách khai thông. Cho dù đường bay này không phải "vàng", thì cũng chứng minh rõ ràng vì sao để đi đến quyết định cuối cùng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Ngại khó, sợ trách nhiệm thì không thể làm được việc gì cho đất nước.
Hiện ở ta thừa người trốn tránh trách nhiệm mà thiếu người dám nhận trách nhiệm. Có không ít quan chức sau nhiều nhiệm kỳ ngồi giữ khư khư chiếc ghế, đến khi về hưu có ai hỏi đã làm được gì cho ngành, cho địa phương thì cũng không biết lấy gì để nói. Bởi vì nhiều vị bao nhiêu năm làm quan lắm bổng nhiều lộc, nhưng không tạo ra được sản phẩm chính sách nào có tác động tích cực cho việc phát triển kinh tế, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống người dân hoặc cải tạo xã hội. Thậm chí, còn làm điều ngược lại.
Ngồi yên trên ghế cho an toàn cũng là phá hoại, bởi vì cản trở sự tiến bộ, thủ tiêu sự thay đổi.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rằng triển khai "đường bay vàng" là cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Nếu thành công thì các hãng hàng không được lợi, người dân cũng được lợi. Chưa biết kết quả thế nào vì thực tế còn nhiều khó khăn phải xử lý, nhưng sự quyết tâm của Bộ trưởng Thăng rất đáng được ủng hộ.
Việt Nam còn nhiều "đường bay vàng" trên nhiều lĩnh vực khác nhau thách thức sự thay đổi cách làm cũ, cách suy nghĩ cũ, nhưng thiếu người có bản lĩnh triển khai thực hiện.
Theo Lê Thanh Phong
Lao động
"Thủ trưởng nghiêm túc sẽ hạn chế tuyển lao động hợp đồng" "Nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Còn họ tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao là làm không đúng", ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ nói. Trước lo ngại của hàng ngàn lao động hợp...