Việt Nam có tiêm kết hợp 2 loại vắc xin ngừa Covid-19 hay không?
PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết Việt Nam khuyến cáo nên tiêm 2 liều phòng Covid-19 cùng một loại vắc xin.
Trưa 13/7, trao đổi với Dân trí , PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết như trên.
Trong thời gian qua, nhiều bài báo, nguồn dịch, mạng xã hội đưa thông tin về xu hướng tiêm gộp vắc xin để tăng hiệu quả bảo vệ. Tại Việt Nam, khi có thêm các nguồn vắc xin khác ngoài AstraZeneca về, nhiều người cũng bày tỏ mong muốn được tiêm mũi thứ 2 là vắc xin khác.
Việt Nam đưa ra khuyến cáo nên tiêm ngừa 2 mũi vắc xin Covid-19 cùng một loại vắc xin.
Theo bà Hồng, Việt Nam có chủ trương tiêm phòng 2 liều vắc xin Covid-19 cùng một loại vắc xin.
“Trước đó, một số quốc gia có nghiên cứu tiêm kết hợp giữa vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca và Pfizer nhưng cho thấy số lượng phản ứng tăng lên”, bà Hồng nói.
Theo PGS Hồng, với nguyên tắc tiêm ngừa vắc xin Covid-19, phải có sự đồng ý của người tiêm, phải kí vào giấy đồng ý, chịu trách nhiệm với quyết định tiêm. Vì thế, ngay cả với việc tiêm kết hợp 2 loại vắc xin, cán bộ y tế cũng phải giải thích rất rõ nguy cơ, hướng dẫn theo dõi chặt sau tiêm. Trên thực tế theo dõi cho thấy sự kết hợp giữa hai loại vắc xin, cụ thể trong trường hợp này là AstraZeneca và Pfizer ở một số quốc gia cho thấy phản ứng tăng lên.
Trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các nước không tiêm trộn các loại vắc xin khác nhau khi chưa có đủ dữ liệu, Việt Nam hiện cũng khuyến cáo người dân tiêm 2 liều phòng Covid-19 cùng một loại vắc xin.
Theo đó, như Dân trí đưa tin, bà Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã khuyến cáo các nước không nên tiêm trộn và kết hợp các loại vắc xin Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau. Bà Swaminathan cho rằng đây là “xu hướng nguy hiểm” vì hiện có rất ít dữ liệu về tác động của việc tiêm trộn vắc xin đến sức khỏe của con người.
“Có nhiều người đang nghĩ đến việc trộn và kết hợp vắc xin. Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ những người nói rằng, họ đã tiêm một liều vắc xin và đang có ý định tiêm một liều khác. Đó là xu hướng khá nguy hiểm. Chúng tôi chưa có dữ liệu và có bằng chứng về khả năng kết hợp vắc xin”, bà Swaminathan nói trong cuộc họp trực tuyến ngày 12/7.
“Các cuộc nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, chúng ta cần phải chờ đợi các nghiên cứu đó. Có thể đó sẽ là một cách tiếp cận tốt. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta mới chỉ có dữ liệu về vắc xin Oxford-AstraZeneca, tiếp đó là Pfizer. Sẽ xảy ra tình huống hỗn loạn ở các quốc gia, nếu người dân bắt đầu tự quyết định khi nào và ai sẽ tiêm liều thứ hai, thứ ba và thứ tư”, nhà khoa học WHO cảnh báo.
Việt Nam ghi nhận gần 30.000 ca mắc Covid-19 trong đợt dịch thứ 4
Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 29.154 bệnh nhân Covid-19 tại 58 tỉnh, thành phố. TP.HCM vẫn là địa phương có số người mắc cao nhất cả nước.
Sáng 16/7, thêm 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Nhật Bản viện trợ sẽ về đến Việt Nam Sáng ngày 13/7/2021, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi công bố viện trợ thêm 1 triệu liều vắc xin Astrazeneca phòng COVID-19 cho Việt Nam, nâng tổng số liều viện trợ cho Việt Nam là 3 triệu liều. Lô vắc xin mà Nhật Bản viện trợ đầu tiên sang Việt Nam ngày 16/6. Ảnh Thái Bình Sáng 13/7, Bộ Y tế cho biết, Nhật...