Việt Nam có thể nhờ Interpol xác định thủ phạm đâm tàu
Quan chức Hội luật gia Việt Nam nói về khả năng kiện Trung Quốc sau các vụ đâm va tàn độc của tàu công vụ nước này với tàu công vụ, tàu cá.
“Có khó khăn trong việc xác định chủ tàu Trung Quốc trong vụ đâm tàu cá Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhờ Tổ chức cảnh sát toàn cầu – Interpol can thiệp trong vụ này”, ông Lê Minh Tâm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội luật gia Việt Nam, nói.
Tàu Kiểm ngư Việt Nam sau cú đâm tàn độc của tàu Trung Quốc
Ông Tâm cho rằng nếu kiện Trung Quốc thì nước này có khả năng sẽ “gây khó dễ” trong việc xác định chủ thể vi phạm, tức là chủ tàu cá trong vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Việc kiện ra tòa án quốc tế hay tòa trong nước đều có cả hai mặt khó khăn và thuận lợi, theo quan điểm của Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, ông Phạm Quốc Anh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cả ông Anh và ông Tâm đều đồng tình với quan điểm Việt Nam hoàn toàn có thể đưa vụ việc ra thụ lý ở một tòa án trong nước.
“Vụ việc xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, vì thế chúng ta có quyền đưa ra xét xử theo luật pháp Việt Nam”, ông Phạm Quốc Anh cho biết.
Liên quan việc tàu Trung Quốc bao vây, đâm va một cách tàn độc khiến tàu Kiểm ngư KN-951 của Việt Nam bị hư hỏng nặng, Hội Luật gia Việt Nam hôm nay đã ra tuyên bố phản đối.
Tuyên bố này nhấn mạnh, các hoạt động mà Trung Quốc thường phát ngôn là “chỉ thực thi pháp luật bình thường” khác xa với các hành vi sử dụng vũ lực diễn ra trên thực tế, không chỉ làm ảnh hưởng đến ngư dân đánh bắt cá, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mà còn gây lo ngại cho toàn bộ cộng đồng các quốc gia trên vùng biển Đông, trái ngược hoàn toàn với đạo lý và luật pháp quốc tế.
Tàu Trung Quốc chồm lên, đâm vào tàu Kiểm ngư Việt Nam
Hội Luật gia Việt Nam khẳng định, 46.000 hội viên luật gia yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cho việc kiện Trung Quốc.
“Các hành vi của Trung Quốc từ hạ đặt giàn khoan trái phép đến đâm va, đâm chìm tàu Việt Nam đều là những hành động phạm pháp, chúng ta hoàn toàn có thể kiện bất cứ điểm nào trong các việc nêu trên, hoặc khởi kiện toàn bộ vụ việc”, Chủ tịch Hội Luật gia Phạm Quốc Anh tuyên bố.
Trong diễn biến liên quan, Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam – ông Hà Lê xác nhận với VTC News rằng “không có Kiểm ngư viên Việt Nam bị thương trong vụ vây ép, đâm tàu tàn độc của Trung Quốc hôm 23/6″.
Ông Hà Lê nói “một số anh em bị xây xát nhẹ” và lực lượng Kiểm ngư không coi đó là “bị thương” như một số tờ báo đưa tin.
Đại diện Kiểm ngư Việt Nam cho biết thêm, tàu KN-951 đang trên đường về cảng sửa chữa. “Điều quan trọng là tinh thần anh em Kiểm ngư không hề bị ảnh hưởng sau hành động dã man của Trung Quốc. Chúng tôi vẫn sẽ kiên trì thực thi nhiệm vụ, đảm bảo an toàn cho ngư dân đánh bắt tại ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa”, ông Hà Lê nói.
Theo VTC
46 ngàn luật sư sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ khởi kiện Trung Quốc
Chiều nay 25.6, Hội luật gia Việt Nam tiếp tục ra tuyên bố phản đối Trung Quốc leo thang gây căng thẳng tại vùng biển Việt Nam.
Trong tuyên bố của mình, Hội Luật gia Việt Nam cho biết, qua xâu chuỗi các sự kiện leo thang của Trung Quốc liên quan đến việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 cho thấy Trung Quốc rõ ràng đã sử dụng vũ lực, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, bất chấp Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982.
Hội Luật gia phản đối Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng trên vùng biển Việt Nam
"Các hoạt động mà Trung Quốc thường phát ngôn là "chỉ thực thi pháp luật bình thường" khác xa với các hành vi sử dụng vũ lực diễn ra trên thực tế, không chỉ làm ảnh hưởng đến ngư dân đánh bắt cá, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mà còn gây lo ngại cho toàn bộ cộng đồng các quốc gia trên vùng biển Đông, trái ngược hoàn toàn với đạo lý và luật pháp quốc tế", tuyên bố nêu rõ.
Từ đó, Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, chấm dứt các hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của công dân Việt Nam và các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, không tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng ngay các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông.
Hội Luật gia Việt Nam khẳng định nếu Trung Quốc cố tình không tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cố tình vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam kiên quyết đề nghị Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý hợp pháp theo pháp luật quốc tế để giải quyết tình trạng vi phạm leo thang của Trung Quốc ở biển Đông. Hội Luật gia Việt Nam, với số lượng hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm.
Theo Thanh Niên
Hoàn Cầu viết: Campuchia nói "Trung Quốc là đại ca ASEAN" Bài viết cho thấy Campuchia có nhu cầu đối với đầu tư từ Trung Quốc, nên áp dụng lập trường có lợi cho họ, qua đây nhìn rõ thêm mối quan hệ TQ-Campuchia. Phay Siphan - phát ngôn viên Chính phủ Campuchia Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 25 tháng 6 có bài viết tuyên truyền cho rằng, trong vân đê...