Việt Nam có thể nhận nhiệm vụ độc lập từ Liên Hiệp Quốc
Đó là khẳng định của đại tá Hoàng Kim Phụng – Giám đốc Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam – khi nói về tình hình huấn luyện tiền triển khai các hoạt động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.
Lễ Quốc khánh Việt Nam tại phái bộ MUNUSCA, Cộng hòa Trung Phi.
Sáng 9/8, tại Bệnh viện Quân y 175 TPHCM, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ khai giảng khóa huấn luyện 3 tháng về tiền triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.
Theo đại tá Hoàng Kim Phụng – Giám đốc Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam, có 14 bác sĩ và gần 60 điều dưỡng được lựa chọn từ Bệnh viện 175, Bệnh viện Quân đoàn 4, Bệnh viện Quân khu 7 tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam. Các bác sĩ được chọn đều là cán bộ đầu ngành thuộc các chuyên khoa. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, lực lượng này sẽ đảm nhận nhiệm vụ triển khai một bệnh viện dã chiến cấp 2 tại một quốc gia nào đó do Liên Hiệp Quốc chỉ định.
Khóa huấn luyện cung cấp cho học viên cách thức chuẩn bị và vận hành một bệnh viện dã chiến theo các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc và Luật pháp quốc tế. Ngoài ra, khóa huấn luyện còn trang bị các kiến thức về phong tục tập quán, văn hóa, luật pháp tại các nước có lực lượng trú đóng.
Việc huấn luyện tiền triển khai là yêu cầu bắt buộc của Liên Hiệp Quốc đối với tất cả các quốc gia có phái bộ tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Các phương thức phối hợp trong một môi trường đa quốc gia, gồm cả lực lượng quân sự và phi quân sự, là hết sức quan trọng. Vì thế, các chuyên gia từ Úc, Trung Quốc, Pháp và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế cùng chuyên gia của các cơ quan chuyên ngành Bộ Quốc phòng đã trực tiếp tham gia huấn luyện.
Trước đó, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam cũng đã được huấn luyện tiếng Anh và nâng cao chuyên môn để có thể phối hợp với lực lượng các nước.
Giờ thực hành tiếng Anh trong tình huống cấp cứu, khám chữa bệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Ngoài nhiệm vụ của một bệnh viện dã chiến cấp 2 gồm bảo đảm về y tế, chăm sóc bệnh tật cho các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, theo đại tá Phụng, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam còn hỗ trợ dân tị nạn các nước, hỗ trợ các tổ chức quốc tế.
Ông Phụng cho biết, Liên Hiệp Quốc đánh giá rất cao sự tham gia của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi vừa qua. Việt Nam đã cử 12 lượt sĩ quan liên lạc, sĩ quan tham mưu, quan sát viên quân sự tại các phái bộ Liên Hiệp Quốc ở 2 quốc gia này. Các sĩ quan Việt Nam đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Liên Hiệp Quốc trao tặng Huy chương Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Các nước sở tại cũng đánh giá rất cao năng lực, trình độ sĩ quan Việt Nam trong việc giải quyết, phối hợp trong một môi trường đa quốc gia.
Theo Tiền Phong
TTK Ban Ki-Moon: Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam!
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon: "Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan Việt Nam đã đi một chặng đường dài tới tận Nam Sudan và CH Trung Phi để giúp đỡ những người khốn khổ".
Video đang HOT
TTK LHQ Ban Ki-moon: Lực lượng gìn giữ hòa bình VN tuyệt vời!
QĐNDVN vươn ra biển lớn
Sau hai năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động (27/05/2014), Trung tâm Gìn giữ hòa bình VN đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, QĐNDVN giờ đây không chỉ mang trong mình nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân mà còn vươn ra biển lớn, góp phần đảm bảo an ninh, duy trì hòa bình thế giới, thể hiện mạnh mẽ và rõ nét các cam kết, đóng góp của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) được Liên Hiệp Quốc (LHQ) được xác định là "một biện pháp hữu hiệu giúp các nước bị tàn phá do xung đột nhằm kiến tạo hoà bình". Đây là hoạt động đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh quốc tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp, với các cuộc xung đột xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo thống kê của LHQ, hiện đang có khoảng hơn 100.000 người tham gia các sứ mệnh GGHB của LHQ, trong đó bao gồm 90.000 binh lính và 13.500 sĩ quan cảnh sát từ 122 nước trên thế giới. Các nước có thể gửi lực lượng quân đội, cảnh sát hoặc dân sự tham gia hoạt động GGHB LHQ theo hình thức cá nhân hoặc đơn vị.
Lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng và Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan.
Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đào tạo, huấn luyện, chuẩn bị và triển khai lực lượng, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình và lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ của QĐNDVN; đồng thời triển khai các hoạt động đối ngoại quốc phòng trong lĩnh vực GGHB LHQ.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh: "Việc Việt Nam cử cán bộ quân đội đi làm nhiệm vụ quốc tế tại các phái bộ của LHQ thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, thành viên có trách nhiệm của LHQ, nói đi đôi với làm. Chúng ta hội nhập một cách đầy đủ, thực sự không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động thiết thực.
Việc cử người đi làm nhiệm vụ GGHB quốc tế sẽ tạo điều kiện để sĩ quan QĐND Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, đồng thời chuẩn bị cho các bước đi sau - khi Việt Nam gửi đi quân số lớn".
Cùng nhìn lại việc tham gia hoạt động GGHB của Việt Nam; mặc dù, đến năm 2014, Việt Nam mới tuyên bố gia nhập lực lượng GGHB của LHQ, nhưng trên thực tế, vấn đề này đã từng được đặt ra từ năm 1993 nhân chuyến thăm của Tổng thư ký LHQ, Boutrous-Ghali đến Hà Nội.
Giải thích về quá trình này, Đại tá Hoàng Kim Phụng - Giám đốc Trung tâm Gìn giữ hoà bình Việt Nam đã chia sẻ rằng: "Đây là hoạt động chứng tỏ năng lực, cam kết mở rộng toàn diện quan hệ với quốc tế của Việt Nam và mong muốn hội nhập cả những lĩnh vực mà trước đây chúng ta chưa làm.
Có thể đánh giá rằng, việc tham gia hoạt động GGHB của LHQ là một vấn đề nhạy cảm, các hoạt động chúng ta tham gia là những hoạt động quân sự đặc biệt và mang tính đặc thù của nó. Việc tiếp cận, nghiên cứu cho đến quyết định tham gia là một quá trình dài nhưng thực sự là nhu cầu cần thiết.
Chúng ta cần phải có những bước đi thận trọng và nghiên cứu tỉ mỉ để tránh những sai sót khi đưa lực lượng, trang bị và thậm chí là những trang bị vũ khí quân sự ra bên ngoài".
Đại tá Hoàng Kim Phụng cùng trao đổi kinh nghiệm với các đối tác Nhật Bản.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon: Tuyệt vời! Xin ngả mũ!
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon trong chuyến thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị đánh giá kết quả một năm Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ (23/05/2015) đã khẳng định: "Đối với kết quả mà các sĩ quan Việt Nam đã làm trong lĩnh vực tham gia hoạt động GGHB LHQ, thì tôi chỉ có một từ để nói, đó là "Tuyệt vời".
Trong bài diễn văn quan trọng tại Quốc hội (22/05/2015), ông một lần nữa đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trên lĩnh vực này: "Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan Việt Nam đã đi một chặng đường dài tới tận Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi để giúp đỡ những người khốn khổ".
Hiện nay, với 5 sĩ quan QĐND Việt Nam đang tham gia lực lượng GGHB tại Phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi; Trung tâm đang chủ trương tiếp tục triển khai các suất cá nhân, dự kiến trong thời gian tới sẽ nghiên cứu địa bàn Ma-li và đã tập hợp lực lượng gồm 70 người chuẩn bị cho một Bệnh viện dã chiến cấp 2.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định thành lập và Tổng Tham Mưu trưởng ký Quyết định về Biểu biên chế tổ chức, trang bị (lấy Bệnh viện 175 ở Thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt), số cán bộ sĩ quan này hiện đang huấn luyện nghiệp vụ và tiếng Anh. Sau đó sẽ phải huấn luyện thêm 3 tháng tiền triển khai theo tiêu chuẩn LHQ.
Vì lực lượng của chúng ta đi đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi, theo tiêu chuẩn của LHQ. Cũng trong thời gian tới, chúng ta sẽ cử một đơn vị công binh, gồm 268 người, phấn đấu đến cuối năm 2016 có thể sẵn sàng tham gia các phái bộ GGHB của LHQ.
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, triển khai các hoạt động trao đổi đoàn với Tùy viên quốc phòng các nước; tham gia các cơ chế, diễn đàn song phương và đa phương về GGHB; phục vụ lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu đi khảo sát thực địa ở Phái bộ Nam Xu-đăng và Cộng hòa Trung Phi để làm cơ sở triển khai lực lượng.
Năm 2015, Trung tâm đã ký 5 văn bản về hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực GGHB với quân đội 5 nước (Mỹ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Các nước này đều đánh giá rằng, trong quan hệ quốc phòng với Việt Nam, hợp tác trong lĩnh vực GGHB là một trong những mũi nhọn.
Đồng thời, phía ta đã cử nhiều lượt sỹ quan tham dự các khóa tập huấn về GGHB LHQ do các nước và LHQ tổ chức và tài trợ, phối hợp đồng chủ trì các hội thảo quốc tế về GGHB, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết và chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ.
Việt Nam đã tổ chức nhiều khóa tiếng Anh GGHB do Hoa Kỳ, Úc, Vương quốc Anh tài trợ cho lực lượng Quân y và Công binh chuẩn bị tham gia hoạt động trong thời gian tới.
Đây là những nỗ lực trong việc xây dựng lực lượng giúp nâng cao năng lực chuẩn bị huấn luyện, đào tạo sẵn sàng tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong sứ mệnh GGHB.
Mặc dù năng lực có nhưng chúng ta gặp phải khá nhiều thách thức như: những khó khăn về kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ, ít kinh nghiệm trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa và những tính chất hoạt động theo quy chuẩn mới khi để đảm bảo uy tín quốc gia khi tham gia lực lượng chung.
Việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB của LHQ đánh dấu bước phát triển mới của Đối ngoại về Quốc phòng. Chính vì vậy, Việt Nam luôn chủ động học hỏi kinh nghiệm của các nước để hoạt động này phát huy tính hiệu quả cao.
Ngoài việc thể hiện đường lối đối ngoại tích cực, chủ động, có trách nhiệm, Việt Nam còn có những lợi ích khác. Khi cử lực lượng tham gia ở bên ngoài, sẽ tạo điều kiện để nắm bắt thêm thông tin về các đối tác.
Đây là một kênh rất quan trọng để Việt Nam học hỏi được các kinh nghiệm về tác chiến, vận hành trang thiết bị, về kỹ, chiến thuật; học hỏi được kinh nghiệm phối hợp, hiệp đồng tác chiến ở trên thực địa trong môi trường đa quốc gia cùng với các nước có lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình.
Đây cũng là dịp để Việt Nam vận dụng các kinh nghiệm về chiến dịch, chiến thuật trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng đất nước trước đây vào nhiệm vụ mới, được Đảng và quân đội giao cho.
Thời gian tới, dự báo tình hình khu vực, thế giới tuy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra cho nhiệm vụ GGHB LHQ của nước ta, mà trực tiếp là Trung tâm những yêu cầu mới cao hơn.
Để hoàn thành tốt trọng trách được giao, cùng với tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Trung tâm coi trọng triển khai đồng bộ các giải pháp, đưa công tác này đi vào chiều sâu, hiệu quả, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam
Trên thực tế, các lãnh đạo LHQ, nhất là Chỉ huy Phái bộ Nam Sudan cũng đánh giá cao trình độ, tính kỷ luật và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của hai sĩ quan GGHB đầu tiên của Việt Nam; đồng thời, mong muốn chúng ta cử thêm nhiều sĩ quan và đơn vị đến các phái bộ LHQ. Chính quyền nước sở tại cũng đã hết lời ca ngợi sự đóng góp của Việt Nam.
Theo họ, ở một số quốc gia, khi cử lực lượng tham gia các phái bộ LHQ, ngoài hoạt động GGHB, đều có những mục đích riêng (về chính trị, kinh tế và quân sự...), nhưng đối với các bạn Việt Nam thì hoàn toàn vô tư, trong sáng, hết mình đóng góp cho củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
Đây là một trong những điểm sáng nổi bật về đối ngoại và hợp tác quốc tế về Quốc phòng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mặc dù công việc ở phía trước là rất nặng nề, nhưng Trung tâm GGHB Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm đáng kể, đạt được những kết quả, được Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương đánh giá rất tốt; bước đầu xây dựng được uy tín với một số lực lượng tham gia GGHB bên ngoài; các nước Lào, Mianmar rất mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam.
Chúng ta cùng tin tưởng, trong thời gian tới, Trung tâm GGHB Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều hơn nữa những thành công to lớn về mặt đối ngoại quốc phòng cho Việt Nam.
Theo Soha News
Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh Áp tải hàng trên sông Nil trắng bị cả 2 bên bờ nã đạn, may là không bị thương vong, nhưng 2 bên thành phà chi chít lỗ đạn. Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh. Đồng đội của tôi trong phái bộ LHQ đã có người hy sinh Mặc dù không còn xa lạ tại các...