Việt Nam có thể được trang bị tên lửa dễ dàng “hạ sát” cả F-22 của Mỹ
Tờ “Tin tức” của Nga đưa tin, không quân Nga đã chế tạo thành công loại tên lửa không đối không siêu hạng có khả năng “hạ sát” dễ dàng F-22 của Mỹ.
PBB- có thể hạ tất cả các loại máy bay chiến đấu
Loại tên lửa không đối không này do Viện nghiên cứu tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga nghiên cứu, phát triển, chuyên dùng để đối phó với các mục tiêu trên không có khả năng tàng hình và tính năng cơ động cao. Hiện loại tên lửa có phiên hiệu là PBB- đã hoàn tất kế hoạch thử nghiệm quy chuẩn tên lửa quốc gia, bắt đầu chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng loạt để trang bị cho lực lượng không quân Nga.
PBB- là loại tên lửa không đối không tầm gần có chiều dài 3m, trọng lượng khoảng 100kg, bộ chiến đấu 8kg. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 300m – 40km, trên độ cao 20m – 20 km, với điều kiện này, tên lửa vượt siêu thanh PBB- có thể bắn rụng các loại máy bay hoặc các thiết bị bay có độ quá tải 20g.
Sukhoi T-50 là loại máy bay đầu tiên trang bị PBB-M
Người phát ngôn của Viện nghiên cứu tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, loại tên lửa cận chiến này có khả năng bắn hạ tất cả các máy bay có người lái hiện đại nhất tên thế giới hiện nay và đại đa số các UAV (trừ các UAV chiến lược của Mỹ có tầm bay trên 30km như Global Hawk), trong đó có cả F-22 và F-35 của Mỹ. PBB- sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50 của Nga vào năm 2015, biến nó trở thành “vô đối” trên thế giới.
Vận tốc và tính năng cực kỳ hoàn hảo
Để biết được tính năng vô đối của PBB- ta cần tìm hiểu tính năng bắn hạ các mục tiêu bay có “độ quá tải 20g”. Độ quá tải là khả năng chịu gia tốc của một vật thể bay mà khung sườn máy bay không bị phá vỡ, chịu được độ quá tải càng cao thì khả năng gia tốc của máy bay càng lớn, ví dụ như trong trường hợp máy bay Mig-25R của Nga.
Video đang HOT
Năm 1973, trong sự kiện “vật thể bay lạ trên bầu trời Tel Avip”, một chiếc Mig-25R của không quân Ai Cập đã đạt đến tốc độ Mach 3,2 khi lượn đi lượn lại mấy vòng trên bầu trời Tel Avip mà các máy bay F-4B của Israel không thể nào đuổi kịp, gây nên sự kinh sợ cho Mỹ và Israel. Vào tháng 5-1997, một chiếc MiG-25RB (phiên bản nâng cấp) của Không quân Ấn Độ đã bay vượt vận tốc Mach 3 khi “diễu võ” qua lãnh thổ của Pakistan.
Thế nhưng khả năng quá tải của nó chỉ được khẳng định sau vụ việc phi công Nga Victor Balenko lái chiếc Mig-25P “Foxbat-A” của anh ta đào tẩu sang Nhật Bản năm 1976. Người Mỹ đã mổ xẻ các tính năng của nó và nhận ra một thực tế kinh hoàng, trong suốt thời gian hỗn chiến trên không ở tầm thấp, Mig-25 của Nga có khả năng chịu được một gia tốc là 11,5g (tương đương 112,8 m/s²) mà khung máy bay lại hầu như không bị ảnh hưởng. Như vậy, các máy bay có độ quá tải tầm 20g phải đạt ít nhất là vận tốc trên siêu thanh Mach 5 (tương đương 6000 km/h). Hiện nay trên thế giới không có loại máy bay có người lái nào kể cả F-22, F-35, Typhoon và chính T-50 nữa đạt tới vận tốc này, tốc độ bay tối đa của chúng chỉ đạt trên Mach 3, nhưng thường chỉ bay với vận tốc 2,5 Mach (quả tải 9g). Vì vậy, người Nga đã không hề quá lời khi khẳng định, với vận tốc trên siêu thanh, PBB- có thể dễ dàng bắn hạ F-22 của Mỹ.
Tên lửa không đối không tầm xa RVV-BD (PBB-.)
Ưu điểm đặc biệt khác của PBB- là nó sử dụng đầu đạn có radar điều khiển hồng ngoại đa dải sóng nên hiển thị hình ảnh của nó là đa sắc chứ không còn là đơn sắc như các loại tên lửa khác, vì vậy rất khó có thể dùng các hệ thống chế áp hồng ngoại hoặc các loại tên lửa mồi nhử để đánh lừa nó. Hơn nữa, radar điều khiển hồng ngoại đa dải sóng có thể tiếp nhận nhiều loại bức xạ trên các dải sóng khác nhau, phân biệt được sự khác biệt giữa bức xạ của dải sóng mục tiêu và các mục tiêu giả. PBB- chính là loại tên lửa không đối không đầu tiên trên thế giới sử dụng đầu dẫn có radar hồng ngoại đa dải sóng.
Việt Nam có thể được trang bị PBB-
Trước đây, Nga dự định vào tháng 3 năm nay sẽ thử nghiệm phóng tên lửa trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50, tham gia thử nghiệm sẽ là 8 nguyên mẫu đầu tiên của T-50. Thế nhưng, tiến độ chế tạo và thử nghiệm đã được tiến hành nhanh với vận tốc đáng kinh ngạc, cho đến giờ nó đã hoàn tất các khâu thử nghiệm cuối cùng.
Nga dự kiến, sẽ ưu tiên trang bị PBB- trên các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA rồi sau đó sẽ là các loại tiêm kích đánh chặn hiện đang sử dụng trong lực lượng không quân như Su-27, Mig-31, Mig-35…, cuối cùng mới đến các loại tiêm kích đa năng và tiêm kích bom, cường kích khác.
Các quan chức quân sự Nga khẳng định, Nga đang triển khai nghiên cứu phiên bản xuất khẩu của PBB-, tuy sẽ có một vài khác biệt nhưng về cơ bản các tính năng tác chiến nổi bật của nó sẽ được bảo lưu. Sau khi trang bị đủ cho các máy bay tiêm kích của mình, Nga sẽ bắt đầu chào hàng các phiên bản xuất khẩu của PBB-. Trước hết, Nga sẽ ưu tiên cho các bạn hàng truyền thống hiện đang sử dụng các loại tiêm kích đánh chặn của Nga, trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Algieri…
Su-27 Việt Nam hoàn toàn có thể được trang bị PBB- (RVV-MD)
Như vậy, chúng ta có quyền hy vọng, trong tương lai không xa, trên các máy bay tiêm kích Su-27 của Việt Nam sẽ được trang bị loại tên lửa đối không ưu việt này, góp phần nâng cao uy lực của không quân Việt Nam, bảo vệ vững chắc chủ quyền trên không của Tổ Quốc
Theo ANTD
Không quân Ấn Độ đứng đầu thế giới về...tai nạn máy bay
Tỷ lệ tai nạn máy bay của không quân Ấn Độ luôn cao hơn rất nhiều so với Nga - nước xuất khẩu máy bay chủ yếu cho Ấn Độ
Ngày 15/11 năm nay, 1 chiếc F-22A "Raptor" của liên đội 325 không quân Mỹ đã bị rơi ở Florida, phi công đã nhảy dù thành công. Đây là vụ tai nạn thứ 5 của loại máy bay được coi là hiện đại bậc nhất thế giới này, trong đó chỉ có 3 vụ phi công thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.
Sự cố thứ nhất phát sinh năm 1992 trong giai đoạn thử nghiệm của F-22, còn chiếc máy bay chiến đấu thực thụ đầu tiên bị tai nạn vào ngày 20/12/2004. Sau đó còn phát sinh tiếp 2 sự cố nữa đối với loại máy bay này vào ngày 25/03/2009 và 17/11/2010, đến ngày 15/11 năm nay là vụ thứ 5.
F-22 Raptor hiện có tỷ lệ tai nạn là 6 vụ/10 vạn giờ bay
Ngày 13/12/2011, nhà sản xuất máy bay Lockheed Martin sản xuất chiếc cuối cùng trong số 187 máy bay F-22, công ty này đã niêm cất dây chuyền công nghệ sản xuất máy bay, hy vọng có thể khôi phục hoạt động sản xuất loại máy bay này. Thế nhưng, trong thực tế không quân Mỹ chỉ còn 182 chiếc (5 chiếc hỏng hoàn toàn sau tai nạn) được biên chế thành 15 phi đội, trong đó có 3 phi đội làm nhiệm vụ huấn luyện.
Nếu tính tỷ lệ phát sinh sự cố thì cứ 10 vạn giờ bay F-22 phát sinh 6 vụ, ngoài tổn thất về máy bay (mất trắng cả trăm triệu USD), chỉ riêng kinh phí sửa chữa cũng đã hơn 1 triệu USD cho mỗi dấu hiệu mất an toàn. Còn 2 loại F-15 và F-16 của Mỹ thì có tỷ lệ tai nạn chỉ bằng hơn nửa F-22 với 3 - 4 vụ trên 10 vạn giờ bay.
"Xe tải bay" B-52 là loại máy bay có tính tin cậy cao nhất của Mỹ
Các loại máy bay ném bom Mỹ có tỷ lệ tai nạn thấp hơn nhiều, một phần cũng do nó chỉ bay với tốc độ thấp hơn và ít động tác kỹ thuật phức tạp. 2 loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1 và máy bay tàng hình B-2 có tỷ lệ gặp sự cố khoảng 3,48 vụ trên 10 vạn giờ bay, còn siêu pháo đài bay B-52 (mệnh danh là "xe tải bay"), trong gần 60 năm qua phát sinh rất ít sự cố, là loại máy bay có độ ổn định an toàn cao nhất trong lực lượng không quân Mỹ. Tính ra, cứ mỗi 10 vạn giờ bay của B-52 chỉ có 1,5 lần mất an toàn.
Tỷ lệ phát sinh sự cố của không quân Ấn Độ với trang bị chủ yếu là các loại máy bay Nga đang đứng đầu thế giới, cứ mỗi 10 vạn giờ bay không quân Ấn Độ lại có 6-7 vụ tai nạn, cao hơn so với các máy bay của Nato (4-5 vụ) và cao hơn rất nhiều so với Nga - cũng sử dụng phần lớn các loại máy bay như Ấn Độ.
Biên đội máy bay Su-30 MKI của không quân Ấn Độ
Các loại máy bay công nghệ càng cao thì khi mới ra đời càng gặp tai nạn nhiều hơn, ví dụ như tỷ lệ tai nạn của F-22 hiện là 6 vụ/10 vạn giờ bay, nhưng khoảng 10 năm nữa, khi trình độ và các kỹ năng bay của phi công đã thành thục thì nó sẽ giảm xuống chỉ còn 2-3 vụ/10 vạn giờ.
Vào đầu thập niên 50 - thế kỷ 20, loại máy bay chiến đấu sơ khai là F-89 có tỷ lệ tai nạn khủng khiếp với 383 vụ/10 vạn giờ bay, thế nhưng chỉ sau 10 năm, một thế hệ máy bay mới ra đời, tỷ lệ bình quân đã giảm xuống mức đáng kinh ngạc với vẻn vẹn 20 vụ, còn loại máy bay có trình độ công nghệ cao nhất lúc đó của Mỹ là tiêm kích bom F-4 chỉ mất an toàn có 5 lần/10 vạn giờ bay.
F-89 của Mỹ đứng đầu thế giới về mất an toàn trong thập niên 50
Tính tin cậy và mức độ an toàn của các loại máy bay cũng tăng lên theo trình độ công nghệ mặc dù kết cấu máy bay và hệ thống thiết bị của nó ngày càng phức tạp hơn. Điều này cũng không khó lí giải, nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng các thiết bị cảm biến và đo đạc trong khoang máy bay, chính điều này đã giúp phi công phát hiện ra những sự cố tiềm ẩn ngay từ khi nó mới chỉ là các dấu hiệu mất an toàn.
Theo ANTD
Nga thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình T-50 Mẫu thứ tư của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 do Nga chế tạo, đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài 40 phút vào ngày 12.12, tại nhà máy ở Komsomolsk-on-Amur thuộc Siberia (Nga), RIA Novosti dẫn lời hãng Sukhoi cho biết. "Mẫu thử nghiệm thứ tư của chiếc PAK-FA (tên gọi khác của...