Việt Nam có phải là “người mở hàng” tên lửa BrahMos?
Vừa qua, có khá nhiều nguồn tin đề cập đến việc Việt Nam đang dạm hỏi mua tên lửa hành trình BrahMos. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?
Việt Nam mới chỉ “ghé thăm gian hàng” tên lửa BrahMos
Truyền thông Nga đã không chỉ 1 lần đề cập đến việc Việt Nam là “khách hàng số 1″ của các loại vũ khí khủng của Nga như tiêm kích đa năng Su-35, máy bay ném bom tiền tuyến Su-34, hệ thống phòng không tối tân S-400, tàu ngầm Lada…, và BrahMos cũng không phải là ngoại lệ.
Truyền thông Nga cho biết rằng, hiện có một số nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Việt Nam và Indonesia đang quan tâm đến việc mua tên lửa hành trình “BrahMos” do Nga-Ấn Độ sản xuất, thậm chí còn cho rằng, Việt Nam sẽ trở thành “người mở hàng”.
Vậy quả thực Việt Nam có thực sự quan tâm đến việc mua tên lửa “BrahMos” hay không? Và nếu có thì mức độ quan tâm đến đâu, đã bước vào giai đoạn đàm phán hợp đồng hay chưa?
Phát biểu tại triển lãm “Defense & Security-2015″ ngày 19-4, đại diện của đơn vị thiết kế và chế tạo ra tên lửa BrahMos là Liên doanh Nga-Ấn “BrahMos Aerospace” đã chính thức tuyên bố là các cuộc đàm phán cụ thể về việc mua sắm tên lửa BrahMos hiện vẫn chưa bắt đầu.
Đại diện của BrahMos Aerospace nói rằng, Đông Nam Á là khu vực khách hàng đầy hứa hẹn của Nga. Tại triển lãm này, một số đại diện cao cấp của Bộ Quốc phòng Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines đã đến thăm khu vực trưng bày của hãng.
Tuy nhiên, ông xác nhận chính thức rằng, mặc dù có khả năng cao là các quốc gia ASEAN sẽ trở thành khách hàng của tên lửa BrahMos trong tương lai, nhưng cho đến thời điểm này, chưa hề có một cuộc đàm phán chính thức nào được thực hiện.
Tên lửa hành trình BrahMos đã phát triển đầy đủ trên các phương tiện mang
Vị đại diện cũng nói rằng, vẫn chưa có dữ liệu về số lượng và hình thức thực hiện hợp đồng tương lai, hiện tại “BrahMos Aerospace” đang chờ các yêu cầu chính thức đặt mua tên lửa từ các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
BrahMos Aerospace là liên doanh Nga-Ấn thành lập năm 1998 tại New Dehli, bao gồm 2 thành viên chủ chốt là Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và NPO Mashinostroyenia ( M) của Nga, cùng một số doanh nghiệp khác của 2 nước.
Được chế tạo trên cơ sở loại tên lửa đối hạm siêu âm nổi tiếng P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Oniks), cái tên “BrahMos” được ghép và viết tắt từ tên hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moscow của Nga. Chính vì vậy, từ “Mos” trong chữ BrahMos luôn được viết hoa.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, các thông tin về việc Việt Nam đang đàm phán mua sắm BrahMos, được các trang mạng Nga tuyên bố trong thời gian qua là chưa chính xác. Trong tương lai thì không rõ nhưng thời điểm hiện nay Việt Nam chưa xúc tiến thương thảo về hợp đồng này.
Khả năng BrahMos nhập biên chế quân đội Việt Nam thời điểm hiện nay
Hiện Việt Nam có thể sử dụng tên lửa hành trình BrahMos trên các phương tiện phóng là tàu ngầm Kilo, máy bay chiến đấu Su-30MK2 và các hệ thống tên lửa bờ đối hạm. Tuy nhiên, BrahMos dường như chưa sẵn sàng thích hợp với lực lượng vũ trang Việt Nam.
Về hải quân:
Hiện tàu ngầm Kilo Việt Nam đang trang bị các tên lửa Klub dòng 3M-54E và 3M-14E có uy lực tấn công mạnh mẽ, tính năng không hề kém so với BrahMos, hơn nữa đã được thử lửa trên chiến trường Syria, trong khi đó các phiên bản tương tự của BrahMos vẫn chưa được trang bị chính thức.
Tên lửa hành trình chống hạm KCT 15 là phiên bản sản xuất nội địa của dòng Kh-35E
Các tàu nổi Việt Nam cũng không có khả năng được trang bị BrahMos, do loại tên lửa này rất nặng, trọng lượng lớn gấp gần 5 lần trọng lượng tên lửa chống hạm Kh-35E (trên 600kg) hoặc gấp gần 4 lần MM-40 Exocet trên các chiến hạm Gepard và Sigma,
Do đó, nó chỉ được trang bị trên các tàu hộ vệ và khu trục hạm có lượng giãn nước lớn hơn rất nhiều so với các tàu hộ vệ lớn nhất của Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng (số hiệu 011) và Lý Thái Tổ (012) , thuộc lớp Gepard 3.9, dự án 11661, có lượng giãn nước tầm 2000 tấn.
Lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam hiện đang được trang bị các hệ thống tên lửa bờ đối hạm tiên tiến nhất là K-300P Bastion P, sử dụng tên lửa P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Oniks), là tên lửa nguyên mẫu để nghiên cứu, phát triển ra BrahMos.
Việt Nam hiện mới sở hữu 2 hệ thống K-300P Bastion, mỗi hệ thống có phạm vi bao quát 600km, như vậy là không đủ để bảo vệ dải bờ biển rất dài của Việt Nam. Do đó, mua thêm ít nhất 1 hệ thống Bastion nữa để lấp các “vùng chết” hỏa lực đang là ưu tiên lớn nhất của chúng ta.
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam có được ưu tiên khi mua S-400 từ Nga?
Trợ lý về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Tổng thống Nga là ông Vladimir Kozhin tuyên bố, rất nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến S-400.
Chuyên gia Nga đã đưa ra các tiêu chí về một "khách hàng truyền thống" mua S-400. Vậy Việt Nam có nằm trong danh sách này?
Tên lửa S-400.
Sau chiến dịch không kích ở Syria, sự quan tâm đến hệ thống phòng không S-400 "Triumph"đang ngày càng gia tăng. Một số nước đã đặt mua hoặc đề cập đến ý định mua sắm, ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Ai Cập... Hiện Ấn Độ và Trung quốc đã ký hợp đồng mua sắm
Trợ lý về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Tổng thống Nga là ông Vladimir Kozhin tuyên bố, rất nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến S-400. Tuy nhiên, Nga xác định trước mắt phải tập trung ưu tiên sản xuất cho lực lượng phòng không trong nước.
Hiện nay, trong thành phần trang bị của lực lượng Phòng không Nga, thuộc Quân chủng Hàng không-Vũ trụ (VKS) mới được biên chế có năm trung đoàn S-400 "Triumph".
Bốn trung đoàn trong số này đang được ưu tiên tham gia đảm bảo phòng không cho thủ đô Moscow và khu vực công nghiệp trung ương. Trung đoàn thứ năm đang nằm trong các cơ cấu huấn luyện-đào tạo của Lực lượng Phòng không.
Ông Kozhin còn nhấn mạnh rằng, hiện Nga đang tập trung sản xuất để đáp ứng nhu cầu của các quân khu khác. Sau khi đáp ứng đủ mới nghĩ đến việc xuất khẩu, nhưng không phải tất cả các nước hỏi mua Nga đều bán và việc cung cấp cũng ưu tiên các khách hàng truyền thống.
Tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng
Các nước nào có thể gọi là khách hàng truyền thống mua các hệ thống phòng không "Made in Russia"? Theo chuyên gia Nga Ruslan Pukhov, đặc điểm chung của các nước này là "chính sách đối ngoại độc lập và nhận thức về chiến tranh trong tương lai", cùng với khả năng về tài chính.
Về bản chất, "chính sách đối ngoại độc lập" và "nhận thức về chiến tranh trong tương lai" có mối quan hệ biện chứng với nhau bởi nó xuất phát từ những kinh nghiệm đúc kết từ các cuộc chiến tranh đã qua, chủ yếu do Mỹ và phương Tây tiến hành ở khắp nơi trên thế giới.
Các nước có "chính sách đối ngoại độc lập" là như thế nào? Theo quan điểm của Nga đó là sự tự chủ về đường lối ngoại giao, không phụ thuộc vào nước ngoài (cụ thể là phương Tây).và tiềm tàng khả năng bị tấn công bất cứ lúc nào (ví dụ như Trung Quốc, Iran...).
Trên thế giới có 2 trường phái vũ khí chính là của Nga và Mỹ (Trung Quốc chưa đủ uy tín và khả năng tạo dựng 1 trường phái riêng), do đó cũng tạo nên xu hướng mua sắm vũ khí của 2 trường phái thân Nga và thân Mỹ (những nước trung hòa được xu hướng này như Ấn Độ là rất ít).
Do đó, có thể hiểu rằng, nhưng nước có "chính sách đối ngoại độc lập" là có đường lối chính trị không thân thiện với Mỹ, bởi vậy quan điểm của họ về chiến tranh trong tương lai cũng gắn với những cuộc chiến do Mỹ và NATO lãnh đạo từ trước đến nay.
Trong cuộc chiến 5 ngày của Nga ở Gruzia năm 2008, lực lượng không quân Nga được sử dụng ở mức thấp, không thể hiện đầy đủ đặc điểm của tác chiến đường không hiện đại. Trong chiến dịch không kích ở Syria cũng tương tự.
Các tổ hợp tên lửa đất đối không của Nga chính là khắc tinh của những loại máy bay hàng đầu trên thế giới của Mỹ, châu Âu và thậm chí của chính mình. Do đó, không có gì lạ khi hệ thống phòng không hàng đầu thế giới S-400 của Nga nhận được nhiều sự quan tâm đến thế.
Nhu cầu của các nước trên thế giới về các hệ thống tên lửa phòng không bắt đầu gia tăng từ sau chiến dịch "Bão táp sa mạc" của Mỹ ở Iraq (1991), tiếp đó là chiến dịch ném bom Nam Tư (1999), cuộc xâm lược Iraq lần 2 (2003), các vụ không kích của liên quân ở Libya (2011) và chiến dịch ở Syria.
Theo Đất Việt
Theo_Người Đưa Tin
Việt Nam thuộc danh sách "ưu tiên hàng đầu" mua S-400? Chuyên gia Nga đã đưa ra các tiêu chí về một "khách hàng truyền thống" mua S400. Vậy Việt Nam có nằm trong danh sách này? Sau chiến dịch không kích ở Syria, sự quan tâm đến hệ thống phòng không S-400 "Triumph"đang ngày càng gia tăng. Một số nước đã đặt mua hoặc đề cập đến ý định mua sắm, ví dụ...