Việt Nam có nên mua tên lửa phòng không Akash Ấn Độ?
Theo nguồn tin của Ấn Độ, nước này và Việt Nam đang đàm phán về việc mua tên lửa chống hạm BrahMos và tên lửa phòng không Akash.
Việt Nam đang đàm phán mua tên lửa Akash của Ấn Độ
Theo tờ “Thời báo Ấn Độ” (Times of India), Bộ quốc phòng nước này và Bộ quốc phòng Việt Nam đang tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về việc bán hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Akash và hệ thống tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos.
Đây không phải là lần đầu tiên báo chí nước ngoài đề cập đến vấn đề Việt Nam và Ấn Độ đang đàm phán về các hợp đồng mua sắm tên lửa đất đối không siêu âm Akash và tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos, cùng một số loại vũ khí khác.
Hồi đầu tháng này, chính Times of India cũng có bài viết nói về chủ đề Ấn Độ và Việt Nam đang đàm phán về mua bán tên lửa đất đối không Akash của Ấn Độ và còn cho biết, thương lượng về Akash tương đối dễ dàng bởi vì 96% hệ thống tên lửa này là của Ấn Độ.
Ngoài ra, Việt Nam mong muốn không chỉ mua được tên lửa Akash, mà muốn còn tiếp cận công nghệ thông qua việc thành lập xí nghiệp hợp tác sản xuất. Phía Ấn Độ cũng thích cách tiếp cận từng bước, bắt đầu với việc phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh của Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không Akash bắt đầu được trang bị cho quân đội Ấn Độ từ năm 2009. Hệ thống này được Ấn Độ phát triển từ nguyên mẫu 2K12 Kub của Liên Xô.
Tốc độ tối đa của tên lửa Akash lên đến 3600 km/giờ, đánh chặn mục tiêu ở cự ly đến 27-30km, ở độ cao lên tới 15-18 km. Radar Rajendra của nó có thể phát hiện mục tiêu chiến đấu cơ thế hệ 4 ở cự ly xa tới 67 km, mục tiêu như tên lửa chống radar ở cự ly xa tới 37 km.
Loại radar của Ấn Độ có phạm vi quan sát từ -5 đến 65 độ, có khả năng theo dõi cùng lúc 64 mục tiêu, hủy diệt đồng loạt 4 mục tiêu. Nhìn chung, với loại radar quốc nội của Ấn Độ, các đặc tính kỹ, chiến thuật của tên lửa là khá tốt.
Về vấn đề tên lửa hành trình BrahMos, có thể nhận định là nó có thể đáp ứng như cầu sử dụng của hải quân và cả không quân Việt Nam, nhưng về tên lửa phòng không Akash thì vẫn còn nhiều nghi ngại, bởi tên lửa của Ấn Độ khá tiên tiến nhưng không phải là loại tốt nhất hiện nay.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không Akash của Ấn Độ
Việc Việt Nam không nên mua tên lửa Akash xuất phát từ những yếu tố sau đây:
Thứ nhất: Việt Nam đang có khá nhiều hệ thống phòng không tốt
17 tháng 1 vừa qua, trang mạng topwar.ru của Nga có bài viết khá đáng chú ý về các hệ thống phòng không Việt Nam, trong đó nêu tên một số loại tên lửa được cho là Việt Nam đã sở hữu (tuy nhiên chưa có xác nhận chính thức từ Bộ quốc phòng Việt Nam).
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Việt Nam đang ở trình độ khá cao. Các sư đoàn phòng thủ tên lửa được trang bị cả hệ thống cũ được thử nghiệm qua thời gian, cũng như các tổ hợp phòng thủ tên lửa Nga thế hệ mới nhất, bao gồm 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 Favorit và 6 tiểu đoàn Buk-M2E.
Topwar.ru còn tiết lộ là Việt Nam cũng đã sở hữu một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 của Nga, được sử dụng để yểm trợ hỏa lực cho các hệ thống Buk và Favorit, đồng thời bảo vệ các mục tiêu trọng yếu khỏi sự tấn công của các loại tên lửa hành trình.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn/tầm trung Spyder của Israel, mà tính năng của các hệ thống này đều vượt trội so với tên lửa Akash của Ấn Độ.
Do đó, Việt Nam không nhất thiết phải mua sắm các hệ thống phòng không Akash của Ấn Độ mà để tiền mua thêm 1-2 tiểu đoàn S-300 và đầu tư vào các lĩnh vực khác, ví dụ như máy bay cảnh báo sớm trên không – một yếu tố rất quan trọng để bảo vệ từ xa không phận đất nước.
Theo Đất Việt
Việt Nam sản xuất bom thông minh
Cùng với sản xuất tên lửa phòng không, chống hạm, hiện Việt Nam đang có kế hoạch biến bom thường thành bom thông minh.
Trong bài viết nói về thành tựu Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân đã đạt được trong thời gian gần đây, Báo QĐND Online đã tiết lộ một số hướng nghiên cứu chế tạo sản phẩm vũ khí mới do Việt Nam sản xuất trong thời gian tới.
"Trong thời gian tới, chiến lược phát triển của viện tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mũi nhọn, thế mạnh, như: Tiếp tục thử nghiệm các loại radar mới (radar mạng pha 3D); phát triển máy bay không người lái phục vụ huấn luyện của quân chủng và các mục đích kinh tế, xã hội khác;
nghiên cứu chế tạo nhiên liệu tên lửa rắn; cải tiến bom thông thường thành bom thông minh; thiết kế, chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M...", báo QĐND cho biết.
Việt Nam bắn thử tên lửa phòng không tự sản xuất.
Đây rõ ràng là tín hiệu vui với CNQP và Quân đội Việt Nam, tuy nhiên trước khi đăng tải thông tin này, Việt Nam đã sản xuất thành công tên lửa phòng không TL-01 và tên lửa chống hạm KCT-15 với sự giúp đỡ của Nga.
Vậy là sau thời gian triển khai, Dự án "Chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp TL-01 (phiên bản Việt của tên lửa Igla do Nga sản xuất) đã gặt hái được những kết quả đáng kinh ngạc và thực sự là bước tiến vượt bậc trong việc từng bước tự chủ nguồn cung vũ khí hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo báo Thế giới trẻ, hiện nay dây chuyền sản xuất lắp ráp tên lửa này đã đi vào sản xuất, bắt đầu cung cấp những sản phẩm hiện đại, góp phần từng bước thay đổi căn bản về chất cho lực lượng phòng không tầm thấp, chủ yếu thay thế cho các loại tên lửa A-72, A-87 đã hết niên hạn sử dụng.
Trước khi xuất hiện thông tin này, ngay từ đầu năm 2015, Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công một thành phần điện tử chính của tổ hợp tên lửa Igla kiểu 9P516. Để chế tạo thành công, nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ và chế tạo được 6 bộ khối điện tử đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài; đã chuyển giao cho các nhà máy trong nước tổng lắp thành cơ cấu phóng.
Các tác giả cũng đã hoàn thành tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ chế tạo khối điện tử phù hợp với điều kiện tay nghề cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam. Trên cơ sở làm chủ công nghệ, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cải tiến, nội địa hóa khối điện tử kiểu 9P516.
Kết quả, 2/4 bảng thuộc khối điện tử đã được nội địa hóa hoàn toàn (sản xuất từ vật tư, linh kiện trong nước), qua thử nghiệm tương thích và hoạt động tốt cùng các bảng nguyên mẫu trong cơ cấu phóng; 2 bảng còn lại đang được nghiên cứu theo hướng sử dụng linh kiện trong nước kết hợp với nước ngoài, bước đầu cho kết quả tốt.
Việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công khối điện tử kiểu 9P516 có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp làm chủ công nghệ, chủ động nguồn linh kiện, vật tư; giảm phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật và khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Tên lửa Kh-35UE, nguyên mẫu của KCT-15 Việt Nam.
Cùng với những thành công này, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công tên lửa chống hạm KCT-15 với sự giúp đỡ của Nga. Theo trang quốc phòng Defenceblog của Ukraine, Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) đã chuyển giao cho Việt Nam các thiết kế phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu của VN.
Theo đó, chưa rõ phía Việt Nam góp vốn như nào, nhưng tên lửa sẽ được sản xuất tại Việt Nam với số lượng rất lớn, khoảng 3.000 tên lửa chống hạm KCT-15. Ngoài ra, Việt Nam còn có quyền xuất khẩu sang bất kỳ nước nào cần đến, giống như Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos.
Tên lửa KCT-15 và bệ phóng có hình dáng bên ngoài rất giống với tên lửa chống hạm 3M24-E (Kh-35E) Uran-E được sản xuất tại Nga. Từ năm 2013, Việt Nam bắt đầu được Nga chuyển giao công nghệ tên lửa Kh-35E để tự sản xuất loại tên lửa này.
Theo nhận định của một số chuyên gia, tên lửa chống hạm KCT-15 do Việt Nam sản xuất có thể được áp dụng những công nghệ mới nhất trên phiên bản Uran-UE.
Đáng chú ý nhất của biến thể Uran-UE là nhờ trang bị động cơ mới, bổ sung cơ chế dẫn đường bằng cách tham chiếu vệ tinh cũng như tối ưu hóa quỹ đạo bay, nên mặc dù kích thước tên lửa và đầu đạn không đổi nhưng tầm bắn của Uran-UE đã tăng lên tới 260km.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, tên lửa KCT-15 có thể đạt tầm bắn tới 300km và mang theo đầu đạn 300kg (so với 130km và đầu đạn 145kg của Nga).
(Theo Đất Việt)
Khí tài hiện đại trên tàu tên lửa của Mỹ thăm Đà Nẵng USS John S. McCain là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ, với nhiều khí tài và trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain (DDG-56) của Hải quân Mỹ đang cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) trong chuyến thăm hữu nghị từ ngày 28 đến...