Việt Nam có mua Tên lửa tử thần 9M337 Sosna?
Vào nửa cuối năm 2016, quân đội Nga sẽ đưa vào trong biên chế thế hệ tên lửa phòng không tầm ngắn SosnaR, được mệnh danh là “Tên lửa tử thần”.
Các công trình sư Nga đã chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn thế hệ mới Sosna, có tính năng vượt trội những “tiền bối” của nó về tất cả các chỉ số và có những điễu còn ưu việt hơn cả hệ thống phòng không tầm ngắn của Nga hiện được coi là số 1 thế giới Pantsir-S.
Vào nửa cuối năm 2016, những hệ thống tên lửa Sosna đầu tiên sẽ được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Nga. Với những khả năng ưu việt, nó sẽ trở thành hệ thống phòng thủ tầm gần sáng giá cho lực lượng phòng không Nga.
Tính năng ưu việt của hệ thống phòng không tầm ngắn Sosna
Tên lửa 9M337 Sosna là biến thể hiện đại hóa sâu rộng từ hệ thống phòng không 9K35 Strela-10 (Định danh NATO: SA-13 Gopher) – hệ thống đang được sử dụng tại 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hệ thống Sosna lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng vào năm 2013.
Tổ hợp sử dụng tên lửa phòng không hạng nhẹ Sosna-R (tốc độ lên đến 900m/s), có thể bắn hạ máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình và thiết bị bay do thám không người lái ở độ cao từ 20cm đến 5 km, tầm xa 10 km, ngăn chặn những cuộc tấn công tiềm năng từ trên không của kẻ địch.
Hệ thống tên lửa phòng không này có khả năng tấn công ngay cả khi hành tiến, có thể hạ gục các mục tiêu bất kể thời gian, trong điều kiện sương mù, mưa và không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp gây nhiễu chủ động.
Tên lửa phòng không tầm ngắn Sosna-R, được mệnh danh là “Tên lửa tử thần”
Video đang HOT
Vũ khí chính của tổ hợp là 12 tên lửa chính xác Sosna-R với tốc độ bay tối đa 900 m/s (máy bay F-16 của Mỹ chỉ có tốc độ 300 m/s, máy bay cường kích A-10 có tốc độ 200 m/s). Khối lượng đạn tương đối nhẹ (gần 30 kg) cho phép bố trí tất cả các hệ thống của tổ hợp này trên 1 xe chuyên dụng.
Theo thông tin ban đầu, một hệ thống Sosna-R gồm các bệ phóng tự hành trên xe bánh xích và một xe chỉ huy. Trong đó, xe chỉ huy trang bị hệ thống trinh sát TV, camera ảnh nhiệt quét khu vực theo chiều ngang 60 độ và góc phương vị 20 độ.
Hệ thống Sosna-R cũng có khả năng tìm kiếm quang học bị động, vùng bao phủ khu vực theo chiều ngang 360 độ và góc phương vị từ 5 độ đến 60 độ.
Với những thông tin ấn tượng về Sosna-R cho thấy, hệ thống này xứng đáng là kẻ thay thế cho 9K35 Strela-10 – hệ thống cơ bản, được trang bị tên lửa động cơ nhiên liệu rắn, cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000 m, độ cao 10-3.500 m.
Các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn hiện nay bộc lộ một số khiếm khuyết nghiêm trọng, ví dụ như chi phí cao của các phương tiện tác chiến do số lượng lớn thiết bị hiện đại, cũng như do việc sử dụng các hệ thống radar chủ động phát hiện mục tiêu.
Yếu tố cuối cùng khiến cho các hệ thống phòng không có điểm yếu chí mạng khi đương đầu với vũ khí chống bức xạ (tên lửa chống radar) của đối phương.
Lắp đặt tên lửa Sosna-R lên hệ thống Palma của tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Nhân dân Việt Nam
Nguyên tắc chủ đạo trong thiết kế của tổ hợp Sosna là hệ thống phòng không tầm ngắn với chi phí thấp và hiệu suất cao. Tổ hợp có thể được vận hành dễ dàng và rẻ hơn so với đối thủ chính của nó là hệ thống phòng không Pantsir-S, tuy nhiên lại có đặc tính kỹ chiến thuật tương đương.
Ngoài ra, trong quá trình sáng chế Sosna, các kỹ sư Nga đã quyết định loại bỏ các hệ thống radar chủ động phát hiện phức tạp, mà thay vào đó dùng các hệ radar hoạt động theo nguyên lý khác (ví dụ như radar thụ động) nhằm hóa giải khả năng địch tập kích các hệ thống phòng không.
Việt Nam liệu có mua thêm Sosna và nâng cấp Strela-10?
Hiện Moscow đang xem xét khả năng xuất khẩu các hệ thống phòng không đến khu vực châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh. Trong thời gian tới, danh sách các quốc gia có thể sở hữu hệ thống phòng không Sosna và Palash (phiên bản hải quân, tên xuất khẩu là Palma) của Nga sắp được mở rộng.
Theo_Báo Đất Việt
Phát hoảng khách sạn nuôi cá ăn thịt người trong bể bơi
Được mệnh danh là nghĩa địa của Đại Tây Dương, khách sạn Frying Pan đang trở thành điểm đến ưa thích cho những người thích xem cá ăn thịt người.
Khách sạn độc đáo này nằm ở ngoài khơi cách bờ biển Cape Fear ở North Carolina, Mỹ hơn 50 km. Chính vì vậy, bạn chỉ có thể dùng thuyền hoặc trực thăng để đến với Frying Pan.
Một trải nghiệm lí thú cho những ai ưa mạo hiểm thích nhìn những chú cá ăn thịt người.
Richard Neal, chủ khách sạn cho biết ông đã phải bỏ ra $500,000 (hơn 10 tỉ VNĐ) để mua lại ngọn hải đăng đã ngừng hoạt động từ năm 2003 này cho đến hiện tại nó là vẫn một lựa chọn vô cùng sáng suốt.
Không có những nhà hàng 5 sao, hồ bơi với view tuyệt đẹp hay dịch vụ spa hàng đầu thế giới, thêm vào đó mối nguy hiểm tiềm tàng từ những loài cá hung dữ, thậm chí là cá ăn thịt người tấn công bạn bất cứ lúc nào nhưng khách sạn độc đáo này vẫn đang là lựa chọn hàng đầu với những ai thích cảm giác mạnh.
Chỉ có thể dùng thuyền hoặc trực thăng để đến đây
Richard cho biết: "Tôi mua nó đơn giản chỉ vì nó gợi tôi nhớ đến tuổi thơ của mình, hình ảnh ngôi nhà nằm vắt vẻo trên ngọn cây."
"Lần đầu tiên đến đây, trông nó không khác gì một mớ hỗn độn. Nhưng nó lại giống như một chiếc hộp đồ chơi khổng lồ của một cậu bé nào đó giống như tôi của những năm 1960. Và đó là lí do tại sao tôi chọn nó".
Khách sạn vẫn cung cấp đầy đủ các tiện nghi
Để có được những trải nghiệm lí thú này, bạn sẽ phải bỏ ra 498 USD (khoảng 10 triệu VNĐ) cho ba ngày nghỉ ở khách sạn độc đáo này bao gồm cả tiền phòng với đầy đủ điện, nước, wifi đi kèm với phương tiện di chuyển.
Theo Theo Daily Star
Theo_Kiến Thức
Nước Trung Đông nào sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo nhất? Quốc gia sở hữu lực lượng tên lửa đạn đạo lớn nhất, đông đảo nhất và nguy hiểm nhất ở Trung Đông, không ai khác chính là Iran. Lực lượng không gian vũ trụ Iran là đơn vị quản lý và vận hành kho tên lửa đạn đạo đồ sộ của nước này. Ảnh tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110. Đây là...