Việt Nam có loài cá đặc sản đắt đỏ bậc nhất, trong bụng chứa một thứ quý như vàng
Vùng biển Việt Nam có một loài cá vô cùng quý hiếm, xếp vào hàng những loại đắt đỏ nhất thế giới.
Cá sủ vàng (tên khoa học: Otolithoides biauritus) là loài cá thuộc họ Sciaenidae, phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka và Trung Quốc. Nó còn được biết tới với các tên gọi khác như cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường.
Tại Việt Nam, cá sủ vàng được phân bố rải rác từ vùng biển miền Bắc đến miền Nam nhưng giờ không còn nhiều, chỉ thi thoảng mới xuất hiện nên được xem là một loài cá quý hiếm.
Cá sủ vàng có vây lưng dài, miệng rộng và khá nhọn, có màu vàng nghệ lấp lánh. Nửa thân dưới của chúng có màu trắng bạc hơi phớt hồng. Phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tùy thuộc vào môi trường mà cá sinh sống. Cá sủ vàng trưởng thành có cân nặng khoảng 100-130kg.
Giá trị kinh tế của cá sủ vàng rất cao. Trước năm 2005, cá sủ vàng tại Việt Nam có giá từ 5-7 triệu đồng/kg, năm 2007 đã tăng lên 15-20 triệu đồng/kg. Hiện nay, do cá sủ vàng ngày càng quý hiếm nên thương lái săn lùng được có thể bán giá lên đến hàng tỷ đồng, tùy thuộc vào cân nặng của cá.
“Lộc trời”
Người Trung Quốc quan niệm rằng, ăn cá sủ vàng sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Người Nhật Bản và Việt Nam thì gọi đây là “lộc trời”.
Thịt cá sủ vàng có mùi vị thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ gan thận. Phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh ăn cá sủ vàng sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu.
Loại cá này chứa nhiều protein, axit béo vitamin B, selen, kali và kẽm, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện thị lực, chữa trị một số bệnh về tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và chống ung thư.
Đặc biệt, các nhà khoa học khuyến khích sử dụng các loại cá giàu omega-3 như cá sủ vàng để duy trì chức năng não bộ.
Cá sủ vàng được xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới
Cá sủ vàng, kết hợp với các loại rau củ và gia vị, tạo thành những món ăn tuyệt vời mang tới những lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe. Không ngạc nhiên khi các món ăn độc đáo từ cá sủ vàng lọt top 10 món ăn ưa thích nhất của người Hồng Kông (Trung Quốc) và được xếp vào hàng đắt nhất thế giới.
Video đang HOT
Ngoài thịt cá được dùng để chế biến món ăn, vẩy cá sủ vàng rất cứng nên được dùng để chế tạo những miếng gảy đàn cho người chơi đàn, bán sang Nhật Bản hay châu Âu.
Bộ phận quý như vàng
Trong cá sủ vàng có một bộ phận được xem là quý nhất và được ví ngang với vàng, đó là “bóng cá”.
Theo truyền thông Trung Quốc, vào năm 1983, ông Lâm Đức Hoa, một ngư dân ở thôn Đồng Chiếu thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) tình cờ bắt được hai con cá sủ vàng. Do yêu thích món ăn từ bóng cá phơi khô nên ông quyết định đem về nhà chế biến.
Sau khi mổ cá, làm sạch bóng và ngâm muối cẩn thận, ông Lâm đem chúng đi phơi. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì ông lại quên bẵng mất món bóng cá cho tới tận… 38 năm sau.
Thật kỳ lạ, khi được tìm thấy thì số bóng cá phơi khô không bị hỏng mà trở nên khô cứng, chuyển sang màu vàng phổ phách rất đẹp mắt, không có dấu hiệu nấm mốc. Mỗi miếng bóng cá dài khoảng 50cm, rộng 15cm và nặng 500g.
Có người trả giá tới 1,7 tỷ đồng để mua bóng cá sủ vàng.
Ông Lâm đã nhờ con trai mình chụp lại ảnh của hai chiếc bong bóng cá rồi đăng lên mạng, nào ngờ, rất nhiều người đua nhau gọi tới hỏi mua. Có người ra giá tới 500.000 NDT (hơn 1,7 tỷ đồng).
Bóng cá sủ vàng phơi khô được cho là có giá trị dinh dưỡng ngang với nhân sâm, tổ yến. Trong bóng cá sủ vàng, cứ 500g thì chứa 442g đạm, được cho là có tác dụng đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược.
Đặc biệt, người Trung Quốc còn sử dụng bong bóng cá trong một số phương thuốc bí truyền khiến giá trị của nó tăng lên một cách chóng mặt.
Trên thị trường, 1kg bong bóng cá sủ vàng tươi có giá từ 45.000 – 55.000 USD (tương đương 1-1,3 tỷ đồng). Cá sủ vàng nặng từ 40-50kg thì bóng cá sẽ rơi vào khoảng 1kg tươi.
Bóng cá sủ vàng còn được dùng làm chỉ khâu tự tiêu trong phẫu thuật. Loại chỉ này không gây tổn thương đối với mô, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Loài cá cần bảo tồn
Cá sủ vàng mang tới giá trị kinh tế cao nhưng đang dần biến mất nên cần được bảo tồn. Một số chuyên gia cho biết, tâm lý khẳng định mình có thể ăn, sở hữu hàng độc của một số người mới là nguyên nhân chủ yếu thổi giá thị trường loài cá này lên cao.
Việc bảo tồn nguồn gen và nhân nuôi cá sủ vàng khá khó khăn do cá sủ vàng rất đắt, cần có kinh phí lớn mới gom đủ số lượng cá thể nhất định để cho sinh sản nhân tạo. Malaysia đã lập một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn cá sủ vàng, song nước này không phải là nơi sinh cư để cá sinh sản nên rất khó thực hiện.
Do đó trước mắt, để hướng đến nghiên cứu và bảo tồn cá sủ vàng thì cần giảm thiểu việc khai thác quá mức và mua bán các sản phẩm từ loài cá này trên thị trường.
Vẻ ngoài lạ lẫm của loại cá bị đưa vào sách đỏ
Do có bề ngoài khá 'độc' và đẹp, cá hải long cỏ được rất nhiều yêu cá cảnh săn làm cá cảnh.
Chính vì sự suy giảm đáng kể ở môi trường tự nhiên, nó được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa vào sách đỏ năm 2006.
Cá hải long cỏ (cá rồng biển thân cỏ) có tên khoa học là Phyllopteryx Teniolatus, là một loài cá thuộc họ cá chìa vôi. Đây là loài duy nhất của chi Phyllopteryx. Do có vẻ ngoài độc lạ, rất nhiều người săn làm cá cảnh. Chính vì sự suy giảm đáng kể ở môi trường tự nhiên, nó được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa vào sách đỏ năm 2006.
Hải long cỏ là biểu tượng hải dương của bang Victoria (Australia). Loài này thường gặp ở bờ biển phía Nam của Australia. Chúng thường sinh sống ở vùng nước ven biển xuống ít nhất sâu 50m. Nó gắn liền với các rạn đá, giường rong biển, đồng cỏ cỏ biển và các cấu trúc thuộc địa của rong biển.
Con trưởng thành có màu hơi đỏ, với các mảng vàng và tía. Chúng có phần phụ như chiếc lá giúp ngụy trang và một số gai ngắn để tự vệ. Con đực có thân hẹp hơn và màu tối hơn con cái. Hải long cỏ có một vây lưng dài dọc theo lưng và vây ngực nhỏ ở hai bên cổ giúp cho chúng giữ được thăng bằng. Loài cá này có thân dài 45cm.
Thức ăn của cá hải long cỏ là động vật giáp xác và các động vật phù du. Cũng giống như cá ngựa, con đực sẽ chịu trách nhiệm ấp trứng. Tới thời kỳ sinh sản, con cái đẻ khoảng 120 trứng vào các bề mặt đuôi con đực. Những quả trứng này được con đực thụ tinh và mang nơi mình khoảng 1 tháng sẽ nở. Đáng chú ý, cá hải long có không có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
Lý giải bí ẩn loài vật duy nhất cứ 'ân ái' là Trái đất rung chuyển Theo một nghiên cứu nhiều thập kỷ của các nhà khoa học cho thấy, mỗi khi cá hồi làm chuyện ấy có thể khiến một vùng rộng lớn bị ảnh hưởng. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ ĐH Idaho và Indiana, được đăng trên tạp chí Geomorphology. Nghiên cưúchỉ ra rằng, mọi chuyện bắt nguồn khi đến mùa...