Việt Nam có đối mặt với “miễn dịch cộng đồng”?
Là người trực tiếp điều trị và điều trị thành công 2 ca nhiễm virus corona (Covid-19) đầu tiên của Việt Nam, TS. BS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM nhận định, nếu ý thức người dân không tốt, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ miễn dịch cộng đồng.
TS.BS Lê Quốc Hùng.
Những ngày qua, không ít chuyên gia lên tiếng phản đối về việc một cố vấn cao cấp chính phủ Anh tuyên bố có thể áp dụng chiến lược “miễn dịch cộng đồng” trong việc chống đại dịch virus corona (Covid-19). Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, trước tiên, hãy hiểu rõ thế nào là miễn dịch cộng đồng.
Xét về khía cạnh cá nhân, khi một người bị nhiễm bệnh, virus sẽ xâm nhập, phát triển, tấn công cơ thể người bệnh và kết quả sẽ có 2 tình huống xảy ra. Tình huống thứ nhất, người bệnh có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch bình thường thì sau một khoảng thời gian, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống lại virus. Kết quả, virus dần bị tiêu diệt và bệnh nhân khỏi bệnh. Khi đó cơ thể người bệnh này sẽ tồn tại một lượng kháng thể sẵn sàng chống lại virus gây bệnh nếu nó tái xâm nhập.
Tình huống thứ hai, người bệnh già yếu, có bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy thận mãn… bị suy giảm miễn dịch, do vậy không có khả năng tự chống chọi với sự tấn công của virus dẫn đến những biến chứng nặng, thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Có những điểm giống và khác nhau giữa 2 tình huống trên. Giống là cả hai đều có một khoảng thời gian virus “tung tăng” phát triển trong cơ thể người bệnh, đồng thời phát tán ra ngoài, gây bệnh cho người khác. Còn điểm khác nhau là người yếu sẽ có thời gian truyền bệnh lâu hơn (có thể kéo dài tới khi chết), trong khi người khỏe sẽ hết lây truyền cho người khác khi khỏi bệnh.
Xét về khía cạnh cộng đồng, khi một người đã có kháng thể bị virus xâm nhập, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngay lập tức “chiến đấu” với virus để tiêu diệt nó và kết quả là virus không có cơ hội để lây lan bệnh cho người khác. Còn người chưa có kháng thể sẽ có thể bị mắc bệnh và phát tán bệnh cho người khác, kết quả là dòng virus gây bệnh sẽ có cơ hội sống lâu hơn và truyền bệnh cho nhiều người hơn. Như vậy, nếu trong một cộng đồng có đại đa số người có kháng thể chống lại một loại virus gây bệnh nào đó, thì mỗi khi virus đó xuất hiện trở lại sẽ dễ dàng bị tiêu diệt, khó có thể lan rộng và từ đó dịch bệnh sẽ không hình thành hoặc chỉ là những dịch nhỏ, dễ dàng bị dập tắt. Đây chính là hiện tượng “miễn dịch cộng đồng”.
Trước thắc mắc nếu miễn dịch cộng đồng có tác dụng ngăn ngừa dịch bệnh như vậy thì người Anh áp dụng trong cuộc chiến với virus corona (Covid- 9) là đúng, BS Hùng khẳng định điều này không đúng, vì miễn dịch cộng đồng có hai loại: chủ động và thụ động. Miễn dịch chủ động có nghĩa là người ta dùng vaccine để chủng ngừa cho cộng đồng trước khi bệnh dịch xảy ra. Sau khi dùng vaccine, cơ thể người dùng sẽ bị kích thích tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Vai trò của vaccine được ví như những bài tập cho người lính rèn luyện kỹ năng chiến đấu trước khi bước vào trận chiến. Còn miễn dịch thụ động là người có kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh sau khi mắc bệnh thực sự. Cũng có thể lấy hình ảnh minh họa là người lính vào trận chiến mà chưa được huấn luyện, kỹ năng chiến đấu của họ có được sau khi may mắn không chết trong trận chiến đó. Như vậy, cùng là miễn dịch cộng đồng nhưng để có miễn dịch cộng đồng dạng thụ động, chúng ta có thể phải trả giá rất đắt, thậm chí là bằng chính mạng sống của người bệnh.
BS Hùng cho biết, tại Anh, vì chưa có vaccine phòng virus corona (Covid-19), muốn có miễn dịch cộng đồng, người ta bắt buộc phải dùng biện pháp thụ động, có nghĩa là để cho virus corona tự do hoành hành, người dân sẽ phải đồng loạt mắc bệnh. Theo tính toán thống kê, trong vụ dịch này, trung bình một người bệnh sẽ lây truyền cho 3 người khác, từ đó để đạt được miễn dịch cộng đồng có tác dụng bảo vệ, cần tối thiểu 60% người dân trong cộng đồng mắc bệnh. Cụ thể, nước Anh có 68 triệu dân thì cần có tối thiểu 41 triệu người phải mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân nặng cần chăm sóc y tế và tỷ lệ tử vong trung bình của dịch bệnh này lần lượt là 20% và 2-3%, như vậy có ít nhất 8 triệu người phải nhập viện và có thể có tới hơn 800.000 người tử vong. Tuy nhiên, số ca tử vong này còn thay đổi tùy thuộc vào thời điểm nhập viện và khả năng chăm sóc của y tế Anh quốc. Nếu số bệnh nhân nặng cùng nhập viện trong khoảng thời gian ngắn, chắc chắn tỷ lệ tử vong sẽ tăng vọt.
Nhận định về tình hình dịch tại Việt Nam, theo BS Hùng, mặc dù tổng số bệnh nhân còn ít và số lượng ca mới phát hiện hàng ngày mới chỉ giới hạn ở một con số, nhưng đã thấy chi phí rất lớn và công sức của bao nhiêu người, bao ban ngành trong cuộc chiến với dịch bệnh tại Việt Nam hiện nay.
“Hãy tưởng tượng tại Anh (hay một số nước châu Âu khác), con số ca bệnh mới phát hiện mỗi ngày tăng lên 3 hay 4 con số thì làm sao có thể thực hiện triệt để việc phát hiện người tiếp xúc, khoanh vùng, cách ly… như chúng ta đang làm. Không làm được như Việt Nam thì chỉ còn cách tập trung năng lực cứu chữa những ca bệnh nặng để giảm tỷ lệ tử vong. Và đấy có thể là lý do chính yếu đi tới quyết định áp dụng miễn dịch toàn dân thụ động của Anh quốc”, BS. Hùng chia sẻ.
Theo BS.Hùng, chúng ta đang duy trì được “thời gian vàng” chống dịch. Tổng số bệnh nhân và số bệnh nhân mới mắc còn ít, chưa có bệnh nhân tử vong do bệnh dịch. Nhưng chỉ cần vài người không có ý thức vì cộng đồng, trốn tránh cách ly, khai báo không trung thực, không tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh… thì hậu quả sẽ khó lường. Khi số bệnh nhân mới tăng lên 2-3 con số, nguy cơ giống như các nước tâm dịch châu Âu có lẽ là điều không tránh khỏi.
“Sự thành công trong công cuộc phòng chống dịch bệnh không phải chỉ phụ thuộc vào chiến lược đúng đắn của Nhà nước, mà còn phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ, hành động của mỗi người dân. Lúc này, bảo vệ mọi người là bảo vệ chính mình”, BS Hùng khuyến cáo.
Theo danviet.vn
Bắc Giang thành lập bệnh viện dã chiến ứng phó Covid - 19
UBND tỉnh Bắc Giang quyết định thành lập bệnh viện dã chiến để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Covid -19 diễn biến phức tạp.
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang trở thành Bệnh viện dã chiến phòng chống Covid - 19
Ông Trần Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang (người phát ngôn của tỉnh Bắc Giang về phòng chống dịch bệnh) cho biết, UBND tỉnh Bắc Giang vừa có quyết địch thành lập Bệnh viện dã chiến nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc phòng chống dịch bệnh do virus Covid - 19 gây ra.
Theo đó, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang trở thành Bệnh viện dã chiến số 1 của tỉnh này. Bệnh viện dã chiến số 1 thực hiện thu dung, khám, điều trị và theo dõi bệnh nhân nghi ngờ nhiễm và bệnh nhân nhiễm virus Covid-19.
Dự kiến, Bệnh viện dã chiến có khoảng 200 giường bệnh và có đầy đủ các bộ phận liên quan, như bộ phận tiếp đón bệnh nhân, nơi điều trị bệnh nhân, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, cấp phát thuốc, nhà ăn... để đảm bảo tốt nhất việc điều trị trong trường hợp xuất hiện bệnh nhân nhiễm virus Covid - 19.
Về nhân lực của Bệnh viện dã chiến số 1, trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh, UBND tỉnh Bắc Giang bổ nhiệm tạm thời Giám đốc Bệnh viện Nội tiết làm Giám đốc Bệnh viện dã chiến này. Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm điều động, trưng tập bảo đảm đầy đủ nhân lực tham gia thực hiện nhiệm vụ tại đây.
Ông Sinh cho biết thêm, ngoài Bệnh viện Nội tiết, tỉnh Bắc Giang dự kiến sử dụng một số bệnh viện khác, kể cả bệnh viện tư nhân trong tỉnh này để làm Bệnh viện dã chiến trong trường hợp cần thiết khi dịch bệnh diễn biến xấu.
Cũng theo ông Sinh, tính đến ngày 14/3, tỉnh Bắc Giang có 58 người nghi nhiễm virus Covid - 19 đang được cách ly và điều trị tại các cơ sở y tế. 129 người cách ly tập trung, trong đó có 79 người Trung Quốc, còn lại là người Việt Nam.
NGUYỄN THẮNG (Tiền phong)
Cố vấn Anh: 60% dân số Anh mắc COVID-19 sẽ tạo 'miễn dịch cộng đồng' Trưởng cố vấn khoa học chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance nói rằng sẽ cần khoảng 60% dân số Anh nhiễm virus corona chủng mới để tạo được "miễn dịch cộng đồng". Trưởng cố vấn khoa học chính phủ Anh, ông Patrick Vallance - Ảnh chụp màn hình Sky News Đài Sky News ngày 13-3 dẫn lời trưởng cố vấn khoa học...