Việt Nam có địa hình đa dạng, khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch thể thao
Đó là đánh giá của các đại biểu tại hội thảo “Giải pháp phát triển du lịch gắn với các sự kiện thể thao tại Việt Nam” do Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức ngày 18-10 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các đơn vị lữ hành, du lịch.
Hội thảo này nằm trong khuôn khổ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2018-2019 của Tổng cục Du lịch với chủ đề “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với các sự kiện thể thao tại Việt Nam”.
Sapa tỉnh Lào Cai
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: Du lịch thể thao đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng của du lịch toàn cầu. Các sự kiện thể thao thu hút đông đảo khách du lịch tới các địa điểm tổ chức, tạo ra tác động lớn cả về kinh tế và xã hội.
Du lịch thể thao trên phạm vi toàn cầu đang tăng trưởng nhanh gấp 2 lần mức tăng trưởng của du lịch nói chung. Nhân hội nghị quốc tế về du lịch và thể thao tại Đà Nẵng (2016), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã ra Tuyên bố Đà Nẵng về “Thúc đẩy du lịch và thể thao vì sự phát triển bền vững”. Du lịch sức khỏe và du lịch thể thao cũng là 2 chủ đề được trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn kinh tế du lịch thế giới vừa qua. Do đó, có thể thấy du lịch thể thao được xác định là xu hướng phát triển du lịch mới trong tương lai…
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Đỗ Cẩm Thơ, Phó Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch Tài chính, Tổng cục Du lịch, chủ nhiệm đề tài: Việt Nam là đất nước có nhiều dạng địa hình phong phú, đa dạng, khí hậu khá thuận lợi để tổ chức hoạt động thể thao, trong đó nhiều loại hình thể thao có thể tổ chức thành sự kiện thu hút khách du lịch.
Vùng núi cao khu vực Đông và Tây Bắc có dạng địa hình phức tạp, đa dạng với đỉnh và dãy núi cao trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn, hẻm vực với cảnh quan hùng vĩ tạo ra nhiều tiềm năng cho các hoạt động du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm. Các đỉnh cao hiện nay đã tổ chức hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm gắn với đi bộ leo núi như đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa – Trạm Tấu 2.865m (Sơn La).
Những đường đèo ngoạn mục như đèo Mã Pì Lèng, dốc Chín Khoanh, khúc cua chữ M (Hà Giang); đèo Pha Đin cũ (Lai Châu); đèo Khâu Phạ (Yên Bái); đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai) có thể tổ chức các giải chạy bộ, đua xe đạp địa hình. Đặc biệt, cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu với hệ thống núi đá vôi và những dạng địa hình đầy hiểm trở luôn thu hút khách du lịch có lòng can đảm, muốn khám phá, trải nghiệm…
Mù Căng Chải (Yên Bái)
Nhiều điểm cảnh quan gắn với địa hình đồi núi và thung lũng có thể tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm (lượn dù, vượt thác) như bay dù lượn ở Chí Đạo, Lạc Sơn (Hòa Bình); Chiềng Hặc, Yên Châu (Sơn La); Cao Phạ, Mù Căng Chải (Yên Bái); Ô Quý Hồ, Sa Pa (Lào Cai); Mia Xu, Mèo Vạc (Hà Giang); bơi thuyền ngược sông Nho Quế, Mèo Vạc (Hà Giang). Hoạt động bay khinh khí cầu cũng có thể nghiên cứu tổ chức ở những thung lũng có cảnh quan đẹp.
Video đang HOT
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi chằng chịt nhưng không có độ dốc lớn, không tạo thành các ghềnh thác, chủ yếu phù hợp với các loại hình đua thuyền, chèo thuyền, đua ghe. Thực tế đã có nhiều sự kiện thể thao truyền thống được tổ chức như lễ hội đua ghe Ngo…
Với chiều dài hơn 3.260 km đường bờ biển có chất lượng tốt, Việt Nam đảm bảo khả năng khai thác phục vụ du lịch và thể thao bãi biển. Những bãi biển hiện nay được khai thác cho các hoạt động và sự kiện thể thao là Nha Trang, Bình Thuận với địa hình và độ sóng phù hợp với các loại hình lướt ván buồm, lướt ván diều, đua thuyền buồm. Các hoạt động thể thao giải trí phù hợp tổ chức ở nhiều địa điểm tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc (Kiên Giang) như các loại hình mô-tô nước, dù kéo, lặn biển…
Phú Quốc (Kiên Giang)
Bên cạnh các tiềm năng về tự nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cả về thể thao và du lịch liên tục được hoàn thiện. Nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng những khu liên hợp thể thao, cung thể thao. Hệ thống các sân golf, sân quần vợt, sân bóng được đẩy mạnh phát triển ở nhiều địa phương.
Để đảm bảo đăng cai tổ chức một số sự kiện lớn, nhà nước đã có nhiều chủ trương về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và tiện nghi, chủ trương huy động xã hội hóa để tổ chức các sự kiện thể thao lớn. Tiêu biểu như hiện trạng xây dựng đường đua xe công thức 1 tại Hà Nội. Nhưng so với tiềm năng và lợi thế về tự nhiên, các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như điều kiện, hệ thống dịch vụ cần thiết khác để tổ chức các sự kiện thể thao thường xuyên và gắn với thu hút du lịch vẫn còn rất hạn chế.
THANH GIANG
Theo cadn.com.vn/news
Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận nào?
Vẻ đẹp của Hà Giang được ví như 'sơn thủy hữu tình', với rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng hút hồn biết bao nhiêu du khách đặt chân tới đây.
1. Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?
Cao nguyên đá Đồng Văn
Công viên địa chất non nước Cao Bằng
Công viên địa chất Langkawi
Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và thứ hai Đông Nam Á năm 2010. Nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Giang, cao nguyên đá trải dài của 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt thấy những mỏm đá tai mèo xám ngắt, đan xen những ruộng ngô xanh rì, màu vàng của lúa vào mùa thu hoạch.
2. Cực Bắc của Tổ quốc nằm ở đâu?
Cột cờ Lũng Cú
Cột mốc A Pa Chải
Mũi Điện
Cột cờ Lũng Cú là điểm cực Bắc của Tổ quốc, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trải qua nhiều năm, nơi cắm lá cờ từ địa đầu Tổ quốc luôn luôn thu hút tất cả dấu chân của mỗi người dân đất Việt khi có dịp ghé thăm Hà Giang. Chinh phục gần 400 bậc đá, bức tranh thiên nhiên dần hiện ra với cảnh núi non trùng điệp, ruộng bậc thang mềm mại như những dải lụa, đều tăm tắp.
3. Con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang với mấy huyện vùng cao?
3 huyện
4 huyện
5 huyện
Hạnh Phúc là con đường huyền thoại nối liền thành phố Hà Giang với 4 huyện vùng cao núi đá phía bắc. Con đường được xây dựng từ năm 1959. Cái tên ngọt ngào xuất phát từ ý nghĩa nhân văn lớn lao: Để xóa đói giảm nghèo, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho những người dân vùng cao. Nếu như một lần được ngồi trên chiếc xe máy, phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn cảnh đất trời rộng lớn với những con đường ngoằn ngoèo, bạn sẽ có những trải nghiệm thực sự đáng nhớ ở vùng đất này.
4. Một trong "tứ đại đỉnh đèo" ở Hà Giang tên là gì?
Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Pha Đin
Đèo Mã Pí Lèng
Đèo Mã Pí Lèng nằm trên cung đường Hạnh Phúc, thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Mèo Vạc, Hà Giang. Đây là một trong những địa điểm check-in chưa bao giờ hết hot của giới trẻ, đặc biệt là hội mê phượt. Chính sự hiểm trở lại càng kích thích tinh thần khám phá, chinh phục của những phượt thủ. Đèo Mã Pí Lèng đòi hỏi bạn có tay lái chắc chắn, tự tin và bản lĩnh. Từ trên đỉnh đèo, vẻ đẹp Hà Giang hiện ra trọn vẹn những khúc cua uốn lượn như nét vẽ kì công của con người. Đặc biệt hơn nữa, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến sự huyền ảo của dòng sông Nho Quế hững hờ trôi giữa đất trời, được bao bọc bởi bốn bề núi non.
5. Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận nào của Hà Giang?
Xã Lũng Cú
Xã Tả Phìn
Xã Sà Phìn
Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Dòng sông được tạo hóa khéo léo kiến tạo lên với dáng hình và màu sắc đẹp bậc nhất ở Việt Nam. "Dải lụa xanh" mang vẻ đẹp nao lòng, với những đường cong uốn lượn ôm sát 2 bên vách núi, có khi hững hờ trôi với những làn sương mỏng. Sẽ thật tuyệt vời nếu như bạn được trải nghiệm cảm giác chèo thuyền trên sông Nho Quế, ngắm nhìn đất trời bao la, những vách núi dựng đứng và chạm tay vào làn nước trong xanh.
6. Nơi đâu được coi là Đà Lạt của Hà Giang?
Rừng thông Yên Minh
Rừng thông Bản Áng
Rừng thông Bồ Bồ
Rừng thông Yên Minh được ví như một "Đà Lạt thu nhỏ" của Hà Giang. Từ đây, bạn tha hồ chụp ảnh với đồi thông, với những mái dạ nhà dân, những em bé vùng cao. Vươn vai hít thật sâu cho căng lồng ngực mùi hương của núi rừng, cảm giác như tỉnh táo và khoan khoái sau một chặng đường dài. Sau khi khám phá rừng thông, bạn có thể đi tới Cổng trời Quản Bạ, Núi đôi Cô Tiên, bản Du Già,...trên cùng một cung đường.
7. Dinh thự vua Mèo có tên gọi khác là gì?
Dinh thự họ Vương
Nhà Vương
Cả hai đáp án trên đúng
Dinh thự vua Mèo có tên gọi khác là Dinh thự họ Vương hoặc Nhà Vương, tọa lạc ở thung lung xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Dinh thự chứa đựng muôn vàn những câu chuyện kể về thời vua Mèo, huyền thoại miền sơn cước. Mang trong mình kiến trúc đặc sắc giữa thung lũng heo hút, Dinh thự mang một vẻ đẹp trầm lắng, cổ kính, vẫn giữ được những nét xưa cũ qua bao năm tháng.
Theo Zing
Đã mắt với vùng địa linh có tứ đại đỉnh đèo đẹp chất ngất ở Việt Nam Hà Giang không những là vùng đất dành cho những người hay đi, thích khám phá mà còn là vùng đất dành cho những người mộng mơ. Hãy đến Hà Giang và cảm nhận sự choáng ngợp trước vẻ đẹp khác lạ hữu tình của núi, rừng và sông suối, cỏ cây hoa lá. Mã Pí Lèng nơi được coi là một trong...